Nét đẹp bình dị, trầm mặc của làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử Văn hóa quốc gia, là địa chỉ quen thuộc để tìm hiểu về cội nguồn văn hóa của người dân làng quê Bắc Bộ bao đời.
Cùng chiêm ngưỡng nét đẹp bình dị, trầm mặc của làng cổ Đường Lâm.
Làng cổ Đường Lâm nằm cách Hà Nội khoảng 50km, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Trải qua bao thăng trầm thời gian, Đường Lâm vẫn giữ nguyên trong mình những nét bình dị, mộc mạc, đặc trưng của một ngôi làng đồng bằng Bắc Bộ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình…
Đường Lâm nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo nơi đây. Từ nhà ở đến cổng ngõ, cổng làng, giếng nước, tất cả đều sử dụng đá ong đã tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng đặc sắc.
Đường Lâm là vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của nhiều danh nhân như bà Man Thiện ( mẹ của hai Bà Trưng), Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, Thám hoa Giang Văn Minh, bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,…
Đường Lâm còn nổi tiếng với tên gọi là “đất hai vua” do là nơi sinh ra của Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Trọng tâm của quần thể di tích làng cổ ở Đường Lâm là thôn Mông Phụ, nơi có cổng làng cổ xưa nhất. Cổng làng được xây dựng từ năm 1833, phía trên tựa dòng chữ “Thế hữu hưng ngơi đại”, tạm dịch là thời nào cũng có người tài. Điểm đặc biệt của cổng làng là nó không có gác ở trên mái và những vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng.
Ở làng Mông Phụ còn có đình Mông Phụ – được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) – là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thi lợn thờ, thi gà thờ…
Video đang HOT
Trong 16 di tích ở Đường Lâm có 7 di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia, 1 di tích đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây cũ xếp hạng. Đặc biệt có chùa Mía là di tích đã bảo lưu được một số tượng và đồ thờ khá lớn. Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si).
Giá trị của làng cổ Đường Lâm nằm ở việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể. Hiện nay, ở đây còn bảo lưu được các lễ hội, phong tục tôn vinh các vị anh hùng dân tộc; lưu giữ được trên 2000 trang văn bản Hán Nôm ghi chép thần phả của các làng, gia phả các dòng họ, gia đình, các tác phẩm văn học, văn hóa, y học,…
Nhắc đến Đường Lâm không thể không nhắc đến chè lam. Đây là một món quà đặc sản ở xứ Đoài. Chè lam được làm thủ công bằng phương pháp gia truyền. Nguyên liệu để làm ra món chè lam là đường mật, mạch nha, gừng tươi, bột gạo nếp rang, lạc rang.
Giữa những bộn bề của cuộc sống đô thị hiện đại, người dân làng cổ Đường Lâm vẫn giữ được nét bình dị, mộc mạc và chân chất.
Làng cổ Đường Lâm đã, đang và sẽ trở thành địa điểm thăm quan lý tưởng cho các du khách muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Theo PNN
Đến Angkor ngắm thần mặt trời đẹp đến ngỡ ngàng
Quần thể kiến trúc Angkor bao gồm: Angkor Wat, Angkor Thom và gần 1000 ngôi đền nhỏ lẻ khác. Trong đó Angkor Wat là đỉnh cao của kiến trúc Khmer, được xem là biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất hiện trên quốc kì và là điểm thu hút du khách.
Kiến trúc thật độc đáo khiến ai ai cũng phải ngước nhìn (Ảnh: Internet)
Cách di chuyển đến khu đền Angkor
Angkor Wat nằm cách thị trấn Siem Reap 5,5 km về phía Bắc. Từ Hà Nội, bạn có thể bay thẳng đến đây rất tiện lợi. Từ thành phố Hồ Chí Minh, ngoài cách bay thẳng, bạn có thể đi xe buýt đến Siem Reap với giá vé dao động từ 400.000 VND - 500.000 VND/khách/chiều tuyến Sài Gòn - Siem Reap.
