Nét đẹp văn hóa gửi thiệp Năm mới ở Nhật Bản
Một gia đình Nhật Bản trung bình mỗi năm sẽ nhận được từ 50 đến 100 nengajō hay còn gọi là thiệp mừng Năm mới thường được đưa đến qua đường bưu điện vào ngày đầu năm.
Trên thiệp sẽ in hình con giáp của năm đó kèm theo lời chúc viết tay từ những người thân quen.
Ngành kinh doanh thú vị
Nhân viên bưu điện đi xe máy phát thiệp Tết vào ngày đầu năm mới ở thành phố Ichikawa, Nhật Bản năm 2020. Ảnh: Shutterstock
Những tấm thiệp ghi lời chúc năm mới lần đầu tiên xuất hiện trong giới quý tộc Nhật Bản vào thời Nara và lan rộng trong tầng lớp thượng lưu và doanh nhân trong nhiều thế kỷ tiếp theo như một cách truyền tải lời hỏi thăm tới những người ở xa. Khi hệ thống bưu chính được thành lập, dân thường cũng có thể gửi lời chúc tương tự. Tuy nhiên, đến khi những tấm bưu thiếp chính thức đầu tiên được phát hành vào năm 1873, hoạt động này mới thực sự được chú ý.
Ngày nay nengajō, hay thiệp năm mới, có vai trò tương tự như thiệp Giáng sinh ở các quốc gia khác, mặc dù chúng được gửi đi với số lượng lớn hơn nhiều và thường ở dạng bưu thiếp. Trung bình mỗi gia đình sẽ nhận được khoảng 50 – 100 nengajō. Doanh số sản xuất bưu thiếp của Japan Post (Bưu điện Nhật Bản) đạt đỉnh điểm vào năm 2003 với 4,4 tỷ tấm và giảm dần khi ngày càng có nhiều người tự in thiệp hoặc sử dụng các dịch vụ Internet để gửi lời chúc.
Bắt đầu từ đầu tháng 11 hàng năm, bưu điện, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng văn phòng phẩm sẽ bày bán các mẫu bưu thiếp nengajō. Các tấm thiệp thường in hình eto (con giáp) của năm mới. Một số tấm thiệp cũng chỉ có hình trơn hoặc in lời chào. Mức giá cố định của bưu thiếp do Japan Post sản xuất là 63 yên/cái (khoảng 10.000 đồng), bao gồm cả bưu phí và tem theo chủ đề.
Video đang HOT
Thay vì giao thiệp sớm, các bưu điện giữ lại nengajō và phân phát chúng vào sáng 1/1. Trong khi mọi người nghỉ lễ ngày đầu năm mới, nhân viên và bưu tá của hơn 20.000 bưu điện khắp cả nước sẽ bận rộn đi phát thiệp năm mới gửi tới các nhà. Họ di chuyển bằng xe tải, xe máy hoặc xe đạp.
Thông thường để kịp thời gian cho nhân viên bưu điện chuẩn bị và phân phát thiệp vào đúng ngày 1/1, người gửi cần phải mang đi gửi trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 25/12. Có một quy ước là không gửi nengajō đến những gia đình vừa có người qua đời trong năm. Trong trường hợp này, gia đình có tang sẽ gửi mochū hagaki (bưu thiếp tang) vào đầu tháng 12 để thông báo cho những người khác biết rằng không cần gửi thiệp mừng năm mới đến họ.
Phần đầu tiên của dòng tin nhắn thường là một lời chào chung như “Chúc mừng năm mới”. Phần thứ hai được viết bằng chữ nhỏ hơn, mang theo những lời chúc, lời yêu thương, bày tỏ lòng biết ơn và chúc hạnh phúc của người gửi đến người nhận. Người viết thiệp có thể tự sáng tạo nét chữ trên thiệp với bút màu hoặc bút lông truyền thống. Thậm chí có người còn tự thiết kế một “con dấu” bằng khoai tây hoặc miếng gỗ để tạo dấu ấn riêng trong bưu thiếp của mình.
Những tấm bưu thiếp Nengajō với dãy số xổ số in bên dưới cùng của tấm thiệp. Nguồn: Nippon.com
Bưu thiếp của Japan Post có in một dãy xổ số ở dòng dưới cùng. Bên cạnh nhận được những lời chúc đầu năm, người nhận thiệp còn có cơ hội thắng xổ sổ với nhiều giải thưởng thú vị. Ví dụ như năm 2020, các giải thưởng trúng số bao gồm vé tham dự các sự kiện Olympic như lễ khai mạc và bế mạc, voucher để mua sắm trực tuyến, 300.000 yên (50 triệu đồng) tiền mặt, hàng hóa được sản xuất trong khu vực từ khắp đất nước và tem bưu chính in hình con chuột – con giáp của năm.
Giữ gìn nét đẹp trong thời đại số
Sự phát triển của công nghệ đã khiến cho phong tục được duy trì suốt 1.300 năm này không còn được quá ưa chuộng như trước.
Trong ngày đầu năm mới 2024, khoảng 743 triệu thiệp chúc mừng năm mới đã được giao trên khắp Nhật Bản. Con số đó giảm gần 16% so với số lượng bưu thiếp được giao vào ngày đầu tiên của năm 2023, tiếp tục phản ánh xu hướng phong tục truyền thống dần mai một.
Ông Makoto Hosomura, sống ở tỉnh Saitama, phía Bắc Tokyo, vừa nghỉ hưu năm nay sau nhiều năm kinh doanh nhập khẩu rượu, cho biết: “Tôi đã không gửi bất kỳ tấm thiệp nào trong năm nay. Ngày trước, tôi phải in hơn một trăm tấm thiệp để gửi tới khách hàng và các đối tác kinh doanh. Tôi phải viết tay lời chúc cho từng người, cám ơn họ vì công việc kinh doanh thuận lợi và mong đợi một năm mới tốt đẹp hơn. Có những năm tôi phải mất vài ngày để viết bưu thiếp”.
