Nét thanh tao hương vị ẩm thực Sydney
Các ấy sẽ được thưởng thức các món ăn ngon, đẹp mắt trong các nhà hàng nổi tiếng hàng đầu Australia, hay cả những quán ăn bình dị nhất.
Nhà hàng Guillaume ở Bennelong tự hào khi giới thiệu với thực khách những chiếc bàn ăn với tầm nhìn cực &’đắt’ từ Nhà hát Opera Sydney. Khách có thể vừa ngồi nhấm nháp rượu trên những chiếc ghế đệm màu sôcôla ấm áp, vừa ngắm cảnh cầu cảng Sydney đằng xa. Cảnh về đêm ở đây có lẽ sẽ còn tuyệt vời hơn thế nữa.
Ở đây cung cấp cho du khách đủ các dạng điểm tâm, cơm trưa, tiệc tối, thậm chí là những bữa nhẹ trước giờ trình diễn (như món hào sống sốt trứng tôm, tái chanh trên hình chẳng hạn). Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là một bữa tối đầy lãng mạn, hướng về cầu cảng Sydney đầy ánh sáng. Từ đây, bạn có thể chiêm ngưỡng những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc vào dịp Giáng Sinh hay Năm Mới.
Nổi tiếng với việc kiểm soát chất lượng thực phẩm nghiêm ngặt và lối xử lí ẩm thực đầy tinh tế, nhà hàng Pier ở Rose Bay chỉ chọn những con cá tươi sống nhất mới bắt trong thị trấn để chế biến. Vì sự khắt khe đó mà Pier từng được vinh danh là Nhà hàng của Năm 2008 bởi Australia Gourmet Traveller.
Ngon mắt và ngon miệng là hai tính từ khái quát nhất để diễn tả cho món sò điệp đút lò với thịt cua, dùng kèm với rau càng cua và salad đậu cove. Bếp trưởng Greg Doyle của Pier đã đem vẻ xanh tươi mơn mởn, trọn vẹn của rau xanh thiên nhiên vào trong món hải sản tinh tế này.
Những quầy thức ăn on-the-go như thế này đã có mặt ở Sydney hơn 70 năm nay. Chẳng hạn như Harry Café de Wheels trên ảnh, chuyên phục vụ cà phê với bánh mặn thịt bò, cà ri hải sản, mì pasta và xúc xích cuộn,… đã trở nên quen thuộc với người dân địa phương. Không những thế, giá cả phải chăng cũng là một &’điểm cộng’ đối với khách du lịch bụi. Quán Harry nổi tiếng đến mức từng tiếp những &’ sao bự’ Hollywood như Russel Crowe, Frank Sinatra, Billy Crystal, Elton John,…
Video đang HOT
Trải rộng trên hàng trăm mét vuông hai tầng lầu của một tòa nhà, Fratelli Fresh không chỉ có một nhà hàng chuyên về món Ý nổi tiếng ở Sydney mà còn như một cửa hiệu thực phẩm bắt mắt với các sản phẩm ngũ cốc, hoa quả tươi ngon và đảm bảo chất lượng. Hầu hết các nhà hàng nổi tiếng ở Sydney đều đặt hàng từ Fratelli Fresh. Sau một buổi mua sắm thỏa thích ở đây, bạn còn có thể nghỉ chân ở Café Sopra ngay trong cửa hiệu.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất ở Café Sopra là gì? Những cửa sổ trắng muốt kéo dài từ sàn đến trần nhà, bên cạnh là những tấm bảng đen cổ điển viết kín mít những lựa chọn cho khách. Nơi đây là điểm đến lí tưởng cho những ai ở Sydney muốn thưởng thức văn hóa ẩm thực Ý thuần chất với giá cả phải chăng. Một chuyên gia phê bình ẩm thực từng nhận xét về Sopra: “Tôi đã bốn năm dùng bữa ở đây, chưa bữa nào bị xem là trung bình hay tệ cả.”
Với du khách châu Á, Sydney cũng có thể làm hài lòng họ với những chiếc bánh dimsum tinh tế của nhà hàng Billy Kwong. Trình bày với đũa và mâm gỗ đậm chất phương Đông, Billy Kwong cũng ghi dấu là nhà hàng thân thiện với môi trường, hạn chế khí thải, rác thải và dùng thực phẩm tươi sạch không phân bón hóa học.
