Nepal đo lại độ cao của Everest, thách thức con số 170 năm qua

Theo dõi VGT trên

Con số gần đúng và được công nhận rộng rãi cho độ cao của đỉnh Everest là 8.848 m, nhưng đây là dữ liệu đo được vào thập niên 1950.

Một số nhà khoa học tin rằng đỉnh núi cao nhất thế giới có thể đã bị thu lại sau một trận động đất lớn làm rung chuyển Nepal vào năm 2015.

Lần đầu tiên đo đạc bằng công nghệ tiên tiến nhất

Đến nay, lần đầu tiên, Nepal đã cử đi những chuyên gia của họ được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất để tiến hành đo đạc thông số của đỉnh núi. Theo các chuyên gia, trong vòng 2 năm, 1,3 triệu USD chi phí đã được tiêu tốn cho công việc này.

Nhà địa chất Roger Bilham, Đại học Colorado, cho rằng rìa phía nam của đỉnh Everest “thuộc về lãnh thổ Nepal, nhưng trong vòng 170 năm qua, (chỉ có) những nhà khoa học nước ngoài cố gắng đo lường độ cao địa điểm này”.

Theo ông, dự án “nội địa” hiện tại có cơ hội đo được “độ cao chính xác nhất từ trước tới giờ”.

Nepal đo lại độ cao của Everest, thách thức con số 170 năm qua - Hình 1

Nepal đang tiến hành đo đạc lại độ cao của đỉnh núi Everest bằng những thiết bị hiện đại nhất. Ảnh: AFP.

Khoảng đầu năm sau, thành tựu có thể sẽ đến, từ một văn phòng khiêm tốn nằm tại tầng trệt của một tòa nhà chính phủ tại Kathmandu. Susheel Dangol, quản lý của Trung tâm Khảo sát Địa chất, vừa mới cài đặt một hệ thống bảo mật số hóa dành cho cơ quan của mình để bảo vệ dữ liệu về đỉnh Everest.

Ông nở nụ cười rạng rỡ và chia sẻ: “Mọi người đều tò mò về dự án này”. Giữa lúc trả lời phỏng vấn phóng viên, điện thoại của ông đổ chuông với cuộc gọi từ một quan chức cấp cao tại Bộ Đất đai để hỏi han về tiến độ công việc. Dangol đã chuẩn bị sẵn những câu trả lời “ăn liền” cho những người hỏi về con số đo đạc cuối cùng: “Tại lúc này, tôi không thể trả lời”.

Dangol, 38 tuổi, quản lý một đội 80 người đã phải leo núi, lái xe và thậm chí cả lái trực thăng xuyên suốt đất nước Nepal để thu thập dữ liệu cần thiết cho dữ liệu đo đạc được cập nhật.

Trong quá trình đó, họ đã gặp phải thử thách thực sự: vận chuyển một thiết bị đo trọng lực đến từ Canada trị giá 200.000 USD, một thiết bị có thể đo đạc được trọng lực tại một điểm bất kỳ – dọc theo những con đường quanh co ở đỉnh Himalaya tại 300 địa điểm khác nhau.

Câu hỏi về độ cao của đỉnh Everest liên quan chặt chẽ với lịch sử hiện đại. Đỉnh núi này ở Nepal được biết tới cái tên Sagarmatha và tại Tây Tạng, nó mang tên Chomolungma.

Cuộc tìm kiếm cái tên tiếng Anh cho đỉnh núi bắt đầu khi nó được tuyên bố là đỉnh núi cao nhất thế giới bởi những nhà quan trắc tại Ấn Độ vào năm 1850. (Đỉnh núi được đặt tên bởi George Everest, trưởng đoàn khảo sát tại Ấn Độ, nhưng thực sự ông cũng không quá hào hứng khi đặt tên đỉnh núi theo tên mình).

