Nepal mở rộng lệnh cấm du khách leo núi một mình
5 năm sau khi ban hành lệnh cấm các du khách một mình leo lên đỉnh Everest, Chính phủ Nepal mới đây đã quyết định mở rộng việc áp dụng quy định này trên phạm vi toàn quốc.
Những người leo núi trong hành trình chinh phục đỉnh Everest. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Không chỉ là “ngôi nhà” của 8 ngọn núi cao nhất thế giới, Nepal còn được biết đến với những vùng nông thôn có cảnh quan tuyệt đẹp để du khách đi bộ xuyên rừng. Do đó, quốc gia này là địa điểm hấp dẫn và thu hút những người đam mê leo núi và trekking – hoạt động đi bộ đường dài khám phá thiên nhiên hoang dã, kết hợp du lịch dã ngoại, du lịch thể thao mạo hiểm, cắm trại. Tuy nhiên, giờ đây, các du khách sẽ không được leo núi hay đi bộ một mình đến các khu vực xa xôi hiểm trở. Thay vào đó, khách du lịch phải thuê một hướng dẫn viên được chính phủ cấp phép hoạt động, hoặc đi theo nhóm.
Trekking là một trong những ngành “hái ra tiền” lớn nhất của Nepal, song chi chí vận hành các đội cứu hộ cứu nạn cho người leo núi và đi bộ đường dài một mình rất tốn kém.
Giám đốc Tổng cục Du lịch Nepal, ông Mani R. Lamichhane giải thích: “Quyết định này là vì lợi ích của khách du lịch. Khi đi một mình, du khách thường bị lạc và có thể gặp nguy hiểm”.
Việc khách du lịch đơn độc đi bộ đường dài hay leo núi đều tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi không có ai ở bên giúp đỡ họ nếu gặp sự cố khẩn cấp. Khi khách du lịch mất tích hoặc được tìm thấy đã chết, ngay cả chính phủ cũng không thể theo dõi vì họ đã đi theo những lộ trình xa xôi. Do đó, Chính phủ Nepal kiên quyết thực hiện quy định này bất chấp các ý kiến cho rằng chính sách này đã khiến nhiều du khách tìm kiếm các địa điểm du lịch khác thay thế Nepal để có thể trải nghiệm cảm giác đơn độc khám phá thiên nhiên hoang dã.
Video đang HOT
Ngoài những thách thức từ nguy cơ du khách mất tích khi thám hiểm một mình, ông Lamichhane cho biết các công ty và hướng dẫn viên du lịch không có giấy phép cũng là một vấn đề. Theo ông, những công ty không đăng ký với chính phủ có xu hướng trốn thuế và cũng đồng thời cướp đi cơ hội vệc làm của người dân Nepal.
Theo báo The Kathmandu Post, năm ngoái, khi ngành du lịch phục hồi sau thời gian bị đóng băng vì đại dịch COVID-19, khoảng trên 19.400 du khách đã đăng ký du lịch khám phá Nepal một mình. Tuy nhiên, Chính phủ Nepal cho biết có rất nhiều du khách đã bị lạc khi một mình khám phá các cung đường heo hút, hiểm trở. Điều này đã khiến chính phủ phải chi rất nhiều tiền cho hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.
Những hồ sông băng có thể tạo 'sóng thần trên cạn' gây nguy hại cho 15 triệu người
Hồ sông băng thường mang vẻ đẹp huyền ảo, hiền hòa nhưng một khi thảm họa ập đến, lũ lụt bắt nguồn từ những hồ sông băng này có thể kéo theo sự tàn phá đáng gờm.
Chính phủ Nepal đánh giá Imja Tsho là một trong 3 hồ sông băng tiềm tàng nguy hiểm tại nước này. Ảnh: Slate.com
Băng trên khắp thế giới đang tan chảy với tốc độ đáng báo động. Nước tan chảy lấp đầy chỗ trũng tạo thành hồ sông băng. Khi nhiệt độ ấm hơn và nhiều tảng băng tan chảy hơn, hồ sông băng sẽ dâng lên gây nhiều rủi ro. Nước hồ dâng quá cao hoặc đập tự nhiên bị vỡ khiến nước và mảnh vụn đổ xô xuống núi. Hiện tượng này được gọi là vỡ hồ sông băng.
Theo một nghiên cứu được công bố hôm 7/2 trên tạp chí Nature Communications, khoảng 15 triệu người trên toàn cầu sống trong vòng 48 km xung quanh hồ sông băng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Hơn một nửa trong số đó chỉ tập trung ở bốn quốc gia - Ấn Độ, Pakistan, Peru và Trung Quốc.
Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét cụ thể tác động tiềm ẩn của vỡ hồ băng, điều mà các chuyên gia cho rằng không thể phóng đại. Tom Robinson, đồng tác giả của nghiên cứu và là giảng viên tại Đại học Canterbury (New Zealand) cho biết một đợt vỡ hồ sông băng sẽ giống như "cơn sóng thần trên cạn".
Hồ sông băng dưới chân núi Jomolhari ở Bhutan. Ảnh: CNN
Hồ sông băng Dig Tsho tại Khumbu Himal, Nepal từng vỡ vào năm 1985 gây ra thiệt hại đáng kể. Ảnh: CNN
Hồ sông băng Chiatibo ở Pakistan. Ảnh: Reuters
Hồ sông băng Palcacocha tại Peru. Ảnh: Guardian
Công tác cứu hộ tại bang Uttarakhand (Ấn Độ) trong trận lũ quét năm 2021 do vỡ sông băng. Ảnh: Telegraph
Một cây cầu quan trọng tại miền Bắc Pakistan đã sụp đổ hoàn vào tháng 5/2022 do không chống chịu được sức mạnh của lũ quét từ hồ sông băng Shisper đẩy lượng nước lớn vào khu vực (video dưới, nguồn: AFP)
Những trận lụt do hồ sông băng gây ra thường bất ngờ, không kèm theo cảnh báo. Những đợt vỡ hồ sông băng trước đây đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng đồng thời phá hủy nhiều tài sản cũng như cơ sở hạ tầng quan trọng.
Cordillera Blanca ở Peru là một trong những điểm nóng của hiện tượng nguy hiểm này. Các nhà nghiên cứu nhận thấy kể từ năm 1941, dãy núi này đã trải qua hơn 30 thảm họa từ tuyết lở đến các đợt vỡ hồ sông băng cướp đi sinh mạng của hơn 15.000 người.
Mặc dù vẫn chưa rõ có bao nhiêu trận lũ lụt ở Pakistan năm ngoái có liên quan đến băng tan, nhưng quốc gia này là nơi có nhiều sông băng nhất thế giới ngoài các vùng cực. Các nhà khoa học cho biết chỉ riêng trong năm 2022, đã có ít nhất 16 sự cố vỡ hồ băng ở khu vực Gilgit-Baltistan phía Bắc Pakistan - nhiều hơn đáng kể so với 5 hoặc 6 lần như trong những năm trước.
Nghiên cứu của các nhà khoa học New Zealand cũng cho thấy khu vực tiếp xúc nhiều nhất với những đợt vỡ hồ sông băng này là vùng núi cao châu Á, bao gồm Nepal, Pakistan và Kazakhstan. Họ cũng cảnh báo khu vực Dãy Andes trong đó có Peru và Bolivia cũng là một trong những nơi đáng lo ngại.
Khám phá thiên nhiên hoang dã kết hợp du lịch dã ngoại cho trẻ nhỏ Với việc lựa chọn những cung đường có địa hình hiểm trở, bố mẹ cần hiểu rõ và hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn cho con. Trẻ nhỏ luôn ngập tràn năng lượng, nhiều ý tưởng và điều bố mẹ cần làm là khơi gợi và tìm ra nguồn cảm hứng ấy cho các con. Với mong muốn đó, anh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga

