Nét nhân văn từ cuộc phát động viết thư “Gửi lời xin lỗi”
Những lời ăn năn, sám hối muộn màng dù biết rằng có thể không được tha thứ nhưng họ tin rằng khi đã nói lên được hai tiếng “xin lỗi” chân thành, sẽ làm vơi đi những mặc cảm tội lỗi. Và đằng sau những bức thư, những lời xin lỗi ấy, là khát khao được phục thiện.
Trại tạm giam – Công an tỉnh Lạng Sơn nằm trên địa bàn xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn với quy mô giam giữ 650 can, phạm nhân. Trong những năm qua, Ban Giám thị Trại đã thường xuyên tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Trong đó, việc tổ chức phát động cho phạm nhân viết thư “Gửi lời xin lỗi” đã được triển khai có hiệu quả. Sau hơn 5 tháng phát động, đã có 110 phạm nhân đang chấp hành án ở đây tham gia viết thư gửi lời xin lỗi đến thân nhân, người bị hại, cơ quan, tổ chức nơi phạm nhân từng sinh sống, làm việc, học tập.
Thượng tá Vi Đức Tài, Phó Giám thị Trại tạm giam – Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc phát động phạm nhân viết thư với chủ đề “gửi lời xin lỗi” nhằm tạo cơ hội cho phạm nhân được bày tỏ những xúc cảm, những suy tư, sự ăn năn hối hận do hành vi phạm tội mà họ gây ra.
Qua đó giúp họ trút bỏ những nỗi niềm day dứt, trăn trở, mặc cảm, tự ti để tìm được sự đồng cảm, vị tha của gia đình bị hại hay người thân, những tổ chức bị thiệt hại về tinh thần, vật chất do hành vi phạm tội của họ gây ra, tạo hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý, giáo dục, giúp họ phục thiện, hoàn lương, trả về cho cuộc đời những người công dân có ích cho xã hội.
Để cuộc vận động đạt kết quả, Ban Giám thị Trại tạm giam – Công an tỉnh Lạng Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Giám thị làm Trưởng ban. Đồng thời tổ chức phổ biến, quán triệt cho toàn thể CBCS trong từng phân trại, nắm vững mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc phát động phạm nhân viết thư “Gửi lời xin lỗi”.
Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ quản giáo trực tiếp, gặp gỡ từng phạm nhân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những vướng mắc, mặc cảm tự ti của họ. Từ đó, tuyên truyền, động viên phạm nhân vượt qua lỗi lầm, tự giác đăng ký viết thư và địa chỉ người nhận thư; trực tiếp giúp đỡ phạm nhân trong việc liên hệ, tiếp xúc với những người nhận thư…
Phạm nhân lao động sản xuất nuôi lợn rừng.
Mỗi bức thư viết ra, được gửi đi dẫu mang thông điệp ý nghĩa, hoàn cảnh khác nhau, nhưng hầu hết đều bày tỏ sự ân hận về những hành vi, việc làm tội lỗi của mỗi phạm nhân. Những lời ăn năn, sám hối muộn màng dù biết rằng có thể không được tha thứ nhưng họ tin rằng khi đã nói lên được hai tiếng “xin lỗi” chân thành, sẽ làm vơi đi những mặc cảm tội lỗi. Và đằng sau những bức thư, những lời xin lỗi ấy, là những khát khao được phục thiện.
Trong số này có 68 thư xin lỗi cha mẹ, 28 thư xin lỗi vợ con, 8 thư xin lỗi bạn bè, người thân, 3 thư xin lỗi bị hại… Phạm nhân Nguyễn Văn Thơ (đội 2) đã vô cùng ân hận khi tham gia đánh nhau và làm mẹ gẫy tay, trong thư gửi mẹ đã viết: “lá thư này con chỉ muốn nói lên một câu mà bấy lâu nay không nói ra được: con ngàn lần, vạn lần xin lỗi mẹ”.
Video đang HOT
Phạm nhân Tô Văn Thái (đội 6) trong lá thư gửi cho vợ đã làm cho người đọc xúc động: “Anh suy nghĩ rất nhiều về hành vi của mình đã gây ra tổn thất và mất mát cho người khác, anh thấy những việc mình làm là hoàn toàn trái với pháp luật mà mình phải có trách nhiệm đối với việc mình đã gây ra. Anh thật sự rất hối hận, chỉ mong em và mọi người đừng trách và tha thứ, anh thương em nhiều lắm”…
Những bức thư mang đầy sự tiếc nuối, hối hận này sẽ được Ban tổ chức tra cứu địa chỉ chính xác để gửi đến đúng địa chỉ mà phạm nhân đăng ký. Đây chính là những nhịp cầu nhân đạo, góp phần giúp các phạm nhân xóa bỏ mặc cảm, cải tạo tốt để nhanh chóng trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Để có thể nắm bắt, theo dõi hiệu quả của đợt phát động, đơn vị đã thành lập tổ công tác để gặp gỡ đối tượng nhận thư và đề nghị họ phối hợp với đơn vị để tác động, giáo dục đến tư tưởng của phạm nhân, giúp họ chuyển biến trong nhận thức, cải tạo tiến bộ.
