Nét riêng trong bộ trang phục truyền thống của người Dao Khâu Sìn Hồ
Trong cuộc sống lao động và sản xuất người Dao Khâu mặc giản dị, nhưng những dịp trọng đại như lễ tết, cưới hỏi thể hiện sự trang trọng và phải phù hợp với từng hoàn cảnh của từng sự kiện.
Người Dao ở Việt Nam có rất nhiều ngành. Mỗi ngành lại có bản sắc văn hóa riêng, từ nhà ở đến tập quán canh tác, tiếng nói, các nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian, lễ cưới, lễ tang…
Và một trong những điểm dễ phân biệt giữa các ngành Dao đó là bộ trang phục truyền thống. Với cộng đồng người Dao Khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cũng vậy, bộ trang phục truyền thống của bà con rất riêng có, khác biệt so với các ngành Dao khác trong vùng.
Trang phục của người Dao Khâu được chia làm hai loại là thường phục và lễ phục, trong cuộc sống lao động và sản xuất người Dao Khâu mặc giản dị, nhưng những dịp trọng đại như lễ tết, cưới hỏi thể hiện sự trang trọng và phải phù hợp với từng hoàn cảnh của từng sự kiện.
Phụ nữ Dao Khâu đi trảy hội.
Trang phục thường ngày của các bà, các mẹ người Dao Khâu.
Trang phục của con trai và đàn ông người Dao Khâu là áo tứ thân gồm có bốn túi, cổ áo đứng cao 5 phân, áo cài bằng cúc vải dài. Quần ống rộng, thắt lưng bằng vải đỏ hoặc da bò, da lợn.
Để làm một bộ trang phục của nữ giới, người Dao Khâu dùng vải bông và vải chàm sau đó thêu thùa hoa văn từng phần sau đó cắt may ghép lại thành bộ.
Video đang HOT
Cùng với đó là bộ trang sức bằng bạc tạo nên tổng thể hoàn chỉnh với màu sắc trầm đen mà sang trọng.
Người khéo tay hay làm thì thời gian hoàn thành trang phục của nữ giới phải mất một năm.
Điểm nhấn trên trang phục của phụ nữ Dao Khâu là những chi tiết hoa văn trên chiếc quần được thêu từ 13- 14 hàng hoa văn khác nhau bằng bảy màu chỉ trên nền vải bông dệt thô đen.
Trang phục của con gái lúc còn bé dưới 14 tuổi thì mặc áo tứ thân, nẹp chéo từ cổ áo sang nách bên phải ( Tiếng Dao gọi là “Tầm Kiêm Lui”).
Sau lưng có đeo một tua chỉ đỏ sâu hạt cườm và đồng bạc, quần ống rộng, đầu đội khăn khổ hẹp dài ba sải màu đen nhuộm tràm.
Từ 14 tuổi trở lên thì mặc quần áo người lớn (Tiếng Dao gọi là ” Lùi lành lui”- nghĩa là áo có nẹp thẳng thêu ở trước ngực). Áo tứ thân dài đến chấm bàn chân, xẻ nách. Các mép áo có viền vải xanh da trời. Nẹp áo thêu hoa văn. Có các núm chỉ đỏ chạy suốt từ sau gáy về tới chân nẹp. Hai cạnh và chân nẹp có đeo các tua chỉ đỏ.
Đằng sau gáy chiếc áo của phụ nữ Dao Khâu có 5 tua chỉ đỏ dài quá lưng, mỗi tua gồm một đồng bạc và ba sâu hạt cườm đính chỉ đỏ. Thắt lưng bằng vải khổ hẹp (rộng 25-30 phân) dài 5 sải, được thêu các hoa văn tinh tế độc đáo, thắt ngoài áo.
Các vạt áo được gấp lên theo một nếp cố định dắt vào thắt lưng. Đằng trước trang phục của phụ nữ Dao có miếng vải che từ bụng xuống tới bắp chân. Miếng vải che (tiếng Dao Khâu gọi là Plống) cũng bằng vải đen, bốn xung quanh có viền bằng vải xanh da trời tạo thành cái khung, đầu trên có dây thắt lưng.
Đầu phụ nữ Dao Khâu đội khăn to bằng vải thô đen khổ hẹp dài 5 sải tay, cuốn xếp trên đầu thành hình tam giác cân. Mùa đông phụ nữ Dao còn cuốn thêm sà cạp, bằng vải thô, dài một sải rưỡi mỗi chân.
Người phụ nữ Dao Khâu rất biết cách sử dụng trang sức để tôn thêm vẻ đẹp thanh khiết, đoan trang của mình.
Do vậy trang sức của phụ nữ Dao Khâu cũng vô cùng đa dạng và đặc sắc, thể hiện văn hóa Dao Khâu một cách rõ nét như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, cúc bạc và dây xà tích.
