Nếu Apple Watch hỗ trợ Android, Apple có để thống lĩnh toàn bộ thị trường đồng hồ thông minh
Trở lại thời điểm ra mắt Apple Watch lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2015, tuyên bố của Apple về một sản phẩm smartwatch chỉ tương thích độc quyền với iPhone khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia công nghệ cho rằng thiết bị này sẽ có doanh số khá khiêm tốn.
Tuy nhiên, nhờ vào sức mạnh của thương hiệu Táo Cắn Dở mà Apple Watch đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đồng hồ thông minh mà trước đây là sân chơi của các hãng như Fitbit.
Mỗi thế hệ mới được giới thiệu ra thị trường đều đưa Apple Watch lên một tầm cao mới, không chỉ về phần cứng hay thiết kế, mà còn là doanh số. Doanh số của Apple Watch hiện nay không chỉ vượt qua các đối thủ khác mà còn giữ cách biệt đáng kể.
Những số liệu từ Strategy Analytics sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ nét hơn về sự thống trị của Apple Watch trên thị trường.
Năm 2018, Apple bán ra tổng cộng 22,5 triệu đồng hồ thông minh. Trong khi đó Fitbit, có doanh số xếp sau Apple, chỉ đạt con số 5,5 triệu và Samsung xếp thứ ba bảng xêp hạng với 5,3 triệu sản phẩm bán ra.
Những con số cho thấy Apple chiếm hơn 50% thị trường đồng hồ thông minh trong năm trước, trong khi Fitbit theo sau ở khoảng cách rất xa, chỉ 12,2%.
Những dự báo cho rằng trong năm nay có khả năng Apple Watch sẽ vượt qua con số của năm trước và xác lập một kỷ lục mới. Doanh số của Apple Watch trong quý 2 năm 2019 đạt 5,7 triệu thiết bị, tăng hơn 3,8 triệu so với cùng kỳ năm trước.
Rõ ràng Apple đã thống trị trường đồng hồ thông minh và không gì có thể ngăn Apple Watch tiếp tục phát triển.
Vậy sao Apple phải có một thiết bị Apple Watch cho riêng Android khi mọi thứ đang quá tốt? Tại sao Apple lại cần phải mang thiết bị của mình lên nền tảng là đối thủ cạnh tranh với iOS? Và đây là những lý do Apple Watch không nên là sản phẩm chỉ dành cho iPhone.
“Đối thủ của Apple Watch là chính nó”
Trong thời gian tới, dù doanh số Apple Watch sẽ tiếp tục tăng, nhưng việc bị giới hạn ở một nền tảng duy nhất đồng nghĩa với việc sớm muộn gì Apple Watch cũng sẽ đạt đến doanh số kịch trần. Giả sử như tất cả người dùng iPhone đều mua Apple Watch, và sẽ có một thời điểm như vậy, doanh số của Apple Watch sẽ tụt dốc không phanh và chỉ có thể bán ra khi người dùng có nhu cầu nâng cấp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự bão hòa thị trường không phải là mối quan tâm duy nhất vì sớm hay muộn, dù số lượng người dùng thực tế là bao nhiêu, thì điều này vẫn sẽ xảy ra.
Apple Watch cho Android không chỉ giúp Apple khám phá một thị trường mới mà còn chiếm lĩnh nó
Thị trường đồng hồ thông minh cho hệ sinh thái Android tồi tàn đến mức gần như khó có thể tìm được một thiết bị chạy Wear OS xứng đáng với đồng tiền bỏ ra. Đa số các thiết bị đồng hồ thông minh chạy hệ điều hành của Google đều gặp phải vấn đề về thời lượng pin, thiếu ứng dụng và không có tính năng theo dõi các hoạt động thể dục thể thao như trên Apple Watch, đó là chưa kể đến chất lượng thiết kế.
Tuy không quá ngạc nhiên nhưng bản thân Google dường như tỏ ra không quan tâm nhiều đến Wear OS. Google đã “hại chết” quá nhiều dự án và đóng băng số còn lại, và ví dụ điển hình nhất là Android Auto và Wear OS. Dù gần đây nền tảng này đã có một bản cập nhật lớn nhưng Wear OS vẫn là “con ghẻ” của Google.
Nhiều công ty đã phải vật lộn với Wear OS, bao gồm cả Fossil và Mobvoi, do không còn sự thay thế nào khác và việc xây dựng một hệ điều hành mới tốn quá nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Samsung đã phát triển hệ điều hành Tizen, nhưng thời gian và tiền bạc hầu như không bao giờ là vấn đề của công ty xứ kim chi này.
Apple không phát triển Apple Watch cho Android chỉ để vượt khỏi doanh số từ iPhone, mà chính vì Google dường như không có khả năng cung cấp một mô hình tương xứng với nền tảng của mình.
“Google gần như muốn một thiết bị Apple Watch cho Android”
Mang Apple Watch sang nền tảng Android sẽ là một bước tiến lớn của Apple, đơn giản chỉ vì người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác. Đồng thời, nó có thể được sử dụng như một thiết bị thử nghiệm trước khi có ý định chuyển sang iPhone để sử dụng những tính năng sâu hơn trong hệ sinh thái iOS.
Từ góc độ kỹ thuật, điều này hoàn toàn có thể làm được, một phiên bản ứng dụng Apple Watch trên Android có thể giải quyết mọi thứ. Apple cũng có thể giới hạn một số tính năng trên hệ điều hành Android nhằm khuyến khích người dùng chuyển sang iPhone, tương tự như Samsung đã làm với Samsung Gear trên iOS.
Mặt khác, Apple Watch cho Android cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Dù sớm hay muộn, một công ty nào đó sẽ cho ra mắt một chiếc đồng hồ thông minh mạnh mẽ dành cho hệ điều hành Android, do vậy Apple cần sớm gia nhập vào hệ sinh thái Android khi còn vô chủ.
Một bằng chứng sống cho việc tham gia thị trường quá chậm không ai khác chính là BlackBerry. Đã có một thời gian khi ứng dụng BBM hay BlackBerry Messenger trở thành dịch vụ nhắn tin tốt nhất. Hạn chế lớn nhất của nó là chỉ hỗ trợ trong thiết bị BlackBerry và công ty này quá “cứng đầu” để hiểu rằng việc triển khai nó trên những nền tảng khác là cần thiết để phát triển dài hạn. Và khi nhận ra điều này thì đã quá trễ, WhatsApp đã xuất hiện và phát triển quá lớn mạnh để BBM có có hội chen chân vào Android và iOS.
Đây là điều Apple cần phải cân nhắc khi từ chối mở rộng Apple Watch ra khỏi hệ sinh thái của mình. Apple đang có một cơ hội lớn để thâu tóm một thị trường đang thiếu những sự lựa chọn tốt. Và nếu không tiến hành sớm, sẽ có người khác chiếm lấy nó và Apple chỉ còn có thể mơ về những ngày mà họ đã từng có thể thống trị toàn bộ thị trường đồng hồ thông minh.
Theo VN Review
Harmony OS không đơn giản là kế hoạch dự phòng, mà còn có thể thành công như Android vì lý do này
Hệ điều hành Harmony OS do Huawei tự phát triển vẫn được coi là một kế hoạch dự phòng, nhằm thay thế cho Android trong trường hợp nhà sản xuất Trung Quốc không thể hợp tác với Google nữa.
Và tất nhiên, kế hoạch dự phòng thì thường không thể so sánh được với bản chính, vì vậy mà Harmony OS vẫn luôn bị đánh giá thấp hơn Android.
Tuy nhiên sau khi ra mắt, Huawei đã cho thấy rằng Harmony OS không chỉ là một hệ điều hành dành cho smartphone, mà đây còn là một hệ sinh thái rộng lớn. Từ máy tính bảng cho đến các thiết bị đeo thông minh, TV hay Internet of Things cũng đều có thể sử dụng hệ điều hành này.
Tất cả những kẻ thách thức Android đều chết
Đã có khá nhiều hệ điều hành được phát triển bởi những gã khổng lồ công nghệ, nhằm mục đích thay thế sự thống trị của Android nhưng đều thất bại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại đó, như trải nghiệm không thực sự thoải mái, thiếu ứng dụng hấp dẫn, hệ sinh thái nghèo nàn hay chỉ đơn giản là người dùng đã quá quen thuộc với Android.