Chị Hoàng Thị Ninh ở thị trấn Na Dương là mẹ phạm nhân Hoàng Văn Cường (đội 4) đã tâm sự: “Thư cháu nói được như thế là có nhận thức tốt, tôi cũng cảm động và tha thứ cho nó, con mình đẻ ra bỏ đi đâu được, trước đây chơi bời quá mới có cơ sự này, tôi cũng bực do hoàn cảnh phải đi làm ăn xa không thường xuyên dạy dỗ cháu được. Cảm ơn trại đã có cách gợi mở cho phạm nhân, những người như con tôi biết suy nghĩ về những điều tốt đẹp”.
Còn ông Lưu Văn Thường (trú tại huyện Hữu Lũng) là bố đẻ của phạm nhân Lưu Thế Anh đã xin được đến dự Hội nghị sơ kết đợt phát động, trong xúc động ông nói: “Trước đây, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến Trại giam để dự hội nghị vì sợ mọi người dị nghị, xấu hổ vì con. Thế nhưng, sau khi đọc thư của con gửi về xin lỗi cả hai bên gia đình nội ngoại, tôi đã quyết định đến dự và rủ cả người thân trong gia đình cùng đi. Tại hội nghị có nhiều điều tốt đẹp đã làm cho tôi bất ngờ mà từ trước tới nay tôi chưa hình dung ra được”.
Đại tá Hoàng Quang Vọ, Giám thị Trại tạm giam cho biết, đây là một hình thức giáo dục mang tính nhân văn, khơi dậy tính thiện tiềm ẩn trong con người phạm nhân. Đồng thời giúp cán bộ quản giáo nắm tâm lý, tư tưởng phạm nhân để có biện pháp giáo dục phù hợp; kêu gọi các tổ chức xã hội, chính quyền, địa phương, gia đình, người thân, người bị hại cùng vào cuộc tham gia giúp đỡ họ hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt
Theo Thủy Quyên
Công an nhân dân
Học văn nhiều hơn, bác sĩ nhân văn hơn?
"Tôi nhất quyết không nghĩ rằng nếu được học Văn nhiều hơn thì bác sĩ nhân văn hơn. Đừng bắt tội họ....".
Thầy giáo Trần Hinh - Chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học), Trường ĐH Xã hội Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ với PV Dân trí như vậy khi nói về đề xuất đưa môn Văn vào ngành Y của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa qua.
Thầy giáo Trần Hinh - Chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học), Trường ĐH Xã hội Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Thưa ông, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế vừa có đề xuất đưa môn Văn vào xét tuyển trong ngành Y, theo lý giải của Bộ trưởng: "Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo sai nhiều ngữ pháp sai, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không được tốt". Là giảng viên dạy Văn, ông thấy đề xuất này như thế nào?
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng. Ý kiến đưa môn Văn vào chương học của ngành Y thì cũng giống như quyết định một kì thi chung mà trong đó ba môn bắt buộc là Toán, Văn, tiếng Anh.
Cho nên tôi thấy nó cũng không có gì quá đặc biệt. Điều quan trọng ở đây theo tôi là nếu đã chọn môn Văn chung và bắt buộc cho nhóm học sinh ngành Y thì chúng ta phải xác định rõ nội dung những bài Ngữ Văn ấy là gì. Nói rằng môn Văn là quan trọng với sinh viên ngành Y, thì chúng ta phải chọn được nội dung và cách học Văn thích hợp, chứ không phải là văn theo kiểu học sinh học thời gian vừa qua.
Tôi xin khẳng định rằng thời gian chúng ta chỉ cho học trò học một thứ "mĩ văn" chứ không phải ngữ văn thông thường, phần tiếng Việt bị coi nhẹ, những bài Văn hay mà chúng tôi vẫn được học trước đây bây giờ cũng đã bị bỏ đi.
Sách giáo khoa chỉ chọn những bài "mĩ văn", mà có lẽ chỉ nên dành cho học sinh chuyên ngành Văn thì phù hợp hơn.
Ngành Y là ngành tiếp xúc với con người, nên hiểu biết về nhân văn là hết sức cần thiết. Hiện nay, vẫn có những bác sĩ chuyên môn giỏi nhưng vô cảm, nhẫn tâm và hám lợi. Sự lệch lạc về đạo đức ấy có thể giết chết người bệnh. Vậy theo ông có nên có môn học chuyên sâu về môn Văn ở khối trường Y và có thể mở rộng ra ở nhiều ngành nghề kỹ thuật khác không?
Bản thân tôi không nghĩ là chỉ vì thiếu môn Văn mà một số "ông bà bác sĩ" hiện nay thiếu tính nhân văn. Nói như thế thì oan cho họ và "đề cao" môn Văn quá. Bởi lẽ bác sĩ họ cũng giống như mọi người khác, họ cũng là con người, nghề Y mà họ đang làm cũng như một thứ nghề nghiệp.
