Nét huyền bí trong lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn

Theo dõi VGT trên

Được biết đến như một bản sắc riêng, lễ nhảy lửa cũng là lễ hội duy nhất người Pà Thẻn còn duy trì đến ngày nay.

Huyện Lâm Bình, Tuyên Quang có 12 dân tộc sinh sống, đặc biệt, dân tộc Kinh chỉ chiếm 2%, còn lại phần lớn là dân tộc Tày và Pà Thẻn. Người Pà Thẻn tại thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang có tới 90 hộ với hơn 400 nhân khẩu.

Người Pà Thẻn có một nghi lễ đặc trưng riêng đó là lễ nhảy lửa thiêng liêng và huyền bí. Hàng năm từ ngày 16/10 âm lịch, các thầy cúng trong bản sẽ mở hội lễ nhảy lửa (cầu lửa). Dịp này, các thầy cúng chiêu mộ học trò, dạy các trò học làm thầy cúng để truyền nghề tới hết 15/1 âm lịch năm sau. Đây là thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới với mục đích tạ ơn các thần sau một năm đã phù hộ cho dân bản có một năm mùa màng tốt tươi, canh tác thuận lợi, người dân trong bản khỏe mạnh không ốm đau bệnh tật.

Nét huyền bí trong lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn - Hình 1
Theo tiếng Pà Thẻn, lễ truyền nghề thầy cúng được gọi là “Póc Quơ”, hội Nhảy lửa được gọi là “Po dinh họn a tờ”. Ảnh: Thảo Nguyễn

Các thầy sẽ chỉ nhận học trò là nam giới người Pà Thẻn, kể cả trẻ em. Và đó phải là người được thần chọn, không phải ai đăng ký cũng được theo học. Trước đây nghi lễ còn kiêng không cho phụ nữ tới xem, nhưng theo thời gian các thầy cúng dần cho phép toàn bộ dân làng tham dự.

Nghi lễ được tổ chức ở một khoảng sân chung rộng ở bản và chia làm hai phần, cúng trước khi mặt trời lặn diễn ra khoảng 3-4 tiếng và nhảy lửa sau khi trời tối diễn ra trong khoảng 1 tiếng. Phần đầu là phần thầy cúng gọi mời thần và “âm binh” tới tham gia lễ và nhập vào các học trò.

Nét huyền bí trong lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn - Hình 2
Lễ được cúng bằng thủ lợn, nội tạng lợn và rượu từ chiều trước khi mặt trời xuống núi. Ảnh: Thảo Nguyễn

Thầy cúng sẽ ngồi trên một ghế gỗ dài, phía trước là dụng cụ cúng bằng thanh tre và sắt. Các học trò tham gia nghi lễ nhảy lửa sẽ ngồi thành hàng trên chiếu phía sau thầy cúng để cùng làm lễ.

Tối trời, lúc cơ thể của các học trò rung lên, đầu lắc liên tục là khi các vị thần đã nhập vào họ thành công. Họ sẽ có nhiều sức mạnh và chỉ trực tìm lửa để nhảy vào. Phần hai là nghi lễ nhảy lửa diễn ra từ khi mặt trời lặn, lúc này một đống lửa to đã được đốt sẵn cháy thành than đỏ rực ngay gần đó. Những người tham gia nhảy lửa sẽ thay nhau nhảy vào đống than hồng đó, dùng cả tay và chân trần để phá cho tới khi tàn lửa. Điều đặc biệt là sau khi nhảy vào lửa chân tay họ không hề bị bỏng, đau đớn hay trầy xước.

Một người tham gia lễ nhảy lửa cho hay, khi thần nhập vào người, họ có cảm giác rất lạnh và nhìn thấy lửa là rạo rực muốn lao vào. Càng nhảy vào lửa thì họ lại càng thấy sảng khoải, dễ chịu và ấm người. Khi nhảy họ nhắm mắt và được thần dẫn đi nên bản thân họ không biết là khi đó bản thân đang lao vào đống lửa.

Sau khi đống lửa tàn, thầy cúng chiêu mộ các học trò về lại hàng chiếu phía sau để kết thúc lễ. Họ cảm ơn các vị thần đã tới dự lễ chung vui cùng dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được ấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia.

Kết thúc, thầy cúng sẽ giải lễ cho các học trò để họ trở về là người thường. Tương truyền, nếu thầy cúng không giải lễ mà để cho học trò ra về thì khi về tới nhà có đống lửa nào thì người đó cứ nhảy vào phá hết đống lửa đó.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn có lịch sử lâu đời, được truyền lại qua nhiều thế hệ; thể hiện những yếu tố văn hóa, tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai, niềm tin vào thế giới thần linh và những thế lực siêu nhiên. Bộ Văn hóa, Thể thaoDu lịch đã đưa lễ hội này vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2012 nhằm bảo tồn và phát huy một lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa và thu hút được đông đảo cộng đồng tham gia.

