Nét thanh bình bên dòng sông Kiến Giang
Cách thành phố Đồng Hới 40 km, huyện Lệ Thủy với dòng Kiến Giang mơ màng, ngôi nhà xưa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những cánh đồng bất tận sẽ mang lại cho bạn một cảm giác vô cùng thảnh thơi.
Vào mùa xuân, những khoảng trời Lệ Thủy (Quảng Bình) trong veo và mọi nơi ngập tràn sắc xanh. Dù đã cuối tháng Giêng nhưng nếu ghé mắt vào các hàng rào, bạn sẽ thấy trước mỗi ngôi nhà đều có một cây mai vàng rực rỡ, những cánh mai trải thành thảm dưới nền đất. Hoặc, bạn cũng thấy những cây mai trắng mọc tự nhiên chẳng khác gì hoa hồng leo.
Người Lệ Thủy yêu hoa, cho nên vào mùa xuân, nhà nào cũng có một cây mai vàng rực rỡ hoặc mai trắng tinh khôi. Ngoài ra còn có lay ơn, thược lược hoặc một vườn… hoa cải.
Lệ Thủy là vựa lúa của Quảng Bình. Đây là nơi hiếm hoi của miền Trung mà bạn có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng mênh mông đến tận chân trời.
Những năm gần đây, con đường nho nhỏ giữa vựa lúa, kéo dài từ thị trấn đến cuối huyện được xây dựng lại và đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp. Hai bên đường, những hàng tràm thẳng tắp đang ngày một lớn lên, hứa hẹn sẽ tạo nên một con đường vô cùng lãng mạn và thoang thoảng hương tràm.
Đi bộ hoặc chạy xe máy giữa con đường này, bạn sẽ như trở về một thế giới tuổi thơ bình yên và trong lành.
Cánh đồng rộng bát ngát.
Những lối đi nhỏ của từng xóm đổ ra cánh đồng và xuyên qua đường Võ Nguyên Giáp.
Điều làm nên nét lãng mạn của vùng đất này còn là dòng sông Kiến Giang hiền hòa. Dòng sông hiền hòa ăm ắp nước với sắc xanh đến mượt mà.
Ngồi trên thuyền đi dọc sông Kiến Giang, bạn thoải mái ngắm những người nông dân cất vó hay từng đàn vịt láo nháo bên bờ.
Dòng sông yên bình trên quê hương
Video đang HOT
Bên sông là những bờ đê lát đá to với lấm tấm cỏ xanh.
Ngoài đường nhựa, phương tiện đi lại chủ yếu của người Lệ Thủy là thuyền. Vào mùa gặt, dòng sông tấp nập những con thuyền chở lúa chín.
Và những người con của vùng đất này, khi đi xa đều không thể quên bến nước thuở ấu thơ. Ở đó, có mẹ giặt đồ, có bà gội đầu, có đám trẻ con nhảy bùm từ trên cây xuống sông, có tiếng í ới với nhau từ bến này sang bến khác.
Trài qua hàng chục năm, đến nay cuộc sống của người dân đã khấm khá hơn, nhưng nhiều nhà vẫn giữ nếp tắm và giặt trên sông.
Cứ khoảng 20m lại có một bến nước như thế này.
Dọc theo dòng Kiến Giang, bạn sẽ dừng chân thăm nhà xưa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy. Cũng như bao ngôi nhà thuở xưa của vùng đất này, ngôi nhà được bao quanh bởi hàng rào xanh ngắt và đều tăm tắp. Bước qua chiếc cổng gỗ lợp mái tranh, bạn sẽ thấy ngôi nhà giản dị vách gỗ với cây cau, cây vú sữa và mấy luống hoa cải.
Hàng chục năm nay, những người phương xa vẫn thường đến đây để thăm ngôi nhà đã sinh ra vị tướng tài ba của mọi thời đại. Tuy nhiên, cũng như bến nước thanh bình, ngôi nhà vẫn giữ nguyên khung cảnh đơn sơ, sự tĩnh lặng, và thời gian là bất tận ở nơi đây.
Công nhà cũ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngôi nhà giản dị trong chiều xuân.
Cách đó không xa là đền An Xá. Ngôi đền không chỉ nối tiếng với việc đứng vững trong khói lửa Bình Trị Thiên mà còn có những cây cảnh với hình dáng rất độc đáo. Trong số các cây dừa quanh đền, còn có một cây trổ hai ngọn hay cây bưởi hình ba chân.
Đền An Xá.
Trong chuỗi hành trình này, nếu còn thời gian, bạn có thể chạy xe thêm vài km để chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp như mơ của đường mòn Hồ Chí Minh qua địa phận huyện Lệ Thủy.
Nếu đặt chân đến Quảng Bình, thăm Phong Nha Kẻ Bàng, chiêm ngưỡng biển Nhật Lệ xanh ngút ngàn, bạn cũng có thể dành trọn một ngày thật bình yên ở Lệ Thủy. Để đến đây, bạn có thể đi bằng xe khách, sau đó lưu số điện thoại, buổi chiều xe sẽ đến đón bạn tận nơi và đưa về thành phố Đồng Hới. Nơi đây du lịch hầu như chưa phát triển, nhưng với những người yêu sự bình yên của cuộc sống, bạn có thể đến bến đò ở trung tâm thị trấn, bước xuống một con thuyền nho nhỏ, và cùng người dân đi học theo dòng sông, ngắm cảnh quan hai bên. Sau đó, bạn có thể đến làng An Xá, xã Lộc Thủy (cách thị trấn khoảng 10km) để thăm ngôi nhà xưa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ghé qua đền An Xá. Đặc biệt hơn, nếu đến Lệ Thủy vào đúng ngày 2/9, bạn sẽ được xem lễ hội đua thuyền lớn nhất nước trên sông Kiến Giang. Lễ hội này đã tồn tại từ lâu đời và được xem là nét truyền thống văn hóa rất đỗi tự hào của người dân nơi đây.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phong Nha - Kẻ Bàng ngày càng xấu đi
Lịch sử phát triển trên 500 triệu năm, sự đa dạng của cảnh quan địa hình kart trên mặt cùng hệ thống hang động ngầm vĩ đại và đa dạng sinh học là giá trị và tầm cỡ của Phong Nha - Kẻ Bàng. Nhưng việc quản lý hang động phục vụ du lịch đã và đang gây ra những tác động xấu tới môi trường và cảnh quan hang.
Sông Son dẫn vào động Phong Nha năm 1990 còn đơn sơ. Đến năm 2010, đã có bến thuyền ngay cửa vào hang.
Vẻ đẹp nguyên sơ của động Phong Nha năm 1990.
Đến năm 2010, lối đi đã bị biến đổi. Vòm động cũng đã bị bào mòn.
Tác động tới nền hang và khả năng không tự khôi phục của các hang hoá thạch.
Khối nhũ năm 1990.
Ánh sáng nhân tạo làm khối thạch nhũ "cũ đi" và...
... xuất hiện nhiều rêu.
Dòng sông và bãi cát trong động năm 1990
Đã thành bến thuyền năm 2010
Bố trí ánh sáng như thế này có thể gọi là đẹp?
Sự sơ ý với tự nhiên?
VGT(Theo Bee.net.vn)
Kì vĩ hang động Sơn Đoòng "Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận." - Đó là những dòng đánh giá về hang Sơn Đoòng, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới trên tạp chí nổi tiếng National Geographic. Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ...