Netizen Trung Quốc tranh cãi kịch liệt vì phim hoạt hình chế giễu phụ nữ lại thắng giải Oscar
Ngay cả khi bộ phim “đậm đặc” yếu tố văn hóa truyền thống Trung Quốc, “Bao” – tác phẩm vừa đoạt giải phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất tại Oscar, đang là đề tài gây tranh cãi sôi nổi giữa hai phe ủng hộ và phản đối nội dung bộ phim.
Sau khi kết thúc lễ trao giải Oscar vào ngày 24/2 (giờ Mỹ), bên cạnh những khoảnh khắc gây sốt mạng xã hội như anh chàng lịch thiệp Chris Evans giang tay cho mỹ nhân Regina vịn, hay màn song ca bài hát Shallow đình đám của Lady Gaga và Bradley Cooper, những tranh cãi về lễ trao giải cũng nổ ra như mọi khi.
Trailer “Bao”
Bất ngờ nhất trong trận chiến xem ai xứng đáng hơn này lại thuộc về cư dân mạng Trung Quốc. Sau khi Bao (tựa tiếng Anh: Bảo) – tác phẩm hoạt hình ngắn đoạt giải Oscar, bộ phim do nữ đạo diễn người Canada gốc Hoa chỉ đạo đã gây nên làn sóng tranh cãi lớn tại mạng xã hội weibo. Bên dưới bài đăng chúc mừng Bao đoạt giải Oscar của Thời Báo Hoàn Cầu, một trong những tờ uy tín hàng đầu Trung Quốc, cư dân mạng đã bày tỏ sự khó hiểu lẫn phẫn nộ về việc tác phẩm phân biệt giới tính này lại đoạt giải Oscar.
Nữ đạo diễn của bộ phim – Shi Zhiyu (Thạch Chí Ngữ) nhận giải Oscar cho Em Bé Bánh Bao.
Nội dung bài đăng của Thời Báo Hoàn Châu: Xin chúc mừng! Đạo diễn phim hoạt hình gốc Trung Quốc Shi Zhiyu của Em Bé Bánh Bao đã giành giải #Oscar # Phim hoạt hình ngắn hay nhất! Thạch Chí Ngữ: “Câu chuyện này sẽ chạm đến trái tim mọi người!” Đạo diễn đã sử dụng ngôn ngữ ống kính tinh tế, cảm động, để thể hiện mối quan hệ giữa người mẹ và đứa con. Hãy cùng xem lại bộ phim về sự ấm áp phương Đông của Pixar!
Bài đăng chúc mừng Em Bé Bánh Bao trên weibo.
Bình luận khó hiểu của cư dân mạng về việc bộ phim này thắng Oscar:
Phim này rập khuôn và phân biệt đối xử với người Trung Quốc đến cùng cực. Nó cũng xúc phạm phụ nữ và tạo ra một người phụ nữ gia đình sẵn sàng bị áp bức, nhà bếp và con trai là tất cả cuộc sống. Cuối cùng lại ăn chính chiếc bánh bao đó? Nội dung ung thư như vậy có thể giành giải thưởng? Ồ, đó là người châu Á mà, đâu tính là phân biệt đối xử.
Thành thật mà nói, tác phẩm này phản ánh một phần của sự thật, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất khó chịu. Đây là một bà mẹ Trung Quốc điển hình, tác phẩm khắc họa vấn đề chung của hầu hết các bà mẹ Trung Quốc. Nhưng nội dung lại quá người lớn để trẻ con có thể hiểu được. Loại ham muốn kiểm soát này bị cả mẹ và con dằn vặt. Tôi không nghĩ có nhiều sự phân biệt đối xử trong bộ phim này, bởi vì đây là một phần của sự thật. Nhưng tóm lại, nó vẫn khiến tôi cảm thấy rất khó chịu
Mị xem phim này xong mị thấy nó ngộ ngộ.