Nhân cách của người bác sĩ như thế nào là nó nằm trong cả một quá trình, trong môi trường xã hội, trong một tổng hòa. Còn nếu nói về tốt xấu thì tôi nghĩ rằng ngành nào cũng có. Còn sở sĩ ngành Y bị người ta kêu ca nhiều vì họ thuộc tầng lớp người phải tiếp xúc với nhiều người bệnh, những người vốn ở trong hoàn cảnh rất bí bách, cái sống cái chết cận kề, vậy nên người làm nghề Y trở nên quan trọng. Nó cũng giống mấy ông cảnh sát giao thông thôi.
Tôi nhớ là từ thời Mô li e, ông nhà văn Pháp này đã "chọc" thầy thuốc rất nhiều, tới mức tôi nhớ trong một vở kịch Mô-li-e đã để cho một nhân vật của ông nói: "Tôi cứ tưởng nói tới thầy thuốc là phải nói tới chuyện tiền nong".
Hình như cái nghề bác sĩ này nó gắn với một cái nghiệp chướng như vậy. Chứ tôi nhất quyết không nghĩ rằng nếu được học Văn nhiều hơn thì bác sĩ nhân văn hơn. Đừng bắt tội họ.
Đau đớn thế nào cũng phải thay đổi cách học - thi môn Văn
Môn Văn hiện nay ở trong nhiều nhà trường phổ thông vẫn còn tình trạng học vẹt, học thuộc lòng văn mẫu... thì làm sao học sinh tránh được tình trạng viết sai ngữ pháp, sai chính tả và sâu hơn nữa là cách ăn nói, ứng xử đúng chuẩn mực. Vậy, theo ông cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Phải để cho học sinh tự viết, nói, làm các bài văn của mình ngay từ khi họ được học môn học này. Quả đúng là bây giờ học sinh học Văn kém, nói không ra câu, viết sai cả câu và chính tả vì họ bị lệ thuộc vào thầy cô giáo, và sách văn mẫu nhiều quá.
Vậy nên theo tôi, dù đau đớn thế nào chúng ta cũng quyết tâm thay đổi cách học và thi cứ môn Văn đi. Chứ không nên để tình trạng như hiện nay như thế này: các thầy cô giáo có sẵn một bộ sách hướng dẫn cho từng bài, từng cách hiểu (trong loại sách dành cho giáo viên), còn học sinh thì có sẵn trong tay các loại sách Hướng dẫn học tốt môn Văn, Bổ trợ môn Ngữ Văn, Những bài văn mẫu... lúc thi cử thì lại lấy sẵn các mẫu đề thi có sẵn cho học sinh làm.
Như thế muôn đời chúng ta vẫn sẽ chỉ tạo ra một lớp học trò như bạn nói. Cần phải thay đổi.
Có một vấn đề nữa là theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục, "Càng lớn đạo đức học sinh càng xuống cấp" như là thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường kỷ luật của nhà trường; yêu đương quá sớm, không lành mạnh, xa rời chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam; gian lận trong học tập và thi cử.... Đây có phải là một phần hậu quả của việc dạy Văn ở bậc phổ thông hay không? Ý kiến của ông thế nào?
Đừng "đổ tội" cho môn Văn như thế. Ở trên tôi thấy bạn đề cao quá đáng môn Văn, còn ở câu hỏi này thì lại hạ thấp môn Văn quá. Tôi không nghĩ học trò thiếu đạo đức hiện nay thì là do việc dạy Văn. Sao lại nghĩ đơn giản thế.
Nhân cách của con người như trên tôi đã nói là do rất nhiều yếu tố tác động, mà trong đó môi trường xã hội là hết sức quan trọng. Rồi còn gia đình, bạn bè, truyền thông, internet, giới nghệ sĩ, nhiều nhiều lắm, chứ đâu phải do việc dạy Văn.
Môn Văn cũng giống các môn học khác thôi mà. Làm sao lại bắt nó phải gánh trách nhiệm nặng nề như thế. Thực ra thì con người phát triển theo xu hướng là cứ càng lớn tuổi thì càng "có vấn đề" thôi. Cho nên đừng nghĩ do dạy như hiện nay mà đạo đức học sinh xuống cấp.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hồng Hạnh ( thực hiện)
Theo Dantri
Hành trình của kẻ "quỷ khốc thần sầu" thành một "điển hình" Trại giam số 5 đã hoặc đang giam giữ những đối tượng chống đối khét tiếng bậc nhất. Vẫn biết có giam giữ là có... trốn trại, nhưng hạn chế tối đa chuyện này là chuyện kiên trì cùng "đại trí thức", nỉ non với các gã côn đồ. Đang chụp cảnh các phạm nhân gặt, khiêng, gánh, lái công nông chở từng...