Đội của Dangol xử lý nhiệm vụ của mình bằng hai phương pháp chính. Thứ nhất đó là cách đo đạc độ cao của đỉnh Everest theo cách cổ điển bằng phương pháp lượng giác. Những tính toán này vừa tạo ra những số liệu cơ bản đo lường độ cao của đỉnh Everest, và cũng tương tự những đo đạc đã được thực hiện vào thập niên 1950 bởi những nhà nghiên cứu Ấn Độ, cùng sử dụng những tiêu chuẩn nhất định.

Nhà nghiên cứu Christopher Pearson từ Đại học Otago, New Zealand, và là người tham vấn cho chính phủ Nepal, cho rằng kỹ thuật đó sẽ trở nên dư thừa. Điểm đột phá trong nỗ lực nghiên cứu sẽ tập trung vào phương pháp thứ hai, chủ yếu dựa vào sự kết hợp giữa việc quan sát dữ liệu định vị vệ tinh và một mô hình phức tạp của mực nước biển.

Video đang HOT

Gautam vốn là một chuyên gia với bề dày kinh nghiệm 15 năm làm việc cho trung tâm khảo sát. Người đàn ông 35 tuổi này đã leo tới đỉnh Everest một lần trước đó vào năm 2011. Lần này, đội 4 người của anh phải mang gần 40 kg trang thiết bị cần thiết cho việc leo núi. Họ đặt kế hoạch cho hành trình của mình tới đỉnh núi vào giữa đêm để đảm bảo việc nghiên cứu không bị gián đoạn bởi các đoàn leo núi khác.

Trong khi các nhóm leo núi thường hạn chế thời gian của họ tại nóc nhà thế giới trong lúc hạ dây qua khu vực “Tử địa”, Gautam chia sẻ rằng anh và đội của anh lại “không có được vinh dự đó”.

Họ phải ở lại đỉnh núi trong một giờ và 45 phút, theo dõi các thiết bị với hệ thống định vị toàn cầu và radar xuyên địa hình có thể xác định được sự khác biệt giữa đỉnh đá thực tế và tuyết bao phủ.

Mang những đôi găng tay cồng kềnh trước cái lạnh cực độ, Gautam và nhóm của anh chật vật ngay cả trong việc vặn những nút nhỏ trên các thiết bị của họ. Vì vậy, cả nhóm quyết định tháo găng tay chuyên dụng và làm việc với găng tay lông cừu thay thế. Hậu quả là trong nhiều tuần sau đó, Gautam đã gần như mất đi cảm giác ở các ngón tay của mình.

Nhiệt độ lạnh khắc nghiệt cũng đã gây tổn thương đến bàn chân của anh: anh đã bị mất đi đầu ngón chân trái do chứng bỏng lạnh và bây giờ chỉ đi được dép nhẹ, không thể mang được giày nữa.

Hành trình đau đớn

Trong quá trình rút xuống, tất cả thức ăn và nước uống của đoàn thám hiểm đã không còn, và lúc này người đồng đội của Gautam đã gần như mất hết dưỡng khí. Rất may mắn rằng người dẫn đoàn đã có thể mượn được bình nước dự trữ từ một thổ dân Sherpa đang đi trên núi và cứu nguy được mạng sống của người đồng đội.

Gautam nói: “Cho dù những dữ liệu họ mang về hầu như chẳng có chút sức nặng vật lý nào, nhưng giá trị và sự quý giá của chúng mang lại một trọng lượng ghê gớm”.

Cho dù các thông số vệ tinh từ chuyến thám hiểm Everest không thể đầy đủ nhưng chúng cũng mang lại những dữ liệu về “độ cao ellipsoid” – độ cao của đỉnh núi so với bề mặt cầu giả định của Trái Đất. Đây không phải chiều cao chính xác của đỉnh so với mực nước biển.

Nepal đo lại độ cao của Everest, thách thức con số 170 năm qua - Hình 2

Nhà khảo sát địa chất Nepal Khim Lal Gautam (phải) tại đỉnh núi Everest rạng sáng 22/5. Phía trái của ông là thiết bị vệ tinh để đo đạc lại nóc nhà thế giới. Ảnh: Washington Post.

Xác định một cách chính xác vị trí so với mực nước biển của đỉnh Everest trở thành một câu hỏi chủ chốt. Dangol chia sẻ việc tạo ra mô hình mực nước biển yêu cầu một máy đo trọng lượng đến 297 địa điểm trên khắp Nepal là một công việc “đòi hỏi chúng tôi phải cực kỳ cẩn trọng và di chuyển chậm rãi”.

Tại mỗi điểm đo đạc, thiết bị phải được hiệu chuẩn trước khi xử lý thông số trong 2 phiên, mỗi phiên kéo dài 3 phút.

Theo lời Dangol, dữ liệu đã thu thập sẽ được hoàn thiện trong tháng tới. Tiếp theo là quá trình xử lý: 6 người làm việc tại một căn phòng được trang bị máy tính tốc độ cao và các phần mềm chuyên dụng, trong thời gian từ 3 tới 4 tháng, kiểm tra và tái kiểm tra các thông số.

Dangol cũng chia sẻ rằng “Đây sẽ là một quá trình khép kín”, thậm chí đến cả anh cũng không thể biết được kết quả.

Chuyên gia khảo sát Pearson đến từ New Zealand đánh giá rằng những nỗ lực của phía Nepal: “Thật sự rất phi thường, đáng kinh ngạc, tất cả mọi thứ dường như trôi chảy và họ đã có đầy đủ thông tin cần thiết để đo đạc độ cao của ngọn núi”.

Dangol đang rất mong đợi vào năm sau, khi Nepal công bố nghiên cứu của họ về độ cao thực sự của đỉnh Everest – cả độ cao núi đá và độ cao của tuyết – chính xác đến từng cm.

Dangol tự tin nói: “Đây sẽ là một bài bảo vệ khóa luận đáng nhớ”.

Cả việc mất đi ngón chân không làm giảm đi sự tự hào của Gautam trong công việc của anh. “Chúng tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này, tôi luôn sẵn sàng cống hiến cho đất nước mình”, anh nói.

Theo news.zing.vn

Phát hiện cái nôi của nhân loại tại phía nam châu Phi

Châu Phi từ lâu đã được coi là cái nôi của loài người, nhưng theo một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tìm kiếm một địa điểm cụ thể hơn ở phía bắc Botswana, nơi được coi là "quê hương" của loài người hiện đại.

Phát hiện cái nôi của nhân loại tại phía nam châu Phi - Hình 1

Tác giả nghiên cứu Vanessa Hayes trò chuyện với ông kun Ikunta từ một gia đình Ju/'hoansi'. Bà đã đến thăm kun và đại gia đình của ông trong hơn một thập kỷ. Họ đã chia sẻ mẫu máu để hỗ trợ nghiên cứu.

Ở khu vực phía nam lưu vực sông Greater Zambezi, bao gồm phía bắc Botswana và một phần của Namibia và Zimbabwe, tổ tiên của loài người (Homo sapiens) đã hình thành từ 200.000 năm trước, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Hai trên tạp chí Nature, cho thấy tổ tiên của loài người hiện đại đã sinh sống tại đây được 70.000 năm trước khi biến đổi khí hậu buộc họ di cư ra khỏi châu Phi và cuối cùng là lan ra toàn cầu.

Trước đây, một số bằng chứng hóa thạch đã cho rằng con người hiện đại có nguồn gốc từ miền đông châu Phi. Bằng chứng DNA lại chỉ ra rằng cái nôi của loài người lại là ở miền nam châu Phi, nơi Botswana tọa lạc.

Phát hiện cái nôi của nhân loại tại phía nam châu Phi - Hình 2

Bà Hayes trò chuyện cùng những người dân địa phương tại Namibia.

Vanessa Hayes từ Viện nghiên cứu y khoa Garvan và Đại học Sydney (Australia) và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Đã có thời gian rõ ràng rằng con người hiện đại về mặt giải phẫu xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước. Điều gây tranh cãi từ lâu là vị trí chính xác của cái nôi nhân loại và sự phân tán của tổ tiên chúng ta".

"Chúng tôi đã có thể xác định chính xác quê hương của loài người", bà Hayes cho biết.

Để tìm hiểu về 100.000 năm đầu tiên của loài người hiện đại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng ADN để ghép lại các mảnh vỡ quá khứ.

"ADN hoạt động giống như một mắt xích thời gian của tổ tiên chúng ta, tích lũy những thay đổi từ từ qua các thế hệ", bà Hayes nói. "So sánh mã ADN hoàn chỉnh từ các cá nhân khác nhau cung cấp thông tin về mức độ liên quan của chúng".

Điều này cung cấp một danh mục gồm hơn 1.000 mẫu ADN bao gồm dòng Lineage (dòng dõi) 0 - quần thể người hiện đại được biết đến sớm nhất. Các mẫu cũng giúp các nhà nghiên cứu tìm ra các nhánh phụ hiếm và mới của dòng dõi này.

Eva Chan, tác giả nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã hợp nhất 198 nhóm ADN mới, quý hiếm vào cơ sở dữ liệu hiện tại về dòng dõi L0. Điều này cho phép chúng tôi tinh chỉnh sơ đồ tiến hóa của các nhánh loài người".
Khi thiết lập dòng thời gian của dòng L0, các nhà nghiên cứu có thể lần ra văn hóa, địa lý và ngôn ngữ của các nhánh con. Từ đó nhóm các nhà khoa học đã lần ra địa điểm gốc - nơi khởi sinh của văn minh loài người: Vùng đất ngập nước Makgadikgadi-Okavango ở miền nam châu Phi.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu khu vực này, phân tích hóa thạch và địa chất. Họ phát hiện ra rằng nơi đây từng có hệ thống hồ lớn nhất ở châu Phi, gấp đôi diện tích của hồ Victoria. Khoảng 200.000 năm trước, hệ thống hồ khổng lồ đó bắt đầu biến mất.

Andy Moore, đồng tác giả nghiên cứu và nhà địa chất học của Đại học Rhodes, Mỹ cho biết: "Trước khi con người hiện đại xuất hiện, hồ nước này dần cạn kiệt do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo cơ bản. Điều này sẽ tạo ra một vùng đất ngập nước rộng lớn, được biết đến là một trong những hệ sinh thái cho năng suất cao nhất để duy trì sự sống."

Các vùng đất ngập nước tạo ra một môi trường ổn định, cung cấp mọi thứ con người cổ đại cần để tồn tại. Môi trường này đã bền vững trong 70.000 năm trước khi mọi thứ bắt đầu thay đổi một lần nữa, theo nghiên cứu.
"Chúng tôi đã quan sát thấy sự khác biệt di truyền đáng kể trong các dòng dõi sớm nhất của con người hiện đại cho thấy tổ tiên của chúng ta đã di cư ra khỏi quê hương từ 130.000 đến 110.000 năm trước.

Những người di cư đầu tiên mạo hiểm đi về phía đông bắc, theo sau là một làn sóng di cư thứ hai đi về phía tây nam. Những người còn lại vẫn ở quê nhà cho đến ngày hôm nay. Trái ngược với những người di cư ở phía đông bắc, các nhà thám hiểm tây nam lại phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng dân số ổn định", bà Hayes cho biết.

