Nét thanh bình phố phường Hà Nội 100 năm trước
Không ồn ào như hiện nay, đường phố Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20 chỉ có người đi bộ, xe kéo, xe điện… Bên đường – những dãy nhà cổ kính cao từ hai đến ba tầng khiến người xem nhận thấy nét thanh bình của Hà Nội một thời.
Phố hàng Bạc những năm đầu thế kỷ 20 chỉ có xe kéo và người đi bộ
Nét thanh bình của phố hàng Buồm
Xe điện chạy xuyên qua phố hàng Đào
Nét đơn sơ của phố hàng Đồng
Dãy nhà cổ kính bên phố hàng Giầy
Video đang HOT
Một góc phố hàng Mắm
Người dân đi lại trên phố Nhà thờ Lớn
Kiến trúc mang đậm phong cách Pháp ở phố Tràng Tiền
Phố hàng Chiếu chạy qua những dãy nhà cổ kính
Cảnh người dân lao động trên phố hàng Vải
Người dân đi bộ qua phố Mã Mây
Ngã năm bờ Hồ rợp bóng cây
Phương tiện trên đường Đinh Tiên Hoàng của 100 năm trước là xe điện và xe kéo
Quang Phong
(Sưu tầm)
Theo Dantri
Chỉ số giá tiêu dùng tăng vì... học phí (!)
TPHCM có chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2014 tăng 1,13%. Trong đó, nhóm giáo dục mà chủ yếu là học phí là nhóm có chỉ số giá tăng cao nhất với 19,02% so với tháng trước. Nguyên nhân là do học phí tăng từ 33% - 67% so với năm học trước.
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm giáo dục tăng 19,02%
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm giáo dục mà chủ yếu là học phí tăng tới 19,02% so với tháng trước tác động đến chỉ số tiêu dùng chung trên địa bàn thành phố
Theo UBND TPHCM, tình hình giá cả thị trường và chỉ số giá nhóm giáo dục có mức tăng cao đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2014 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2014 của TPHCM tăng 1,13% (9 tháng đầu năm 2014 tăng 2,41%), trong đó chỉ số giá tiêu dùng nhóm giáo dục mà chủ yếu là học phí là nhóm có chỉ số giá tăng cao nhất với mức tăng 19,02% so với tháng trước, đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung của thành phố. Nếu như không tính tác động của nhóm dịch vụ giáo dục thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2014 của thành phố chỉ tăng 0,03%.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2014 của cả nước tăng 0,4% (9 tháng đầu năm 2014 tăng 2,25%). Theo đó, chỉ số giá nhóm giáo dục mà chủ yếu là học phí đã tăng 6,38% so với tháng trước được coi là nguyên nhân chính làm tăng chỉ số giá tiêu dùng của cả nước.
Theo báo cáo của Sở Tài chính TPHCM, nguyên nhân tác động đến nhóm dịch vụ giáo dục của thành phố có mức tăng cao do tháng 9 là tháng bước vào năm học mới 2014 - 2015, hầu hết các trường và cơ sở dạy nghề của các loại hình giáo dục điều chỉnh khung học phí mới theo lộ trình được quy định tại Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND của UBND TP và Hướng dẫn liên sở của Sở GD&ĐT - Sở Tài chính, cho phép các đơn vị được căn cứ mức trần học phí từng năm và hệ số điều chỉnh quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP để xác định mức thu học phí mới.
Theo đó, mức thu học phí niên học 2013 - 2014 được điều chỉnh tăng từ 2 - 6 lần so với mức học phí năm học 2012 - 2013 và mức học phí năm học 2014 - 2015 tiếp tục được điều chỉnh tăng lên 33 - 67% so với mức học phí năm 2013 - 2014, tùy theo từng cấp học.
Nguyên nhân: Do điều chỉnh mức học phí mới...
Lý giải nguyên nhân tăng chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 9/2014 của thành phố tăng cao gấp tới 3 lần so với cả nước, cơ quan chuyên ngành cho rằng do một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ đã thực hiện điều chỉnh học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP từ năm học 2010 - 2011 đến năm 2012 - 2013 với mức học phí cho nhóm giáo dục Mầm non và Phổ thông chỉ dao động từ 20.000 - 95.000 đồng/tháng/học sinh.
Trong khi đó, tại TPHCM bắt đầu điều chỉnh học phí từ năm 2013 - 2014 với mức học phí bằng mức trần quy định tại Nghị định trên, từ 85.000 - 200.000 đồng/tháng/học sinh (cao hơn các tỉnh thành khác từ 2 - 5 lần). Một lý do nữa là tại một số tỉnh thành khác, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục chỉ tăng nhẹ hoặc không tăng, nên chỉ số giá nhóm giáo dục cả nước tháng 9/2014 tăng 6,38%.
Để tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả, nhằm bình ổn thị trường và nắm rõ mức tăng học phí năm 2014 - 2015 vì sao tác động tăng cao chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 của thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng giao Sở GDĐT cùng với Sở Tài chính, Cục Thống kê và các Sở ngành liên quan kiểm tra, rà soát thực trạng tình hình thu học phí hiện nay trên địa bàn thành phố so với một số tỉnh thành tương đương.
Trên cơ sở báo cáo của của Sở GDĐT, giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thống kê và sở ngành liên quan rà soát, báo cáo mức thu học phí trong năm 2013 - 2014 và 2014 - 2015 so với mức thu học phí trong năm 2012 - 2013 trên địa bàn thành phố; đồng thời so sánh mức thu học phí của một số thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ...); có đề xuất, trình UBND TP trước ngày 11/10. Qua đó, thông qua chuỗi hoạt động rà soát này, hướng tới điều chỉnh mức thu học phí hợp lý hơn, góp phần "khống chế" chỉ số giá tiêu dùng của thành phố.
Được biết, trước đó khi nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ về việc kiểm tra tình trạng lạm thu đầu năm học, Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cũng đã chỉ đạo Giám đốc Sở GDĐT phối hợp cùng UBND quận - huyện kiểm tra, chấn chỉnh và báo cáo kết quả xử lý cho Thường trực UBND TP.
Quốc Anh
Theo Dantri
Mưa lớn kết hợp với triều cường, đường phố Sài Gòn ngập nặng Chiều 9/10, cơn mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao đã làm một số tuyến đường, khu dân cư tại TPHCM ngập nặng. Hàng trăm người dân phải bì bõm lội nước cống đen ngòm, bốc mùi hôi thối để về nhà. Theo ghi nhận của PV Dân trí, từ 17h chiều ngày 9/10, triều cường bắt đầu dâng cao khiến...