Quần thể khu đền Angkor
Toàn ảnh khu đền Angkor đẹp đến ngỡ ngàng (Ảnh: Internet)
Trong tất cả các công trình kiến trúc cổ kính, kì vĩ của Angkor, Angkor Wat là ngôi đền lớn nhất và cũng là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo thờ thần Vishnu. Ngắm Angkor Wat trong vạt nắng tinh mơ và nhìn bóng hình ngôi đền hiện rõ dần trên mặt nước theo sự biến đổi của sắc trời là niềm khao khát của bao khách du lịch khi đến với Angkor.
Một khu đền khác cũng rất nổi tiếng là Angkor Thom. Ngôi đền được xây dựng theo phong cách Bayon, lấy đá ong làm vật liệu xây dựng chủ yếu. Điểm đặc biệt của công trình là các tháp mặt người tại các lối vào thành và hình tượng naga tại các tháp trong khu đền. Những bức tượng bốn mặt luôn mỉm cười người ta gọi là Nụ cười Bayon.
Ở Angkor Thom còn có đền Baphoun, là một ngôi đền cao, trên cùng là nơi làm lễ tế thần và có bức tượng Phật niết bàn được ghép từ hàng nghìn khối đá rất đẹp.
Cuối cùng là đền Phnom Bakheng, nơi đánh dấu sự kết thúc một ngày trải nghiệm của bạn ở khu đền Angkor. Bạn sẽ được tận hưởng không khí cuối ngày ở đây và ngắm ánh hoàng hôn từ từ buông xuống, bóng đêm dần bao phủ lấy ngôi đền.
Phương tiện di chuyển ở Siem Reap
Xe tuk tuk là phương tiện di chuyển chủ yếu và khá tiện lợi ở đây (Ảnh: Internet)
Phương tiện di chuyển phổ biến nhất ở đây là xe tuk tuk. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi xe đạp vì dịch vụ cho thuê xe đạp ở đây khá tiện lợi bao gồm cả xe đạp bình thường và xe đạp điện.
Đặt phòng khách sạn tại Siem Reap
View hồ bơi tại khách sạn Pool Party Hostel (Ảnh: Internet)
Bạn có thể tham khảo tại Booking.com để tìm cho mình một khách sạn ưng ý. Dưới đây là một số khách sạn được vote cao ở Siem Reap:
Pool Party Hostel: có hồ bơi, miễn phí bữa sáng và xe đón sân bay. Khách sạn này được 9,3 vote từ các cặp đôi với view vô cùng đẹp. Ngoài ra, nó còn có cả phòng riêng và phòng dorm cho bạn thoải mái lựa chọn. Giá phòng riêng 15 - 20 USD/người/đêm, phòng dorm khoảng 8 USD/người/đêm.
Boutique Dormitory Kochi-ke: giá giường dorm 6 USD/đêm/người, bao gồm xe đón sân bay miễn phí, ngay trung tâm Siem Reap, cách chợ đêm khoảng 200m.
Siem Reap Pub Hostel: có hồ bơi, miễn phí bữa sáng và xe đón sân bay, cách trung tâm khoảng 300m. Khách sạn này có cả phòng dorm lẫn phòng riêng. Giá giường dorm là 8 USD/đêm/người.
Thưởng thức điệu múa Aspara
Chiêm ngưỡng điệu múa Aspara - điệu múa truyền thống của người Khmer (Ảnh: Internet)
Điệu múa Aspara là một điệu múa truyền thống của người Khmer. Bạn có thể ngồi trong nhà hàng vừa thưởng thức những món ăn truyền thống của người Campuchia vừa xem múa Aspara để hiểu thêm về bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer.
Ngắm bình mình lên từ đền Angkor đẹp mê đắm lòng người (Ảnh: Internet)
Bức tượng 4 mắt được thiết kế luôn mỉm cười vô cùng độc đáo (Ảnh: Internet)
Kể cả cây cổ thụ ở đây cũng rất độc đáo và kì bí (Ảnh: Internet)
Theo 24h.com.vn
Ghé thăm những ngôi làng cổ ít người biết đến tại Việt Nam Bên cạnh làng cổ Đường Lâm, làng Cổ Loa, thì làng Ước Lễ, làng Cự Đà và làng Cựu là 3 ngôi làng cổ tại Việt Nam còn lưu giữ những nét văn hóa từ ngàn đời xưa nhưng được ít du khách biết đến. Làng Ước Lễ, Thanh Oai, Hà Nội Nổi tiếng với món giò chả trứ danh, làng cổ Ước...