Video đang HOT

Dân tộc Pà Thẻn còn có tên là Pá Hưng, Tống; sử dụng nhóm ngôn ngữ Mèo -Dao. Người Pà Thẻn tập trung ở một số xã của tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, với cây lương thực chính là lúa, ngô.

Dân tộc Pà Thẻn có nhiều dòng họ. Những người cùng họ coi nhau như những người thân thích có chung một tổ tiên, không được lấy nhau. Người Pà Thẻn có tục ở rể tạm thời, nếu gia đình không có con trai mới lấy rể về ở hẳn. Người ở rể phải thờ ma họ vợ, con cái một nữa theo họ bố, một nữa theo họ mẹ.

Nét huyền bí trong lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn - Hình 3
Phụ nữ Pà Thẻn. Ảnh: Thảo Nguyễn

Trang phục của người Pà Thẻn mang sắc đỏ rất nổi bật, được người phụ nữ Pà Thẻn dệt tay rất công phu và tỉ mẩn. Một bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Pà Thẻn mất từ 4-5 tháng để hoàn thành và đặc biệt phức tạp và cầu kỳ với vấn tóc quấn nhiều vòng trên đầu với nhiều mảng hoa văn đặc trưng.

Họ có truyền thống ăn Tết Nguyên đán, Tết sâu bọ và Tết tháng 9 (còn gọi là Tết quá chự pa). Tết sâu bọ của đồng bào Pà Thẻn cũng giống Tết Đoan Ngọ của người Kinh, nhưng họ cúng và ăn bánh sừng trâu truyền thống làm từ gạo nếp và lá nón. Tết tháng 9 là tết giã bánh giày từ 25 – 29/9 âm lịch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng của người dân ở đây được bội thu.

Những phụ nữ người Mông cõng "nguồn sống" trên lưng

Người Mông vẫn hay nói với nhau rằng cưới được vợ như trong nhà vừa tậu được con trâu tốt.

Bởi người phụ nữ ấy sẽ trở thành lao động chính trong nhà, cuộc đời họ luôn gánh nặng sự nhọc nhằn trên lưng, từ lúc còn tấm bé cho đến cuối đời.

Sáng sớm, những con đèo từ Mèo Vạc qua thị trấn Đồng Văn (Hà Giang) vẫn chìm trong màn sương và mưa mờ trắng xóa. Đi xuyên qua màn sương đó, những người phụ nữ dân tộc Mông oằn lưng gánh những gánh cỏ, măng rừng, cả những nhánh củi tươi to nặng, men theo sườn núi xuống con đường cái để dẫn bộ về nhà.

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 1

Người phụ nữ dân tộc Mông luôn gồng gánh nỗi nhọc nhằn trên lưng - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Cúi sạp cả người xuống để xốc lại bó củi lớn trên lưng, Vàng Thị Mén cười nói bằng giọng Kinh lơ lớ: "Ngày nào cũng đi như này nên quen rồi. Mệt thì mệt nhưng từ nhỏ đã gắn với bao thứ trên lưng, lấy chồng sinh con rồi còn phải làm nhiều hơn để nuôi chồng nuôi con nữa".

Vàng Thị Mén năm nay mới hơn 20 tuổi, nhưng sự lam lũ hằn sâu lên từng đường nét trên mặt không khác gì người phụ nữ đã qua tuổi xuân. Bàn tay đầy những vết chai sạn, những vết thương do cỏ sắc rạch thành từng vệt dài trên mu bàn tay nổi đầy gân xanh. Lấy chồng từ năm 14 tuổi, đến nay chỉ mới 23 tuổi mà Mén đã có 4 người con, 2 trai 2 gái.

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 2

Cũng như nhiều phụ nữ người Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), Mén phải tập cõng đồ trên lưng từ lúc còn nhỏ. Người Mông vẫn hay nói với nhau rằng cưới được vợ như trong nhà vừa tậu được con trâu tốt. Bởi người phụ nữ ấy sẽ trở thành lao động chính trong nhà, cuộc đời họ luôn gánh nặng sự nhọc nhằn trên lưng, từ lúc còn tấm bé cho đến cuối đời.