Ở chợ Rocks Farmers, các anh nông dân bày ra những sản vật tươi ngon nhất trên nông trại của mình. Như anh chàng Yuri Hulak ở Pineleigh này đang khoe những củ khoai tây tím tươi ngon, bắt mắt. Ở đây có đủ thứ từ thịt bò, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau củ, gia vị,… Duy chỉ một thứ bạn không thấy thôi: bao nylon!
Ở vùng ngoại ô Paddington của Sydney cũng có một nhà hàng Ý nổi tiếng khác tên là Buon Ricordo, chuyên về ẩm thực Neapolitan. Trên ảnh là món mì Ý sốt kem, trứng, nấm đặc sản của nhà hàng, cũng là món ưa thích của nhiều người dân Sydney.
Nét tinh tế và tươi mát của ẩm thực thể hiện phần nào qua món fillet cá này: giòn rụm ở mặt trên và mềm mại ở mặt dưới. Sốt đậu và măng tây mát mắt sẽ làm dịu đi mùi vị ngấy của dầu chiên. Ảnh chụp tại nhà hàng Rockpool.
Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant
Chiếc bánh Croissant (bánh sừng bò) nhỏ nhắn của nước Pháp lại mang trong mình một câu chuyện cực kỳ thú vị.
Nhắc đến chiếc bánh Croissant (hay còn gọi là bánh sừng bò), chúng ta sẽ nghĩ ngay đến thủ đô Paris hoa lệ. Nhưng ít ai biết rằng, nước Áo mới là vùng đất khai sinh ra món bánh nổi tiếng này, và hành trình từ nước Áo sang đất Pháp của Croissant cũng thú vị và li kì không kém bất kì câu chuyện lịch sử nào.
Croissant - Phần thưởng cho người anh hùng
Câu chuyện về chiếc bánh sừng bò đã thú vị ngay từ nguồn gốc ra đời. Chuyện kể rằng, vào những năm 1683, khi cuộc chiến giữa Áo và Thổ Nhĩ Kì đang trong giai đoạn quyết liệt nhất, vào đêm nọ, có một người thợ làm bánh đã nghe thấy những tiếng khoan đục kì lạ ở dưới mặt đất. Không ngần ngại, anh đã thông báo việc này cho quân đội nước Áo, từ đó kịp thời ngăn chặn hành động đào đường hầm tiến vào thủ đô Vienna của Thổ Nhĩ Kì, tạo tiền đề cho chiến thắng của nước Áo sau đó.
Người thợ làm bánh được ban thưởng, nhưng điều duy nhất anh muốn lại chỉ là được nướng một mẻ bánh thật ngon để ăn mừng chiến thắng nước nhà. Vậy là Kipferl - tiền thân của bánh Croissant đã ra đời.
Kipferl có thành phần và cách chế biến rất giống Croissant, nhưng hình dáng lại đơn giản hơn.
Kipferl mô phỏng hình trăng lưỡi liềm, đồng thời cũng là quốc hiệu của Thổ Nhĩ Kì, nhằm nhắc nhở người Áo về kẻ thù đáng gờm một thời. Bánh Kipferl là món bánh truyền thống ưa thích của người Áo, đến năm 1770 khi Công chúa nước Áo Marie Antoinette kết hôn với Thái tử nước Pháp, chiếc bánh mặt trăng mới du nhập tới kinh đô Paris phồn hoa và chuyển mình thành chiếc bánh Croissant.
Năm 1920, Croissant chính thức trở thành bánh của người Pháp.
Bánh Croissant Pháp ngày nay đã được đa dạng và cầu kì hóa
Đến câu chuyện về nàng Thái tử phi kiêu hãnh
Marie Antoinette chắc chắn là người có công đem chiếc bánh lưỡi liềm ra khỏi khuôn khổ nước Áo và phổ biến nó khắp Châu Âu, nhưng những giai thoại về mĩ nhân người Áo cùng món bánh ưa thích của nàng lại có vô vàn dị bản, muôn màu muôn vẻ.
Marie Antoinette có công đem chiếc bánh Croissant đến với nước Pháp
Có chuyện kể rằng công chúa Marie về làm dâu nước Pháp khi mới 14 tuổi, và thứ mà nàng Thái tử phi nhỏ tuổi nhớ nhất khi nghĩ về quê hương là món bánh giản dị có hình lưỡi liềm. Từ đó, để chiều lòng nàng, các đầu bếp nước Pháp đã mô phỏng lại bánh Kipferl, nhưng với hình dáng cầu kì bắt mắt hơn để phù hợp với bàn ăn hoàng gia, và từ đấy Croissant ra đời.