Bên cạnh “ném đá”, cũng không có ít bình luận bảo vệ tác phẩm này:
Những người trong lòng tối nhìn thấy mọi thứ tối. Tôi chỉ thấy người mẹ có một đứa con trai độc nhất nuôi nấng khổ sở, nhưng lại chạy ra ngoài sống với vợ. Không ai chăm sóc hai người già. Năm mới lạnh lẽo và trong nhà. Hai người cha mẹ đã rất giận dữ. Cuối cùng, con trai cũng trở về nhận lỗi. Cuối cùng cả nhà lại vui vẻ hạnh phúc
Tôi không biết tại sao một số người nói rằng phim này có thành kiến và phân biệt đối xử. Bạn không được cha mẹ bảo vệ mà lớn lên như thế này sao? Bất cứ điều gì ngon đều để lại cho chúng ta, sợ con cái mình va chạm, lo chúng ta sẽ gặp những người bạn xấu. Lẽ nào bạn tự lập rồi thì sẽ cắt đứt mối quan hệ với bố mẹ sao? Nếu bạn nói rằng có thành kiến và phân biệt đối xử, tôi nghĩ bạn đã xem bộ phim ngắn này với tâm thế sẵn định kiến lẫn phân biệt đối xử.
Cảm tháy đau lòng, không biết sau này mình có lâm vào tình cảnh ấy không.
Mẹ tôi đã cho tôi xem đoạn phim này. Tôi với bà xem xong đều bật khóc. Một bộ phim vừa đáng yêu cũng vừa cảm động.
Lý giải cho việc tranh cãi của Em Bé Bánh Bao, đây là tác phẩm “đặc quánh” hơi thở Á Đông, cụ thể là thân phận nơi gác bếp của người phụ nữ Trung Quốc. Suốt ngày bà ta chỉ lẩn quẩn quanh nhà bếp, bàn ăn và đứa con trong nhà. Giữa người chồng và người vợ chẳng có mối liên hệ nào trong phim. Trong căn bếp ấy, việc nuôi dạy, cân đối sự khác biệt giữa khoảng cách của tuổi tác, thế hệ đã gây ra mâu thuẫn giữa người mẹ và người con. Tác phẩm phản ánh quá hiện thực, quá mỉa mai, nên đó là lý do nhiều người Trung Quốc cảm thấy không thoải mái với Em Bé Bánh Bao.
Vì quá “hiện thực”, tác phẩm không mấy được lòng những kẻ mộng mơ tại Trung Quốc. Cái kết người phụ nữ quyết định ăn cái bánh bao mình nuôi lớn đã gây ra không ít tranh cãi.
Theo trí thức trẻ
Xem ngay cẩm nang 8 điều cần biết trước thềm lễ trao giải Oscar 2019
Đến hẹn lại lên, một mùa Oscar mới lại đến. Với những "cú sốc" trong danh sách đề cử, lễ trao giải năm nay hứa hẹn sẽ mang đến những tình tiết vô cùng khó đoán.
Với "tuổi đời" lên tới 91, Oscar là một trong những giải thưởng điện ảnh lâu đời và danh giá bậc nhất thế giới. Bất chấp những tai tiếng và lùm xùm, tượng vàng Oscar vẫn là thứ mà hầu hết người trong giới làm phim muốn một lần chạm đến trong đời. Đây cũng là ngày hội của "mọt phim" để có thể chung vui với bộ phim mà mình yêu thích. So với lễ trao giải lần thứ 90 hồi năm ngoái, Oscar 2019 này có nhiều điểm khác biệt đáng lưu ý.
1. Sau 30 năm, mới lại có một Oscar không có người dẫn chương trình
Phong cách mở màn truyền thống của Oscar sẽ là một bài độc thoại vui nhộn, kéo dài khoảng 10 đến 15 phút và do người dẫn chương trình - một nghệ sĩ có tên tuổi thực hiện. Người này cũng sẽ đóng vai trò dẫn dắt, kết nối các tiết mục xuyên suốt thời lượng phát sóng.
Kevin Hart đưa ra lời rút lui chỉ sau khi được thông báo là host của Oscar 2019 có vài ngày.
Ban đầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) đã mời Dwayne Johnson nhưng bị từ chối vì lịch trình phim ảnh bận rộn. Sau đó, danh hài Kevin Hart là người được chọn. Nhưng tranh cãi xung quanh những phát biểu phân biệt người đồng tính của Kevin trên mạng xã hội trong quá khứ đã khiến anh tuyên bố rời bỏ công việc vừa được giao.
Vì quá gấp gáp hoặc không thể chọn ra người đủ khả năng gánh vác, Viện Hàn lâm quyết định Oscar năm nay sẽ chẳng cần người dẫn chương trình nữa. Đây không phải là lần đầu tiên Oscar thiếu vắng người dẫn dắt. Cách đây tròn 30 năm, tại Oscar năm 1989, lễ trao giải đã diễn ra với tiết mục song ca kéo dài 11 phút giữa Rob Lowe và Snow White. Tuy nhiên, đây lại được đánh giá là màn mở đầu tồi tệ nhất trong lịch sử của giải thưởng này.