Đi dọc các cung đèo Hà Giang, hay là đi sâu vào từng thôn bản, không khó để bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Mông lúc nào cũng mang chiếc lu cở (gùi) trên lưng. Tuổi đời càng lớn, những gì đựng trong lu cở lại ngày một kềnh càng. Những gánh nặng khiến cho lưng họ lúc nào cũng rạp xuống, gồng mình trên những con đường dốc vòng vèo của núi rừng phía Bắc. Khi mặt càng gần đất thì tuổi đời càng nhiều thêm và sự nhọc nhằn gắn liền với tấm lưng gồng gánh.

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 3

Chiếc lu cở (gùi) trở thành người bạn thân thiết trên lưng người phụ nữ Mông - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 4
- Ảnh: HÀ NGUYÊN

Sống ở những vùng núi có độ cao trên 1000 mét, đường sá hiểm trở, không thuận lợi cho các phương tiện vận tải di chuyển, người phụ nữ Mông nghiễm nhiên trở thành người vận chuyển thay vì là người đàn ông làm những công việc nặng nhọc này

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 5
- Ảnh: HÀ NGUYÊN

Lấy chồng sinh con từ lúc tuổi đời còn rất sớm, không ít người phụ nữ vừa phải cáng đáng việc nhà vừa phải trông con, những đứa trẻ theo chân mẹ lên nương rẫy, lên núi hái rau từ lúc còn bé xíu

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 6
- Ảnh: HÀ NGUYÊN

Sùng Thị Mỉ mới 18 tuổi nhưng đã lấy chồng và có 2 đứa con. Vì chồng cô cũng là người trong họ hàng nên khi sinh con ra, những đứa trẻ bị mắc chứng bệnh bạch tạng. Ở những vùng núi, vùng cao, điều kiện học tập, tiếp cận thông tin còn hạn chế, vậy nên đến nay dân tộc Mông vẫn là một trong những dân tộc có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết cao nhất toàn quốc. Thực tế này đang khiến người phụ nữ Mông tiếp tục chậm tiến hơn phụ nữ của các dân tộc khác

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 7
- Ảnh: HÀ NGUYÊN

Dọc đường rẻo cao Hà Giang, không khó để bắt gặp những người phụ nữ Mông lẫm lũi đi, dồn sức trên đôi chân để cõng mọi thứ, trên lưng họ lúc nào cũng là củi, là búp măng mới hái trên nương, có cả những bì lớn đựng cát, vật liệu xây dựng...

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 8

Họ thường đi rất nhanh dù là trong sương mù dày đặc, giữa trời nắng chang chang, hay bất chấp những cơn gió rét cắt da cắt thịt - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 9

Có lẽ vì vậy mà người phụ nữ Mông vẫn hay nói cuộc đời của họ gắn liền với con dốc cuộc đời - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 10

Khi mặt càng gần đất thì tuổi đời càng nhiều thêm và sự nhọc nhằn gắn liền với tấm lưng gồng gánh - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 11

Những gánh nặng theo họ cho đến lúc gối mỏi chân chùng - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 12

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 13

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 14

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 15
- Ảnh: HÀ NGUYÊN

Cô Sủng Thị Sy (39 tuổi, Mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang) chuẩn bị đi lên con đường mòn lên nương rẫy. "Chồng lúc nào giúp được thì giúp thôi, chứ anh ấy uống rượu suốt ngày" - cô chia sẻ

Những phụ nữ người Mông cõng nguồn sống trên lưng - Hình 16
- Ảnh: HÀ NGUYÊN

Những đứa trẻ từ nhỏ đã làm quen với chiếc gùi sau lưng. Đi học về, chúng phải tập quen với chuyện làm nương rẫy, hái rau rừng, không có thời gian cho việc học ở nhà

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khám phá vẻ đẹp Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười
15:52:13 16/11/2024
Ngắm di tích quốc gia đặc biệt ngàn năm tuổi ở Phú Yên
09:55:50 16/11/2024
Vẻ đẹp xuyên thời gian từ Moscow đến Saint Petersburg
10:31:40 16/11/2024
Việt Nam có một ngôi chùa rất độc đáo, được xây dựng hoàn toàn từ san hô và vỏ sò, vỏ ốc
08:00:52 16/11/2024
Khám phá du lịch Quảng Bình mùa đông xuân
10:18:56 16/11/2024
Thêm một lý do Phú Quốc ngày càng hút khách quốc tế
10:23:55 16/11/2024
Ngắm dải Ngân Hà trong màn đêm và đón bình minh bồng bềnh ở đồi chè Long Cốc
15:43:45 16/11/2024
Eo biển giữa 2 lục địa Á - Âu, điểm đến nhiều người mơ trải nghiệm
09:07:07 17/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024

Tin mới nhất

Lên Tà Xùa săn... mây

09:10:14 17/11/2024
Mây ở Tà Xùa lúc thì đổ dồn vào các khe núi sâu thẳm, lúc thì cuồn cuộn lên cao như dòng thác khổng lồ, khiến khung cảnh thêm phần sống động và huyền ảo.