Tổng thống Mỹ tiết lộ về liên lạc với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Quan điểm của Nga về các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia

Ukraine tấn công vào khu vực mới của Nga khi đối mặt với những khó khăn trên 'sân nhà'

Thị trường thế giới quý I: Tất cả đều xoay theo chính sách của Tổng thống Trump

Mỹ tin tưởng Nga sẽ thực hiện cam kết hướng tới chấm dứt xung đột với Ukraine

Trung Quốc bàn giao máy bay C909 đầu tiên cho Lào

Trí tuệ nhân tạo: Người mẫu thời trang trong kỷ nguyên AI

Cố vấn Lãnh tụ tối cao Iran cảnh báo khả năng phát triển vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công

Đàm phán về khoáng sản đất hiếm thúc đẩy đối thoại chính trị Nga - Mỹ?

Greenland trong chiến lược Bắc Cực của chính quyền Trump

Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom
Có thể bạn quan tâm

Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
17:34:54 01/04/2025
Chém đứt lìa bàn tay bạn vì tranh cãi trên bàn nhậu
Pháp luật
17:32:51 01/04/2025
Tóm dính cặp đôi Vbiz ngầm công khai tình cảm trước hàng trăm người, để lộ bằng chứng khó chối cãi
Sao việt
17:28:03 01/04/2025
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
17:23:28 01/04/2025
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
17:20:12 01/04/2025
Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?
Nhạc việt
17:19:23 01/04/2025
Nghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại Bangkok
Netizen
17:13:19 01/04/2025
Hơn 30 phút nức nở độc diễn của Kim Soo Hyun: Có kịch bản sẵn, make-up kỹ lưỡng và nước mắt chắc chắn phải rơi!
Sao châu á
17:11:09 01/04/2025
Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
Tin nổi bật
16:49:53 01/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có 4 món này ăn bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
16:46:22 01/04/2025