Oscar gần nhất không có host được đánh giá là lễ trao giải có phần mở màn tệ nhất lịch sử.
Việc Oscar không có MC có làm khán giả bớt quan tâm? Theo USA Today khảo sát trên trang bán vé trực tuyến lớn nhất nước Mỹ là Fandago.com thì có đến 95% trong số 3.000 khán giả được hỏi đã trả lời là, họ vẫn sẽ đón xem Oscar như thường lệ.
2. Quy tụ nhiều ngôi sao đảm nhận tiết mục giới thiệu và trao giải
Thay thế việc không có MC, Oscar lần thứ 91 sẽ là màn trình diễn của nhiều diễn viên nổi tiếng Hollywood. Nhiều nguồn tin cho biết, dàn diễn viên tham gia dòng phim siêu anh hùng sẽ hiện đông đủ, bao gồm: Chadwick Boseman, Michael B. Jordan, Danai Gurira, Tessa Thompson, Jason Momoa, Chris Evans, Angela Bassettvà Samuel L. Jackson.
Một số ngôi sao trong vai trò công bố giải thưởng.
Ngoài ra, còn có Jennifer Lopez, Awkwafina, Constance Wu, Dương Tử Quỳnh, Daniel Craig, Charlize Theron, Javier Bardem, Emilia Clarke, James McAvoy, Melissa McCarthy, nhà vô địch tennis Serena Williams, các nghệ sĩ hài Trevor Noah, Tina Frey, Amy Poehler cùng nhiều người khác.
3. Những tiết mục ca hát
Năm ca khúc được đề cử trong hạng mục Ca khúc nhạc phim hay nhất sẽ lần lượt được trình diễn trên sân khấu Oscar. Bao gồm: All the Stars ( Black Panther), The Place Where Lost Things Go ( Mary Poppins Returns), When a Cowboy Trades His Spurs for Wings ( The Ballad of Buster Scruggs), I'll Fight ( RBG) và tiết mục rất được mong đợi giữa Lady Gaga cùng Bradley Cooper với Shallow trong A Star is Born.
Năm đề cử Ca khúc Nhạc phim hay nhất.
Tuy nhiên, để cả 5 cùng được trình diễn thì các ca sĩ và diễn viên phải đấu tranh rất nhiều trước "chiêu bài" rút ngắn bài hát, tạo thành liên khúc hay thậm chí là bỏ luôn tiết mục của Viện Hàn lâm. Ngoài ra, để ăn mừng thành công của bộ phim Bohemian Rhapsody, nhóm nhạc Queen cùng ca sỹ Adam Lambert sẽ biểu diễn một ca khúc ở đầu chương trình.
4. Thiết kế sân khấu khác biệt so với mọi năm
Lễ trao giải năm nay vẫn sẽ diễn ra tại Rạp hát Dolby tọa lạc tại Hollywood, Los Angeles. Bên cạnh mái vòm gồm những viên đá và pha lê Swarovski để tạo ra "Crystal Cloud", sân khấu của lễ trao giải năm nay sẽ phủ sắc vàng, với các đường cong uốn lượn theo phong cách thiết kế nhà hát của kiến trúc sư danh tiếng Frank Gehry. Đảm nhận thiết kế sân khấu cho Oscar năm nay là David Korins, từng làm việc với sân khấu Broadway.
Có 42,650 viên Swarvoski được sử dụng, mất 2.100 giờ thi công cùng 15 chuyên viên thực hiện việc bài trí sân khấu năm nay.
David Korins bên phác thảo sân khấu.
5. Độ dài chương trình
Đài ABC - đơn vị truyền hình độc quyền của Oscar đã quyết định giữ nguyên thời lượng phát sóng, kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, khác với kế hoạch ban đầu của Viện Hàn lâm là "càng ngắn càng tốt".
Việc vướng vào nhiều thị phi đang khiến danh tiếng Oscar bị ảnh hưởng nặng nề.
Lo sợ của Viện Hàn lâm cũng không hẳn là không có lí do. Bởi theo nghiên cứu của Viện, việc thời lượng quá dài khiến cho khán giả ở bờ Đông cảm thấy mệt mỏi vì đến giờ đi ngủ, rồi thì đến bờ Tây và khiến rating chương trình giảm sút. Lễ trao giải năm ngoái kéo dài tới gần 4 giờ, chưa tính đến phần thảm đỏ.
