Nét đặc trưng văn hóa tại chợ phiên Mường Quạ
Nhộn nhịp, náo nức, tấp nập kẻ bán người mua và rực rỡ sắc màu trang phục của các sơn nữ vùng cao… là những điều mà du khách dễ dàng cảm nhận khi tham gia chợ phiên Mường Quạ, huyện Con Cuông vào những ngày cuối năm.
Một trong những chợ phiên có nhiều người tìm đến ở Huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) là chợ phiên Mường Quạ mỗi tháng họp 1 lần. Chợ bày bán nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm, sản phẩm may mặc và các mặt hàng mang đậm những nét văn hóa rất riêng của đồng bào dân tộc Thái và Đan Lai.
Quang cảnh chợ phiên Mường Q uạ ở xã Môn Sơn – Huyện Con Cuông , tỉnh Nghệ An
Chợ phiên là không gian giao lưu, mua bán của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận như Anh Sơn, Tương Dương… Đây vừa là nơi tập trung giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá. vừa là không gian độc đáo đa sắc màu của văn hóa các dân tộc anh em. Khi trời mới tờ mờ sáng, những người bán hàng đã đến chợ, bày biện hàng hóa.
Chợ phiên Mường Q uạ (huyện Con Cuông ) họp 1 tháng một lần thu hút rất nhiều người tìm đến
Chợ phiên họp từ sáng sớm cho đến khoảng 11 giờ trưa. Đi chợ phiên cuối năm ở đây, mỗi người sẽ cảm nhận được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc vẫn được duy trì.
Những ngày cận Tết, chợ phiên thường đông người, náo nhiệt hơn song chợ vẫn bày bán chủ yếu các mặt hàng truyền thống, do người dân địa phương sản xuất như: Váy, áo thổ cẩm, cá suối, măng rừng, cơm lam…
Rấ nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm… của đồng bào dân tộc Thái được mang đến phiên chợ
Đến chợ phiên những ngày cuối năm sẽ thấy khung cảnh kẻ bán người mua tấp nập, nhộn nhịp. Nhiều quầy hàng bày bán các sản phẩm nông sản, nhu yếu phẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc Thái và Đan Lai.
Video đang HOT
Bà Vi Thị Tiến – Bản Lằng Càng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông chia sẻ, tháng nào cũng đi chợ phiên để mua sắm đồ cho gia đình và các con cháu. Rồi những sản phẩm gia đình làm ra mang đến mua bán, trao đổi…
Phiên chợ này cũng là dịp để cho mọi người mua sắm cho mình những bộ quần áo thổ cẩm mặc trong dịp tết cổ truyền sắp tới
Là một tiểu thương kinh doanh tại chợ phiên Mường Quạ, chị Hà Thị Hành cho biết, ở chợ phiên này có đầy đủ các mặt hàng để phục vụ nhu cầu của người dân trong bản và các vùng lân cận. Tháng nào cũng vậy cả người bán và người mua đều rất đông vui.
Chợ phiên vùng cao những ngày này nhộn nhịp, đông vui nhưng không quá ồn ào. Đó không chỉ là nơi người dân mua sắm, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc.
Đến Chợ phiên Mường Quạ , du khách còn được thưởng thức rượu cần nấu từ men lá đặc trưng của đồng bào Đan Lai
Đến với chợ phiên vùng cao của đồng bào dân tộc Thái ở Môn Sơn là đến với tình người, tình quê mộc mạc, ấm áp, chân tình. Những phiên chợ vùng cao nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc. Du khách khi đến đây không những được tham quan phong cảnh ở đây mà còn cảm nhận nét văn hoá riêng của vùng cao biên giới.
Hoàng Trinh
Theo congthuong.vn
Khám phá "Huyền thoại hoa Tam giác mạch" trong lòng Thủ đô
Tại "Ngôi nhà chung", Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam lại rực rỡ vào mùa hoa Tam giác mạch đặc sản riêng của vùng đất cực Bắc để tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa đặc trưng vùng núi non và lan tỏa những nét đặc sắc của văn hóa đồng bào các dân tộc tại Ngôi nhà chung.
