Nepal giao lại dự án thủy điện cho Trung Quốc
Một quan chức Nepal ngày 23.9 cho biết chính phủ nước này đã đề nghị Tập đoàn Cát Châu Bá của Trung Quốc xây dựng nhà máy thủy điện Budhi Gandaki.
Bản vẽ phối cảnh dự án thủy điện Budhi Gangaki – Ảnh: Kathmandu Post
Dự án Budhi Gandaki trị giá 2,5 tỉ USD vốn được giao cho Cát Châu Bá, nhưng chính phủ của cựu Thủ tướng Nepal Sher Bahadur Deuba vào năm ngoái đã hủy bỏ thỏa thuận với lý do sai sót trong quá trình giao thầu. Cơ quan Điện lực Nepal (NEA) sau đó nhận lại dự án này.
Tuy nhiên, phe đối lập cho biết sẽ giao lại thủy điện Budhi Gandaki cho phía Trung Quốc nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối năm 2017. Đến tháng 2.2018, Nepal có chính phủ mới với Thủ tướng là ông K.P.Sharma Oli, chính trị gia được cho có xu hướng thân Trung Quốc.
Chính phủ Oli đã hiện thực hóa tuyên bố của mình. Theo Roshan Khadka, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Nepal: “Đúng vậy, Budhi Gandaki đã được trao lại cho Cát Châu Bá”.
Dự kiến hai bên sẽ ký một thỏa thuận chính thức, sau khi giới chức Nepal thương lượng về cách thức tiến hành dự án với đối tác Trung Quốc. Thời gian ký kết cụ thể chưa được ấn định.
Video đang HOT
Chính phủ mới của Thủ tướng Nepal K.P.Sharma Oli giao lại dự án Budhi Gangaki cho đối tác Trung Quốc - Ảnh: SCMP
Nepal là quốc gia có tiềm năng phát triển thủy điện, nhưng do thiếu vốn cũng như hạn chế về công nghệ nên nước này họ phụ thuộc lớn vào lượng điện nhập khẩu từ Ấn Độ. Chính quyền New Delhi là đồng minh truyền thống và có ảnh hưởng đáng kể ở Nepal.
Ấn Độ cùng Trung Quốc đều muốn tạo ảnh hưởng tại Nepal thông qua các dự án hạ tầng. Khi Cát Châu Bá bị “hất cẳng” vào năm ngoái, phía New Delhi đã ngỏ ý nhận dự án Budhi Gandaki.
Cẩm Bình (theo SCMP)
Theo motthegioi
Nepal bất ngờ hủy thỏa thuận xây thủy điện 2,5 tỷ USD với Trung Quốc
Nepal dự kiến sẽ tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận xây dựng một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất nước này trị giá 2,5 tỷ USD với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc, một quan chức nước này cho biết. Động thái này có thể gây ảnh hưởng tới dự án "Vành đai và con đường" mà Bắc Kinh khởi xướng.
Một đập thủy điện tại Nepal (Ảnh: DSI)
Trong một chia sẻ trên Twitter ngày 13/11, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Nepal Kamal Thapa cho biết kế hoạch xây dựng nhà máy thủy điện trị giá 2,5 tỷ USD với phía Trung Quốc đã bị hủy bỏ.
"Trong cuộc họp hôm nay, nội các Nepal đã nhất trí rằng thỏa thuận xây dựng nhà máy thủy điện Budhi Gandaki với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc đã được quyết định vội vàng và không đúng quy cách. Thỏa thuận này đã bị hủy bỏ theo chỉ đạo của ủy ban nghị viện", ông Thapa thông báo trên Twitter.
Hồi tháng 6, Nepal và Trung Quốc đã kí biên bản ghi nhớ về việc xây dựng một nhà máy thủy điện 1.200 MW trên sông Budhi Gandaki, cách thủ đô Kathmandu khoảng 80 km về phía Tây. Thỏa thuận này được kí kết chỉ chưa đầy một tháng sau khi Nepal chính thức tham gia vào sáng kiến "Vàng đai và Con đường" do Trung Quốc khởi xướng.
Việc thỏa thuận này bị hủy bỏ sẽ là một bước lùi của Bắc Kinh trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng tại các nước Himalaya thông qua các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc cho biết họ chưa nhận được thông tin nào về sự thay đổi này, đồng thời cho biết hợp đồng chính thức giữa hai bên theo kế hoạch sẽ được kí kết trong năm tới.
Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh mở rộng ảnh hưởng tại các nước có tầm quan trọng chiến lược tại Himalaya, ví dụ như Nepal, nơi có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện.
Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc đã có ít nhất 2 thỏa thuận thủy điện tại Nepal, mỗi nhà máy có công suất 900 MW. Trong khi đó, các tập đoàn và doanh nghiệp lớn khác của Trung Quốc cũng đang đầu tư xây dựng bệnh viện, đường xá và sân bay tại Nepal.
Nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện trị giá 2,5 tỷ USD được giao cho phía Trung Quốc mà không thông qua hoạt động đấu thầu và điều này là trái quy định. Chính vì vậy,một nhóm nghị sĩ đã yêu cầu chính phủ xem xét lại thỏa thuận.
Mới đây nhất, Nepal cũng đã hủy một dự án thủy điện 750 MW với một công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.
Nhật Minh
Theo SCMP
Nepal khôi phục dự án thủy điện 2,5 tỉ USD với Trung Quốc Nepal khôi phục dự Chính quyền mới của Nepal đã đảo ngược quyết định của tiền nhiệm và mời công ty Trung Quốc Gezhouba quay lại thực hiện dự án thủy điện lớn nhất nước này, theo Reuters. Thủ tướng K.P. Sharma Oli AFP Chính quyền Kathmandu trước đây đã hủy bỏ thỏa thuận trị giá 2,5 tỉ USD với Gezhouba nhằm xây...