Một câu chuyện khác, hấp dẫn và được mọi người tin hơn cả chính là: Marie Antoinette, với tính cách phóng khoáng đến ngang ngạnh của mình, đã từ chối dùng bữa với các thành viên của hoàng tộc Pháp. Nàng thường ngồi yên trên bàn ăn chung, không chịu cởi bỏ găng tay, và khi về phòng riêng mới yêu cầu dọn ra những món ăn từ quê hương mình - trong đó luôn có bánh Kipferl, dần dần nàng chấp nhận cả phiên bản cầu kì hóa của nó là Croissant.Tương truyền rằng, "bữa ăn bí mật" của Thái tử phi chỉ bao gồm bánh sừng bò và cà phê.
Dù là giai thoại nào đi chăng nữa, cũng không thể không nhắc đến Marie Antoinette như một nhân tố quan trọng trong cuộc hành trình của chiếc bánh Croissant, là biểu tượng của lòng tự tôn dân tộc ở một Công chúa, Thái tử phi, và sau này là Hoàng hậu.
Croissant - Giá trị của sự giản dị
Về cơ bản, Croissant chỉ là món bánh ăn sáng rất một mạc được làm từ pâte feuilletée (bột xốp tạo bởi bột mì, men, bơ, sữa và muối). Bánh đơn giản, không có nhân, nhưng chính sự không đặc ruột đó lại chứng tỏ chất lượng men bánh tuyệt hảo. Hiện nay ở Áo và Ý, Croissant vẫn giữ nguyên tính chất truyền thống này, bởi họ cho rằng sự nhẹ nhàng giản dị của bánh Croissant cực kì phù hợp cho bữa sáng.
Croissant truyền thống không có nhân, không đặc ruột, được dùng như bánh mì
Khi du nhập sang Pháp, Croissant ít nhiều mang ảnh hưởng tính cầu kì của ẩm thực đất nước này. Croissant Pháp có thể có nhân chocolate, mứt, nho khô hoặc kem bơ mềm óng như bánh su kem. Thậm chí ở một số vùng, người ta còn làm nhân trái cây hoặc nhân mặn cho bánh sừng bò
Croissant nhân chocolate cho người hảo ngọt
Bánh Croissant phủ hạnh nhân
Song dù mang phong cách truyền thống hay hiện đại, tối giản hay cầu kì hóa, chiếc bánh sừng bò cũng không mất đi hương vị thanh nhã, ngọt dịu đặc trưng của mình. Chính sự đơn giản trong hình thức lẫn hương vị ấy mà chiếc bánh Croissant vẫn luôn được yêu thích trong bữa sáng của người Châu Âu, như một cách đón chào ngày mới thật thanh đạm, nhẹ nhàng mà vẫn đầy hứng khởi.
Hiếm có chiếc bánh nào mang trong mình một câu chuyện li kì như Croissant - ra đời bởi một chiến công vệ quốc, du hành khắp Châu Âu theo nàng công chúa xinh đẹp và cá tính Marie Antoinette, rồi phát triển và biến hóa thành món tráng miệng tuyệt hảo ở ngay thủ đô Paris tráng lệ.
Đọc lại câu chuyện về Croissant, ta thích thú nhận ra rằng món ăn nói riêng và ẩm thực nói chung có mối liên hệ sâu sắc với tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, với các thăng trầm trong lịch sự. Ẩm thực không chỉ gói gọn trong nhu cầu ăn ngon mặc đẹp của con người, mà còn phản ánh một cách tinh tế và khéo léo một xã hội trong từng thời điểm lịch sử khác nhau.
Theo Kenh14
[Chế biến] - Thịt viên kiểu Mexico Thịt viên kiểu mới cho cả nhà ngon miệng hơn. Nguyên liệu: 0,5 kg thịt bò xay1 củ hành tây băm1/2 cốc vụn bánh mỳ2 thìa canh lá thì là2 thìa canh rau kinh giới khôMuối, hạt tiêu2 thìa canh dầu ô liu Các bước thực hiện: Đổ dầu ô liu vào chảo và phi hành 10-15 phút đến khi hành mềm. Trộn...