Hành trình leo đỉnh Samu khám phá rừng rêu và cây thần kỳ

09:04:02 17/11/2024
Cô gái thuộc thế hệ GenZ Thảo Ly vừa có chuyến đi 2 ngày một đêm, bước vào khu rừng rêu và cây thần kỳ đầy mê hoặc và chinh phục đỉnh Samu cao 2.756m.

Đà Lạt một sớm bình yên

08:54:30 17/11/2024
Đà Lạt - thành phố ngàn hoa, luôn là điểm đến du lịch hàng đầu được du khách trong và ngoài nước lựa chọn, bởi khung cảnh hữu tình và bầu không khí trong mát.

Những điểm đến hấp dẫn ở miền Tây Quảng Trị

08:50:49 17/11/2024
Nhằm góp phần bảo tồn văn hóa, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương, thời gian qua, các huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp thu hút

Trekking xuyên rừng khám phá thác Lụa ở Tuyên Quang

08:46:51 17/11/2024
Nằm tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện hơn 20km, thác Lụa là điểm đến còn khá hoang sơ, thích hợp để du khách yêu thích thiên nhiên tìm đến khám phá.

Rừng phong lá đỏ 'níu chân' du khách giữa đất trời Tây Bắc

08:42:56 17/11/2024
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cung đường hoang sơ cùng thảm thực vật đa dạng, huyện Bát Xát (Lào Cai) còn rất thơ mộng với sắc đỏ, vàng cam của những tán phong đang mùa thay lá.

4 tỉnh, thành Đông Nam Bộ tham gia chương trình Famtrip khảo sát điểm đến du lịch tại Thanh Hóa

08:39:38 17/11/2024
Nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (Sở VHTT-DL) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Famtrip tham quan

Tàu biển Bắc Hải lần đầu đưa hơn 1.100 khách du lịch Trung Quốc đến Hạ Long

08:32:50 17/11/2024
Sáng 16/11, chuyến tàu biển đầu tiên từ TP Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và đưa hơn 1.100 khách tới tham quan Quảng Ninh.

Hai điểm đến lý tưởng ở Bạc Liêu

08:30:11 17/11/2024
Đến Bạc Liêu, du khách sẽ rất ấn tượng bởi Nhà hát Cao Văn Lầu (hay còn gọi là Nhà hát 3 nón lá) và quảng trường Hùng Vương.

Khám phá Phan Thiết bằng xe bus

08:23:56 17/11/2024
Có thể nói, trong các thành phố nổi tiếng về du lịch, thì Phan Thiết là nơi chịu khó đầu tư xe bus vào du lịch nhất. Hầu hết các danh lam thắng cảnh ở quanh thành phố Phan Thiết đều có các tuyến xe bus đi qua

Có gì hấp dẫn ở Trà Quế (Quảng Nam) - làng du lịch tốt nhất thế giới?

08:15:26 17/11/2024
Làng rau Trà Quế ở tỉnh Quảng Nam là điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Lơ lửng ngắm núi rừng

08:12:25 17/11/2024
Tại đây, một số trò chơi mạo hiểm đã xuất hiện để thỏa mãn đam mê khám phá của người trẻ, cũng như tăng thêm phần thú vị cho mỗi chuyến đi.

Có thể bạn quan tâm

'Bạch Tuyết' Rachel Zegler xin lỗi vì chống đối Donald Trump

Sao âu mỹ

22:25:30 17/11/2024
Rachel Zegler đã viết trên Instagram của mình rằng cô đã để cảm xúc lấn át khi đăng tải bài viết nói về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và phản đối gay gắt chuyện ông Donald Trump đắc cử.

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"

Tv show

22:18:01 17/11/2024
Trong công diễn đầu tiên của Chị đẹp đạp gió , tiết mục của đội Minh Hằng bất ngờ thua cuộc trước đội ca nương Kiều Anh.

Bị loại khỏi danh sách tuyển Anh, Rashford tìm niềm vui ở Mỹ

Sao thể thao

22:11:28 17/11/2024
Marcus Rashford bỏ lại nỗi thất vọng bị tuyển Anh hắt hủi bằng cách dự khán trận New York Knick và Brooklyn Nets thuộc giải NBA ở New York - Mỹ.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.

Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?

Sao việt

21:28:52 17/11/2024
Kết quả của Kỳ Duyên tại Miss Universe dù gây tiếc nuối, nhưng phần nào minh chứng những cố gắng âm thầm của nàng hậu suốt thời gian qua đã được đền đáp.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.