Trong những lý do đó, yếu tố quan trọng nhất có lẽ là việc phát triển những ứng dụng thật sự hấp dẫn và có thể lôi kéo người dùng. Tuy nhiên để có được thật nhiều những ứng dụng hấp dẫn, nền tảng đó phải có một số lượng người đủ lớn để thu hút được các nhà phát triển. Đó cũng chính là cái vòng luẩn quẩn khiến cho Windows Phone thất bại.
Tuy nhiên, Harmony OS của Huawei lại có một lợi thế vô cùng lớn để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn trên và hướng tới thành công không thua kém gì gã khổng lồ Android. Và lợi thế đó chính là sân nhà Trung Quốc.
Harmony OS của Huawei khác với Tizen của Samsung vì có sân nhà Trung Quốc
Hệ điều hành Tizen của Samsung hướng tới thị trường toàn cầu, và đó là sân chơi cạnh tranh trực tiếp với Android của Google. Chính điều đó đã khiến Tizen thất bại. Tuy nhiên, Harmony OS của Huawei không cần phải cạnh tranh trực tiếp với Android trên toàn cầu, mà chỉ cần cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, nơi Huawei có rất nhiều lợi thế.
Theo số liệu từ Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), Huawei đã xuất xưởng 36,3 triệu điện thoại thông minh tại Trung Quốc trong quý II. Đó là một con số không hề nhỏ, và là nền tảng đủ hấp dẫn để thu hút các nhà phát triển ứng dụng tại Trung Quốc.
Điều đó đồng nghĩa với việc Huawei có thể giải quyết được rắc rối lớn về việc tạo ra những ứng dụng đủ hấp dẫn cho nền tảng của mình. Và người dùng Trung Quốc có một sự ủng hộ rất lớn đối với các sản phẩm được phát triển trong nước, do đó họ sẽ không ngần ngại chuyển từ Android sang Harmony OS.
Dẫu sao cũng có rất nhiều ứng dụng và dịch vụ của Google không hoạt động được tại Trung Quốc. Do đó việc thay đổi hệ điều hành sẽ không ảnh hưởng nhiều tới trải nghiệm của người dùng, khác với các thị trường bên ngoài Trung Quốc.
Huawei không chỉ phát triển một hệ điều hành, mà là cả một hệ sinh thái
Harmony OS không chỉ là hệ điều hành dành cho smartphone, mà nó còn có thể được sử dụng trên tablet, smartwatch, thiết bị đeo thông minh, xe hơi và các thiết bị Internet of Things khác. Vì vậy đây chính là một hệ sinh thái để có thể níu kéo người dùng.
Cũng giống như Apple xây dựng hệ sinh thái xung quanh iOS, khách hàng đã mua iPhone thường sẽ sử dụng iPad, MacBook, Apple Watch hay AirPods. Và chắc chắn bạn sẽ muốn sử dụng một chiếc smartphone Huawei cài Harmony OS để điều khiển tất cả các thiết bị thông minh trong cùng hệ sinh thái này.
Bên cạnh đó, Huawei có thể tối đa hóa hiệu năng với những con chip tự sản xuất. Huawei sở hữu một đơn vị chuyên sản xuất chip là HiSilicon và những con chip Kirin 980 mới cũng được đánh giá khá cao, ngang hàng với Qualcomm hay Samsung. Việc tự phát triển một hệ điều hành riêng cho phép Huawei tùy đồng bộ được phần cứng và phần mềm, giúp đạt hiệu năng cao nhất.
Về cơ bản, Huawei có đủ tiềm lực để phát triển một hệ điều hành riêng cho thị trường Trung Quốc, tận dụng sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước để phát triển một hệ sinh thái rộng lớn và đủ sức thu hút các nhà phát triển. Với tất cả những lý do đó, Huawei có lý do để tin vào sự thành công của Harmony OS, ngay cả khi đây chỉ là kế hoạch dự phòng thay thế Android.
Theo GenK
Chúc mừng sinh nhật Xiaomi: 9 năm và những đóng góp to lớn trên thị trường Android Trong chưa đến một thập kỷ, Xiaomi đã tạo dựng tên tuổi khổng lồ trên thị trường smartphone. Tập toàn Xiaomi được thành lập vào ngày 6 tháng 4 năm 2010 tại Bắc Kinh, Trung Quốc . Xiaomi vừa trải qua sinh nhật lần thứ 9 của mình và đã đạt được rất nhiều thành công vang dội, hiện tại, Xiaomi đang là...