Cổ tay phải đeo hai vòng tay đầu rồng tiếng Dao Khâu gọi là Chiềm Coong.
Trong bộ trang sức của phụ nữ Dao, đặc biệt hơn cả là ba bộ xà tích. Hai bộ xà tích sẽ được chị em cài từ thắt lưng sau đó cài ngược lên cổ áo, bộ còn lại sẽ được cài ở thắt lưng. Xà tích tiếng Dao gọi là “Zèng sim lỉm”, thường được dùng để đeo chìa khóa và những đồ nữ trang nhỏ khác.
Xà tích được chế tác bằng phương pháp thủ công hết sức tỷ mỷ. Một bộ xà tích bao gồm hai dây đeo, các hình con chim, con cá, quả chuông, hình trống hay hình móng vuốt hổ, dao nhíp… đều được làm bằng bạc. Trên nền chàm, màu trắng của bộ xà tích càng thêm nổi bật. Mỗi bước đi của chị em phụ nữ bộ xà tích phát ra những âm thanh, tạo sự duyên dáng cho các cô gái Dao Khâu.
Các quốc gia có quy định mặc trang phục truyền thống đi làm
Một số người Myanmar, Indonesia cho biết họ cảm thấy tự hào khi diện thiết kế mang đậm bản sắc dân tộc tới nơi công sở.
Tại Ấn Độ, trang phục truyền thống được mọi người diện hàng ngày. Dân công sở thường chọn những bộ đồ được cách tân, đem tới vẻ ngoài thanh lịch, gọn gàng và không kém phần thoải mái. Ở đây, các cửa hàng cung cấp trang phục dân tộc phát triển mạnh mẽ, cho ra mắt nhiều mẫu mã đẹp mắt trên thị trường. Khi đi làm, mọi người hay mặc sarees, salwar, kurti hay tunics. Ảnh: Pinterest, @siddhesh.parab.9.
Theo Nagaland Post, Mizoram (Ấn Độ) ban hành thông tư yêu cầu các nhân viên chính phủ tại đây mặc trang phục truyền thống đi làm ít nhất một ngày/tuần. Họ đưa ra quy định này nhằm tăng độ gần gũi với nhân dân và thúc đẩy việc sản xuất trang phục dân tộc. Bang Assam (Ấn Độ) cũng đưa ra quy định tương tự: Mặc trang phục truyền thống tới văn phòng vào thứ bảy đầu tiên và thứ 3 của tháng. Ảnh: Pinterest, Holidify.
Váy longyi là trang phục truyền thống mà người dân Myanmar luôn giữ gìn. Trang phục này được họ mặc hàng ngày. Nó xuất hiện ở các khu chợ, khu vui chơi và cả văn phòng. Trên ảnh là các nhân viên của một công ty ở Myanmar diện longyi đi làm. Họ tự đặt ra ngày nhất định trong tuần để mặc nhằm tôn vinh trang phục dân tộc. Ảnh: PwC Myanmar.
Nyein Nyein Lae - nhân viên tại một khách sạn - nói với The Myanmar Times: "Dù longyi dài và hơi bất tiện trong việc di chuyển, tôi vẫn thích mặc nó đi làm bởi đó là trang phục truyền thống của người dân Myanmar". Ảnh: @thisisdaisy512, @ennt.min.cho.
Tại Indonesia, trang phục truyền thống được dân công sở diện thường xuyên. Tài khoản @unspun chia sẻ lên mạng xã hội câu chuyện của công ty mình: "Từ nhân viên văn phòng đến tài xế đều mặc quần áo được may từ loại vải truyền thống của Indonesia. Chúng tôi diện các thiết kế mang đậm bản sắc dân tộc mỗi tháng một lần. Đó là di sản người Indonesia nào cũng tự hào". Ảnh: @unspun.
Theo blog Hole In The Donut, không khó để bắt gặp người mặc yukata khi dạo quanh đường phố Nhật Bản. Dân mạng cho rằng trang phục này đem lại sự thoải mái, có thể mặc được trong mùa hè. Ở hình trái, một cô gái diện yukata truyền thống tới nơi làm việc. Ảnh: Pinterest, @na_neko7.
Tại Hàn Quốc, hanbok cách tân được giới trẻ ưa chuộng. Trong một lần xuất hiện tại sân bay, Jungkook (BTS) mặc thiết kế hanbok cách tân và khiến bộ trang phục này được săn đón. Những trang phục được cách tân gọn gàng, hiện đại nhưng không bị mất đi nét đẹp văn hóa, phù hợp mặc nhiều dịp từ đi chơi, đi làm tới đi học. Ảnh: Leslee, Twitter.
Áo dài xứ Huế Huế là nơi ra đời chiếc áo dài quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam (từ thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, 1744). Sau đó, dưới thời nhà Nguyễn, trang phục này đã lan rộng khắp cả nước. "Dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay những miền xa/Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố/Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở...