Nepal khôi phục dự án thủy điện 2,5 tỉ USD với Trung Quốc
Nepal khôi phục dự Chính quyền mới của Nepal đã đảo ngược quyết định của tiền nhiệm và mời công ty Trung Quốc Gezhouba quay lại thực hiện dự án thủy điện lớn nhất nước này, theo Reuters.
Thủ tướng K.P. Sharma Oli AFP
Chính quyền Kathmandu trước đây đã hủy bỏ thỏa thuận trị giá 2,5 tỉ USD với Gezhouba nhằm xây dựng dự án thủy điện Budhi Gandaki vào năm 2017 và chuyển hợp đồng này cho Cơ quan Điện lực Nepal (NEA).
Tuy nhiên, Thủ tướng K.P. Sharma Oli, được cho là gương mặt thân Bắc Kinh, đã cam kết trao trả dự án về công ty Trung Quốc nếu đắc cử. Ông Oli trở thành thủ tướng vào tháng 2 sau khi đảng của ông giành được chiến thắng áp đảo, và từ đó quan hệ Nepal – Trung Quốc được cải thiện.
Giới hữu trách cho hay thỏa thuận chính thức sẽ được ký kết sau khi chính phủ Nepal đàm phán lại các điều khoản với phía Gezhouba, theo tiết lộ của một quan chức hôm 23.9. Hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết.
Video đang HOT
Trung Quốc và Ấn Độ đang cố gắng lôi kéo sự ảnh hưởng tại Nepal bằng cách hoạt động như cung cấp viện trợ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Trước nay, thủy điện công suất 1.200 MW trên sông Budhi Gandaki, cách Kathmandu 50 km về hướng tây, luôn vấp phải chỉ trích vì cho rằng dự án này cần mở thầu cho quốc tế chứ không phải chỉ dựa vào công ty Trung Quốc.
Theo TNO
Nepal loay hoay khi Trung Quốc đột ngột rút khỏi dự án thủy điện
Chính phủ Nepal đang nỗ lực để cứu vãn thỏa thuận về dự án thủy điện với công ty Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút lui vì các vấn đề tài chính.
Sông West Seti tại Nepal (Ảnh: SCMP)
Một phái đoàn cấp cao từ Tập đoàn Đầu tư CWE Trung Quốc tuần này đã thông báo với các nhà chức trách Nepal rằng họ muốn rút khỏi dự án thủy điện West Seti công suất 750 megawatt sau khi nhận thấy sự thiếu khả thi về tài chính do chi phí tái định cư quá cao. CWE là công ty con của Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc - đơn vị từng ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Nepal về việc xây dựng dự án thủy điện vào năm 2012.
Theo một quan chức của Ủy ban Đầu tư Nepal, MOU và một thỏa thuận được ký sau đó giữa Trung Quốc với Cơ quan Điện lực Nepal đều bị hủy bỏ. Trong một nỗ lực cuối cùng để cứu vãn hợp đồng, các quan chức cấp cao Nepal, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Yubaraj Khatiwada và Bộ trưởng Năng lượng Barshaman Pun đã đề xuất giảm công suất chung của dự án thủy điện từ 750 megawatt xuống còn 600 megawatt trong cùng gói hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD, đồng thời mở rộng thỏa thuận mua bán điện từ 10 năm lên 12 năm.
"Phía Tam Hiệp nói rằng mặc dù đề xuất mới của Nepal đã giải quyết một số khúc mắc của họ, song việc tái định cư và ổn định cuộc sống của những người dân phải rời khỏi khu vực xây dựng công trình thủy điện, cùng với đó là việc đưa điện từ một dự án ở khu vực xa xôi hẻo lánh tới thủ đô Kathmandu sẽ gặp khó khăn về kỹ thuật và tốn kém về tài chính. Phía Trung Quốc buộc phải xem xét lại lập trường của họ", quan chức thuộc cơ quan đầu tư Nepal cho biết.
Thủ tướng Nepal Sharma Oli (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AFP)
Việc ký biên bản ghi nhớ về dự án thủy điện West Seti hồi năm 2012 được xem là sự khởi đầu cho quan hệ hợp tác giữa Nepal và Trung Quốc trong việc khai thác tài nguyên thủy điện tiềm năng của Nepal - một lĩnh vực từng do Ấn Độ giữ thế độc quyền trước đây. Trung Quốc đã thâm nhập thị trường thủy điện của Nepal một năm sau khi công ty Snowy Mountain của Australia không huy động đủ kinh phí để thực hiện dự án thủy điện.
Việc Nepal hợp tác với Trung Quốc trong dự án thủy điện từng mang lại nhiều hy vọng về tương lai phá thế độc quyền của Ấn Độ. Tiềm năng thủy điện của Nepal ước tính khoảng 42.000 megawatt và được xem là chìa khóa giúp quốc gia này thoát nghèo.
Trung Quốc và Nepal từng vài lần lời qua tiếng lại vì dự án thủy điện West Seti. Bắc Kinh đã phải lên tiếng bác bỏ các thông tin cho rằng Nepal có ý định hủy bỏ thỏa thuận giữa hai nước. Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, thông tin này đã dẫn tới "những lo ngại lan rộng về tác động tiêu cực của các dự án đầu tư Trung Quốc". Trong ngân sách thường niên cho năm tài khóa 2018-2019 được công bố hồi tháng 5, Nepal cho biết dự án West Seti sẽ được phát triển dựa trên "các nguồn lực nội bộ".
Thủ tướng mới của Nepal K.P. Sharma Oli đang trông cậy vào các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ từ Trung Quốc nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vốn diễn ra từ nhiều năm nay của Nepal vào Ấn Độ. Ngoài các dự án thủy điện, Nepal cũng hy vọng có thể hợp tác với Trung Quốc về các dự án xây dựng đường và tàu hỏa.
Chính quyền Thủ tướng Sharma Oli cũng đang mong muốn được hồi sinh dự án thủy điện Budhi Gandaki công suất 1.200 megawatt với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc sau khi dự án này bị chính quyền tiền nhiệm hủy bỏ. Tuy vậy, việc Bắc Kinh rút khỏi dự án West Seti được cho là sẽ gây khó khăn cho ý định phát triển dự án Budhi Gandaki của Nepal.
Thành Đạt
Theo Daantri/ SCMP
Mối nguy lớn khi hợp tác nguồn nước với Trung Quốc Pakistan, Nepal hủy thỏa thuận xây đập 14 tỷ USD với Trung Quốc vì nỗi lo hợp tác nguồn nước. Thỏa thuận xây đập thủy điện trị giá 14 tỷ USD của Pakistan và Trung Quốc đã bị hủy bỏ bởi Pakistan không thể chấp nhận những điều kiện khắc nghiệt của Bắc Kinh. Express Tribune (Pakistan) dẫn lời Chủ tịch Cơ quan...