Nét đẹp cổ kính của di sản Đại Nội Huế khiến bao du khách say đắm ‘quên lối về’
Thành phố Huế được biết đến với vẻ đẹp trầm lắng, bình yên của cảnh quan và nét dịu dàng, đôn hậu của người dân địa phương.
Không những vậy, đây còn là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử và nhiều di sản văn hóa, lễ hội độc đáo.
Đến Huế, du khách thường dạo quanh các con phố để ngắm nhìn người con gái xứ Huế thướt tha trong tà áo dài trắng, hoặc khám phá các món ẩm thực hoàng gia. Đặc biệt, khi đặt chân đến địa danh này, bạn nhất định phải ghé thăm những lăng tẩm được xây dựng từ triều đại nhà Nguyễn.
Huế từng là vùng đất cố đô mang đậm dấu ấn lịch sử. Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên vào năm 1993. Quần thể này bao gồm hệ thống các di tích liên quan triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Là một phần trong Quần thể Di tích Cố đô Huế, Đại Nội Huế mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều Nguyễn. Đây là một địa điểm không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Cố đô Huế. Đưa du khách tham quan Đại Nội, hướng dẫn viên Nguyễn Hoàng Anh, một người con xứ Huế cho biết Đại Nội là trung tâm chính trị, nơi ăn ở, sinh hoạt của cả 13 đời vua nhà Nguyễn. Đại Nội rộng 40 ha, việc xây dựng kéo dài suốt 27 năm, từ thời vua Gia Long 1805 và hoàn thành vào thời Minh Mạng 1832.
Video đang HOT
“Trước mặt Đại Nội nhìn ra theo đường chim bay có ngọn núi Ngự Bình, là bức bình phong ngăn không cho gió độc hại đi vào tất cả cung điện nhà Nguyễn. Dòng sông Hương chảy ngang qua Đại Nội là yếu tố minh đường, là con đường sáng tích tụ phước, đức cho nhà Nguyễn. Giữa sông Hương có hai gò đất nổi lên tự nhiên. Phía trái thế như một con rồng xanh, người ta gọi là Cồn Hến. Bên phải thế như con cọp trắng, gọi là cồn Dã Viên. Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ chầu về trước Kinh Thành. Hậu chẩm của kinh thành Huế là dãy núi Trường Sơn. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng áp dụng từ cung điện, lăng tẩm, chùa chiền và nhà cửa của vua chúa ngày xưa” – HDV Nguyễn Hoàng Anh cho biết.
Đến Quần thể Di tích Cố đô Huế, du khách sẽ bước qua 3 vòng thành. Thành ngoài cùng là Kinh thành; thành thứ hai là Hoàng thành hay còn gọi là Đại Nội; trong cùng là khu Tử Cấm Thành. Cửa của Vua đi gọi là Ngọ Môn. Trên Ngọ Môn có tầng khán đài là lầu Ngũ Phụng, nơi các vị Vua nhà Nguyễn tổ chức một năm 3 cuộc lễ lớn… Lễ Ban sóc tức là gần Tết, vua phát cho mỗi hộ dân một cuốn lịch xem vào năm mới.
Đại Nội là nơi lưu giữ những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của triều đại phong kiến. Đặc biệt, các lễ hội cung đình từ thời nhà Nguyễn vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Nếu bạn có cơ hội đến đây vào dịp tổ chức Festival Huế, du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động văn hóa thú vị và hòa mình vào không khí lễ hội sôi động. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức trà tại sân thượng uyển trong cung Diên Thọ để cảm nhận rõ nét hơn về văn hóa cung đình Huế.
Đại Nội Huế là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc. Khi đến đây, bạn không chỉ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của các công trình kiến trúc mà còn được tham gia nhiều trải nghiệm văn hóa thú vị.
Tại sao du khách Thái Lan đến Huế ít vào tham quan Đại Nội?
Hơn một tháng trở lại đây, nhiều đoàn du khách Thái Lan khi đến Huế chỉ di chuyển đến phía Quảng trường Ngọ Môn Đại Nội Huế để chụp ảnh lưu niệm rồi rời đi, không vào bên trong tham quan.
Thời gian gần đây, nhiều đơn vị lữ hành đưa khách Thái Lan đến Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng lại không vào tham quan di sản Đại Nội mà chỉ đứng bên ngoài chụp ảnh lưu niệm. Thế mạnh của du lịch Huế là văn hóa - di sản và cung đình Huế. Cơ quan chức năng và cộng động doanh nghiệp du lịch lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm hình ảnh điểm đến cố đô Huế dần "mất điểm".
