Nét khác lạ của chế độ mẫu hệ và người giàu đa thê trong bộ lạc thổ dân Tlingit
Một số đàn ông và phụ nữ giàu có, địa vị cao của Thổ dân Tlingit vẫn thực hành chế độ hôn nhân đa thê.
Họ vẫn được đánh giá cao nếu thực hành tốt nghi thức truyền thống Potlatches (cho đi là nhận lại).
Các vũ công của bộ lạc thổ dân Tlingit nhảy các vũ điệu truyền thống tại nghi lễ dựng cột Totem vật tổ tại Klawock, Alaska.
Thổ dân Tlingit độc đáo với chế độ mẫu hệ, không có quan hệ ngôn ngữ với các bộ lạc khác
Tlingit là bộ lạc thổ dân ở vùng ven biển tây bắc Thái Bình Dương của khu vực Bắc Mỹ. Cộng đồng thổ dân Tlingit hiện còn khoảng 17.000 người, vẫn gìn giữ vùng đất và các truyền thống lâu đời tại khu vực nằm trên biên giới giữa bang Alaska của Mỹ với tỉnh miền tây British Columbia của Canada.
Tranh khắc gỗ thể hiện hình ảnh một thôn làng của thổ dân Tlingit ở Wrangell, Alaska, năm 1870.
Tên Tlingit của bộ lạc có nghĩa là “Người dân triều” (kiếm sống bằng hải sản thu lượm được theo thủy triều lên, xuống). Bộ lạc thổ dân Tlingit theo hệ thống thân tộc mẫu hệ nên trẻ con được sinh ra trong thị tộc bên mẹ, tài sản và sự thừa kế đều được truyền qua dòng họ của mẹ.
Thổ dân Tlingit chủ yếu sống trong khu vực rừng mưa ôn đới ven bờ biển phía đông nam Alaska và tại quần đảo Alexander.
Hôn nhân một vợ một chồng là quy tắc chung của các tầng lớp có địa vị thấp trong xã hội. Nhưng một số đàn ông và cả phụ nữ có địa vị cao vẫn thực hành hôn nhân đa thê. Ly hôn hiếm khi xảy ra vì bị coi là sự xúc phạm gia tộc của cả bên vợ và bên chồng.
Nghệ thuật và tâm linh được thổ dân Tlingit kết hợp trong hầu hết các lĩnh vực văn hóa truyền thống.
Điều khiến bộ lạc thổ dân Tlingit khác biệt so với những dân tộc bản địa khác cùng khu vực là họ không có quan hệ ngôn ngữ với bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Ngoại trừ một sự tương đồng mơ hồ với ngôn ngữ của tộc người Athabaskan mà thổ dân Tlingit đã giao lưu buôn bán suốt nhiều thế kỷ.
Nghi thức truyền thống Potlatches được thổ dân Tlingit thực hiện từ thời xa xưa.
Nghề truyền thống của thổ dân Tlingit là săn bắn, hái lượm và đánh bắt cá để tự cung tự cấp thực phẩm. Ngoài ra họ bổ sung thêm cây trái hái lượm trong rừng. Nhưng ngày nay hầu hết thổ dân Tlingit không còn theo lối sống cũ đó nữa.
Cột Totem vật tổ và áo giáp đồng xu – những dấu ấn độc đáo của thổ dân Tlingit
Hôn lễ của một cặp đôi thổ dân Tlingit thời nay.
Thổ dân Tlingit tôn thờ Đấng Sáng tạo tối cao Kah-shu-gooh-yah; có đức tin vào thế giới tâm linh và quyền lực của các Yéiks (linh hồn); tin rằng mỗi người đều có một vị thần hộ mệnh được gọi là Tu-na-jek và sau khi chết có sự tái sinh…
Cột Totem vật tổ dựng trước nhà của một gia đình thổ dân Tlingit tại Fort Seward, Haines, Alaska.
Thổ dân Tlingit rất coi trọng gia đình và họ hàng. Họ ngưỡng mộ người giàu có, quyền lực và có địa vị cao trong cộng đồng. Nhưng sự hào phóng và cách cư xử đúng mực luôn được đánh giá cao hơn. Điều này đặc biệt được thể hiện qua nghi thức truyền thống Potlatches.
(3: Thông qua việc phân chia tài sản và tặng quà theo nghi thức Potlatches, các gia chủ hoặc người đứng đầu các thị tộc của bộ lạc Tlingit khẳng định hoặc tái khẳng định địa vị xã hội của mình. (Ảnh: danielfox)
Potlatches theo một dạng ngôn ngữ đã được đơn giản hóa để giao tiếp giữa những người không sử dụng chung ngôn ngữ có nghĩa là “cho đi” (là nhận lại). Potlatches gần như là một thể chế phổ biến trong các bộ lạc thổ dân ở vùng bờ biển tây bắc Thái Bình Dương. Potlatches thường diễn ra trong cảnh tiệc tùng linh đình, cùng những màn nhảy múa và ca hát sôi động.
Các vũ công thổ dân Tlingit biểu diễn tại ngôi nhà của thị tộc ở làng Saxman, Ketchikan, Alaska.
Nghệ thuật nổi bật nhất của thổ dân Tlingit là khắc các biểu tượng vật tổ trên cột Totem làm bằng gỗ cây tuyết tùng, mỗi cột Totem kể lại một câu chuyện thú vị.
Một số áo giáp của thổ dân Tlingit xưa được làm hoàn toàn bằng những đồng xu thời nhà Thanh, Trung Quốc. Số khác được đính xu theo mẫu Chevron (mẫu chữ V ngược, hình zig-zag liền mạch).
Bên cạnh đó bộ lạc thổ dân Tlingit còn nổi tiếng với loại áo giáp độc đáo làm bằng những đồng tiền xu có từ thời nhà Thanh (1644-1912) của Trung Quốc.
Loại tiền xu này do các thương nhân châu Âu thời trước mang tới vùng đất của thổ dân Tlingit để đổi lấy da động vật. Sau đó họ giao dịch với người Trung Quốc để đổi da động vật lấy trà, lụa và đồ sứ.
Nghệ sĩ Tommy Joseph người Tlingit tái tạo lại bộ áo giáp truyền thống của bộ lạc mình.
Thổ dân Tlingit tin rằng áo giáp làm bằng tiền xu bảo vệ tốt cho họ khi bị các bộ lạc khác tấn công bằng dao hoặc súng. Tiền xu Trung Quốc cũng được đính cả trên mặt nạ và áo lễ vì được coi như một biểu tượng của sự giàu sang.
Thổ dân ở Vanuatu nhảy từ tháp 30 m để được tôn trọng
Lặn trên cạn là nghi lễ tâm linh xuất hiện nhiều thế kỷ tại đảo Pentecost (Vanuatu). Những người đàn ông nhảy từ tháp gỗ cao chỉ với sợi dây leo buộc quanh mắt cá chân.
Người đàn ông cưới hai vợ cùng một lúc Một người đàn ông ở làng Ghanpur, Telangana, Ấn Độ đã kết hôn với hai cô con gái của các dì mình trong một đám cưới diễn ra hôm 14/6 vừa qua. Báo giới Ấn Độ vừa đưa tin, một người đàn ông có tên là Arjun ở làng Ghanpur, Telangana, Ấn Độ đã kết hôn với hai người phụ nữ tên là...