Oscar có lượng khán giả theo dõi trung bình nhiều năm trước là 43,7 triệu người. Nhưng năm 2018, con số này chỉ còn 26,5 triệu người, giảm gần 20% so với năm 2017.
6. Tiệc chiêu đãi Oscar có gì?
Số thực khách có mặt trong đêm trao giải dự kiến là 1,500 người. Các thực khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn với khoảng 60 món, gồm: bánh mì dẹt hình tượng Oscar cùng trứng cá muối và cá hồi hun khói, vang Pháp, sô cô la hình tượng Oscar, chim cút chiên, bánh gà với nấm truffle đen, bò Wagyu với đậu Hà Lan... ước tính, sẽ có không dưới 16 kg nấm truffle đen, 158 kg cá ngừ đại dương và 250 con tôm hùm Maine được sử dụng để chiêu đãi khách.
Bếp trưởng của tiệc Oscar vẫn là đầu bếp danh tiếng Wolfgang Puck - người đã theo chân Oscar suốt hơn 1 thập niên qua. Ông nói thực đơn gồm các món ăn đến từ nhiều nước để nhằm vinh danh những tác phẩm và diễn viên đến từ mọi nơi trên thế giới. Buổi lễ sẽ có khoảng 200 bếp phó cùng 850 nhân viên phục vụ.
7. Thể thức chọn ra người giành chiến thắng Oscar
Tháng 06/2018, Viện Hàn lâm thông báo đã mời thêm 928 thành viên mới, nâng con số hiện tại lên 7.902 người. Thành viên của Viện sẽ chia ra 17 nhánh, gồm diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, thiết kế trang phục... Thành viên từ mọi nhánh được quyền bầu chọn ở tất cả hạng mục. Ở mọi hạng mục giải thưởng - trừ hạng mục Phim xuất sắc, đề cử nào nhận được nhiều phiếu bầu chọn nhất sẽ thắng.
Riêng giải quan trọng nhất được chọn theo cách dùng điểm sàn, với điểm sàn là 50%. Người chọn được yêu cầu xếp thứ tự các đề cử theo độ yêu thích. Tác phẩm nào dẫn đầu trong hơn 50% phiếu bầu sẽ thắng giải ngay lập tức. Nếu trường hợp này không xảy ra, bộ phim nào giành được ít số phiếu bầu xếp hạng 1 nhất sẽ bị loại. Số phiếu này sẽ được nhường lại bộ phim đứng vị trí 2 trong danh sách bầu chọn.
8. Ai đang có lợi thế tại Oscar
Roma của đạo diễn Alfonso Cuarón cùng với The Favourite của Yorgos Lanthimoshiện đang dẫn đầu với cùng 10 đề cử. Roma được xem là ứng cử viên hàng đầu cho hạng mục Phim xuất sắc.
Bản thân đạo diễn Alfonso Cuarón cũng được dự đoán sẽ mang về giải thưởng Đạo diễn xuất sắc. Nếu được gọi tên, Spike Lee của BlacKkKlansman sẽ là nhà làm phim da màu đầu tiên giành giải Đạo diễn xuất sắc.
Ở mục Nam chính xuất sắc, Rami Malek đã càn quét hầu hết các giải thưởng quan trọng tiền Oscar và đang là ứng cử viên số 1. Xếp sau anh là Christian Bale với màn hóa thân thành Dick Cheney trong Vice.
Cuộc đua giữa hai đối thủ nặng kí Glenn Close và Olivia Colman hứa hẹn sẽ khiến hạng mục Nữ chính xuất sắc trở nên gay cấn. Và đừng quên sự hâm mộ cuồng nhiệt được dành cho Lady Gaga.
Giải thưởng Viện Hàn lâm hay Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lễ trao giải Oscar lần thứ 91 nhằm vinh danh các tác phẩm xuất sắc nhất trong năm 2018 sẽ diễn ra tại nhà hát Dolby Theatre, Hollywood, Los Angeles, California vào lúc 8h sáng ngày 25/02/2019 và được phát sóng trên kênh truyền hình Mỹ ABC.
Theo trí thức trẻ
8 nhân vật lịch sử có thật quy tụ tại Oscar 2019 Từ bức tranh chân dung vị phó tổng thống quyền lực nhất Hoa Kỳ cho đến nữ hoàng Scotland, Oscar 2019 quy tụ dàn nhân vật lịch sử quyền lực và lừng danh. Những bộ phim tiểu sử, hồi kí hay lịch sử dường như vẫn là "đứa con cưng" của Viện Hàn lâm. Đường đua đến lễ trao giải Oscar 2019 đánh...