“Năm nay tôi đã nghỉ hưu nên không cần giữ liên lạc với những người liên hệ làm ăn đó nữa. Vì vậy, tôi quyết định chỉ gửi một vài tấm thiệp cho bạn bè và thành viên gia đình. Thực sự thì tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi không bị áp lực với nghĩa vụ phải gửi nhiều thiệp như vậy”, ông Hosomura cười nói.
Công nghệ trong những thập kỷ gần đây đã cho phép các gia đình thiết kế và in thiệp theo phong cách riêng tại nhà. Ảnh: Shutterstock
Theo báo cáo khảo sát của công ty văn phòng phẩm Pilot thực hiện hàng năm từ năm 1979, tỷ lệ người dự định gửi ít nhất một tấm bưu thiếp đạt đỉnh điểm là 96,9% dân số cả nước vào năm 2001. Trong cuộc khảo sát gần đây nhất với 400 người, chỉ 43,8% cho rằng sẽ làm như thế. Đây cũng là lần đầu tiên con số trong cuộc khảo sát này giảm xuống dưới 50%.
Khi được hỏi tại sao họ không gửi thiệp năm mới, 61% cho biết họ thích gửi tin nhắn qua các ứng dụng như Line, trong khi 32,7% thích gửi tin nhắn trên trang Facebook hoặc Instagram. 45,7% người được hỏi cho biết việc chuẩn bị thiệp rất phiền hà, trong khi 26,9% cho biết họ không chú trọng đến việc gửi thiệp.
Tuy nhiên, một kết quả đáng ngạc nhiên hơn trong cuộc khảo sát là hơn 55% cho biết họ hy vọng truyền thống gửi thiệp mừng năm mới vẫn sẽ được tiếp tục. Takako Tomura, một bà nội trợ sinh sống tại thành phố Yokohama, cho biết: “Chúng tôi được nghỉ ngay trước Tết nên mọi thứ thực sự bận rộn nhưng tôi vẫn tìm được thời gian để viết thiệp. Tôi nghĩ đó là một điều tốt đẹp nên gìn giữ, nghĩ về người khác vào thời điểm này trong năm và gửi cho họ tin nhắn, lời chúc cá nhân. Việc này không mất nhiều thời gian và tôi cũng rất cảm kích khi nhận được thiệp từ một người bạn cũ”.
Nhật Bản thông báo ca tử vong đầu tiên do bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 13/12, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo một bệnh nhân nam giới sinh sống tại tỉnh Saitama gần thủ đô Tokyo đã tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.
Đây là ca tử vong đầu tiên do bệnh này tại Nhật Bản.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: Shutterstock/TTXVN
Bộ trên nêu rõ bệnh nhân ở độ tuổi 30, nhiễm HIV và không có lịch sử đi lại trước đó. Nhật Bản ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 7/2022. Tháng 5 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế, trong bối cảnh số ca mắc mới giảm.
Trong khi đó, tại Campuchia, Bộ Y tế nước này cùng ngày thông báo phát hiện thêm một trường hợp dương tính với virus đậu mùa khỉ tại thủ đô Phnom Penh. Đây là ca mắc đậu mùa khỉ thứ 2 được xác nhận tại nước này kể từ tháng 7/2022.
Phóng viên TTXVN tại Phnom Penh dẫn thông báo của Bộ Y tế Campuchia cho biết ca bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở một nam bệnh nhân 28 tuổi, sinh sống tại ấp Pesey, phường Teuk Thla, quận Sen Sok, thủ đô Phnom Penh, bắt đầu có triệu chứng từ ngày 30/11. Kết quả xét nghiệm ngày 11/12 cho thấy bệnh nhân dương tính với virus đậu mùa khỉ. Người này đã được đưa đi cách ly.
Các đội ứng phó khẩn cấp của Bộ Y tế cấp quốc gia và của thủ đô Phnom Penh đã và đang phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tích cực điều tra, xác định nguồn lây nhiễm, xác định các trường hợp nghi ngờ và bệnh nhân để ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng, đồng thời thực hiện chiến dịch giáo dục sức khỏe cho người dân tại khu vực phát hiện ca bệnh.
Trong thông báo, Bộ Y tế Campuchia cũng khuyến cáo về cách thức lây nhiễm và biện pháp phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ, đồng thời yêu cầu đội ngũ nhân viên y tế nâng cao nhận thức và giáo dục cho người chăm sóc, cũng như thực hiện phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng trong bệnh viện hoặc trung tâm y tế theo đúng quy trình kỹ thuật.
Đậu mùa khỉ vốn là bệnh lưu hành tại khu vực châu Phi, song trong năm 2022, số ca mắc tại khu vực châu Âu tăng đột biến, khiến WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 7 cùng năm. Đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc với dịch tiết từ người mang bệnh. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể dễ dàng nhận biết như sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban... Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 - 4 tuần và thời gian ủ bệnh trước khi xuất hiện triệu chứng là từ 5 - 21 ngày.
Nhật Bản: Sau vụ nổ súng tại bệnh viện, một tay súng đang cố thủ trong bưu điện Theo hãng tin Kyodo, cảnh sát Nhật Bản cho biết một đối tượng nam giới mang theo súng cố thủ trong một bưu điện gần thủ đô Tokyo chiều 31/10 sau khi có tiếng như súng nổ và 2 người bị thương tại một bệnh viện gần đó. Theo cảnh sát, cũng có thông tin ít nhất 1 tiếng súng nổ tại bưu...