Hơn một tháng trở lại đây, nhiều đoàn du khách Thái Lan khi đến Huế chỉ di chuyển đến phía Quảng trường Ngọ Môn Đại Nội Huế để chụp ảnh lưu niệm rồi rời đi, không vào bên trong tham quan. Ông Đỗ Ngọc Cơ, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, khách du lịch Thái Lan đến Huế hiện nay khá ổn định nhưng lại không tham quan Đại Nội là một nỗi lo. Địa phương cần sớm triển khai các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách khi công trình di tích Điện Thái Hòa đang trùng tu. Theo ông Đỗ Ngọc Cơ, nếu không sớm có giải pháp và quảng bá tốt hơn, thương hiệu và hình ảnh mang tính biểu trưng như Đại Nội sẽ phai dần trong lòng du khách.
Khách du lịch đến tham quan Huế
Ông Cơ nói: "Về vấn đề khách Thái Lan đến Huế hiện nay, có đến 90% không vào Đại Nội, vì một số đơn vị lữ hành ở bên Thái Lan họ đưa ra thông tin là Đại Nội đang sửa, đi vào trong thì không có gì để tham quan nên khách Thái Lan đến chỉ có đứng ngoài chụp hình và đi xích lô một vòng quanh Đại Nội. Đối với khách hàng từ Thái Lan thì họ không biết, họ đi theo chương trình của các công ty Thái Lan bán từ bên kia thôi."
Vì sao khách Thái Lan đến Huế không vào tham quan Đại Nội ?. Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, trước dịch Covid-19, nguồn khách Thái Lan đến Huế chủ yếu vào tham quan Điện Thái Hòa, chiêm ngưỡng ngai vàng ở đây rồi quay trở ra. Hiện nay, Điện Thái Hòa đang trùng tu và ngai vàng cũng được di chuyển đến bảo quản ở nơi khác nên không thu hút được khách tham quan. Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị quyết định phục chế ngai vàng theo bản gốc, dự kiến vài tháng nữa sẽ hoàn thành và cho đặt ở lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
Khách du lịch Thái Lan Tham quan cố đô Huế
Ông Trung cho biết: "Những hãng lữ hành lập ra những tour mà trong bối cảnh chi phí vận chuyển, chi phí giá đầu vào tăng lên thì chi phí có thu tiền cắt giảm bớt, giống như Đại Nội thì có đoàn khách Thái Lan vẫn vào, có đoàn đứng ngoài chụp ảnh xong đi. Tùy theo nhu cầu từng người và tùy theo tổ chức từng tour."
Hiện mỗi ngày có khoảng 1.000 du khách Thái Lan đến cố đô Huế tham quan du lịch, chiếm 70% thị phần khách quốc tế đến Huế. Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua có hiện tượng các đơn vị lữ hành khi đưa khách Thái Lan đến Huế chỉ chọn 1 hoặc 2 điểm đến tham quan. Một số đơn vị đang khai thác tour với mức giá khá thấp, có sự cạnh tranh về giá nên giảm dần các điểm tham quan. Ngành Du lịch Huế đang trao đổi thông tin với các đơn vị lữ hành để quảng bá thêm các công trình kiến trúc, chương trình nghệ thuật và dịch vụ đặc sắc bên trong Đại Nội. Ông Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm, địa phương có nhiều chính sách miễn, giảm vé tham quan di tích thông qua các chuyến bay thẳng thuê bao Huế - Bangkok, Thái Lan để thu hút du khách.
Ông Phúc nói: "Bên lữ hành và cả du khách họ cũng thiếu thông tin, họ tưởng khu di tích đang bảo tồn và trùng tu nhiều nên họ cắt bớt lịch trình tham quan và đi tham quan lăng, hoặc họ sử dụng dịch vụ khác. Họ sử dụng phần đó để chi những dịch vụ như xích lô, tour ẩm thực. Và lượng khách vào di tích trong tháng 11 và đầu thàng 12 này tăng ổn định"./.
Du khách Thái đến Huế chỉ 'đứng ngoài check-in rồi về', Lãnh đạo Sở lên tiếng Nhiều du khách Thái Lan thời gian qua khi đến tham quan tại một số điểm du lịch ở Huế không mua vé mà chỉ đứng ngoài cổng check-in rồi về. Ngành du lịch tỉnh này đang vào cuộc, tìm giải pháp khắc phục thực trạng này. Thái Lan là một trong những thị trường khách quốc tế tiềm năng đến du lịch...