Du khách đến "Làng" dù lần đâu hay hay nhiều lần, cảm xúc dành cho nơi đây vẫn dạt dào, nguyên vẹn như thuở ban đầu. Bởi mỗi lần đến đây vào dịp này, vẻ đẹp mê đắm của thung lũng hoa Tam Giác Mạch (TGM), đồng loạt ngả màu hồng phấn cứ cuốn lữ khách trôi miên man đi giữa cơn mộng đẹp. Nơi ấy, từng cơn gió mát lạnh mang theo hương hoa ngan ngát khiến những tâm hồn bay bổng được chắp cánh đến tận mây xanh.
Loài hoa TGM mang trong mình một sự tích huyền thoại, tô điểm một sắc hồng ấm áp, như mời gọi những kẻ lữ hành tới chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp đến say đắm lòng người. TGM là loài hoa có cái tên kỳ lạ gắn với một sự tích cũng lạ kỳ không kém. Ngày xửa ngày xưa có nàng tiên vén mây nhìn xuống hạ giới thấy cảnh tượng vô cùng xinh đẹp: Núi chồng núi, đá chống đá, mây len vào ven núi, đá đội mây lên trời, màu xanh của lá, màu trắng của mây quyện hòa vào nhau.
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người lấy hạt về ăn. Khi hạt ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ấm bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn.
Nhiều ngày trôi qua, nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì để có thể làm no cái bụng. Một hôm thoảng bay trong gió mùi hương là lạ từ trước đến giờ chưa ai, chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi và ai nấy đều ngỡ ngàng một rừng hoa li ti trải dài từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy có những lá hình tam giác ẩn nấp khá kín đáo ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã yên không lóc cóc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô nên gọi là mạch, lá có hình tam giác và thế là nó có tên TGM.
Với sự phối hợp giữa Ban Quản lý Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc các dân tộc tại cụm Thung lũng hoa TGM cùng tới với loài hoa tam giác mạch - loài "hoa của đá" trong chương trình "Huyền thoại hoa TGM". Các tiết mục được nối liền theo các phần được kết nối theo lời dẫn của câu chuyện Khau Vai và TGM từ đó tái hiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao và sắc hoa TGM.
Chị Trần Tuyết Mai (Quận Tây Hồ) chia sẻ: "Biết đến thông tin về chương trình qua báo chí, tôi đã rủ những người bạn của mình cùng lên Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tôi rất thích loài hoa Tam giác mạch, nhưng chưa có điều kiện lên Hà Giang. Thật không ngờ, giữa Thủ đô lại có cả một không gian đẹp mê hồn về loại hoa này, từ sáng đến giờ, tôi và các bạn đã lưu lại không biết bao nhiêu bức ảnh. Nhất định, tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè cùng nhiều người biết...".
Em Trần Đức Anh đến từ Thái Nguyên hào hứng chia sẽ: "Em đã nghe rất nhiều về loài hoa Tam giác mạch nhưng chỉ nghĩ là đến Hà Giang mới được ngắm nó, không ngờ ở Hà Nội cũng có một không gian về loại hoa này. Không những thế, đến với không gian văn hóa các dân tộc Việt Nam, em còn có thể mượn những bộ trang phục dân tộc truyền thống để check - in và lưu giữ lại những bức ảnh rất là đẹp".
Đên vơi "Ngôi nha chung" cua công đông 54 dân tôc Viêt Nam trong dip nay, du khach không chi đươc thương thưc cac tiêt muc văn nghê với các bài hát, điệu múa ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên, con người Tây Bắc; giới thiệu sản vật vùng Tây Bắc, khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc... ma du khach con đươc hoa minh vao không gian tràn ngập sắc màu tím hồng của hoa TGM được trồng trải dài thành thung lũng thấp thoáng sau những nếp nhà sàn, e ấp uốn mình sau những khúc đường vòng cung, tao nên bưc tranh thiên nhiên vô cung ân tương, hấp dẫn về loài "hoa của đá".
Một số hình ảnh về chương trình:
Hoa Tam Giác Mạch luôn mê đắm lòng người.
Lan Anh
Theo toquoc.vn
Vẻ kỳ vĩ của hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á tại Công viên địa chất Đắk Nông Công viên địa chất Đắk Nông vừa được Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (Global Geoparks Network) đề cử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây là tin vui cho các nhà quản lý, nhà khoa học, du khách mê khám phá, mạo...