"Ở phía tây nam, tổ tiên của chúng ta phải thích nghi với việc tìm kiếm thức ăn và sử dụng các tài nguyên được tìm thấy trong môi trường biển và có vẻ như họ đã làm rất thành công", bà Hayes nói.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng khảo cổ học bắt nguồn từ điểm cực nam của châu Phi để hỗ trợ cho phát hiện của họ, ngoài ra họ cũng điều tra cách khí hậu thay đổi và vai trò của nó trong việc thúc đẩy con người sớm di cư. Họ đã mô phỏng và mô hình hóa khí hậu của Nam Phi đã thay đổi như thế nào trong 250.000 năm qua.

Axel Timmermann, đồng tác giả nghiên cứu và là giám đốc của Trung tâm Vật lý khí hậu IBS tại Đại học Quốc gia Busan, Hàn Quốc cho biết: "Mô phỏng của chúng tôi cho thấy sự rung lắc chậm của trục Trái đất làm thay đổi bức xạ mặt trời mùa hè ở Nam bán cầu, dẫn đến sự thay đổi định kỳ về lượng mưa trên khắp miền nam châu Phi".

"Những sự dịch chuyển trong khí hậu này sẽ mở ra những hành lang xanh,, lần đầu tiên cách đây 130.000 năm về phía đông bắc, và sau đó khoảng 110.000 năm trước về phía tây nam, cho phép tổ tiên của chúng ta di cư khỏi quê hương gốc", ông Timmermann cho biết.

Độ ẩm tăng lên, khiến những địa điểm nơi con người đi qua đều có thảm thực vật tươi tốt. Những cuộc di cư sớm này đã mở đường cho con người hiện đại phân tán khỏi Châu Phi và cuối cùng định cư trên khắp thế giới.

Bây giờ, khu vực từng tràn ngập nước lại là một sa mạc. Nhưng vẫn có những người bám trụ ở đó và đang thay nhau bảo vệ cái nôi của nhân loại.

"Những người ở lại cuối cùng đã thích nghi với các vùng đất khô cằn này, con cháu của họ có thể được tìm thấy ở khu vực hoang mạc Kalahari hiện nay", bà Hayes nói.

Huy Vũ

Theo CNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết
07:40:07 04/11/2024

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng
17:03:19 05/11/2024
'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới
18:49:22 05/11/2024

Tin mới nhất

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Lần đầu tiết lộ một phần bản đồ vũ trụ chụp từ kính Euclid

14:29:38 20/10/2024
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ngày 15.10 công bố phần đầu tiên của bản đồ vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng Euclid, quan sát được hàng triệu ngôi sao và thiên hà.

Sắp có công bố khám phá về nền văn minh ngoài trái đất?

10:25:01 19/10/2024
Nhà làm phim người Anh nhận định BLC-1 được xem là đối tượng đáng hứa hẹn nhất vì có vẻ như xuất phát từ một nguồn đơn lẻ.

Trung Quốc tìm ra cấu trúc magma bí ẩn bên dưới Mặt Trăng

06:30:07 18/10/2024
Mẫu vật thu được từ tàu Hằng Nga 6 (Chang e-6) mang đến những hiểu biết quan trọng về hoạt động địa chất diễn ra bên trong Mặt Trăng.

"Cây thần linh" nghìn năm tuổi ở cổng trời được theo dõi đặc biệt

16:43:16 17/10/2024
Ở cổng trời rừng cấm thuộc tỉnh Lâm Đồng có cây thông hai lá cổ thụ nghìn năm tuổi sừng sững vươn lên khỏi tán rừng.

Siêu trăng lớn nhất của năm sắp xuất hiện vào ngày rằm tháng 9 Âm lịch

19:40:27 15/10/2024
Trăng Thợ săn sẽ mọc vào ngày 17/10 và là siêu trăng ở gần Trái Đất nhất trong năm. Thời điểm nào để xem được siêu trăng này rõ nhất và sáng nhất?

Có thể bạn quan tâm

Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem

Sao việt

21:00:58 05/11/2024
Hạt Dẻ cũng liên tục thả tim lời bình luận cho rằng cô mới 16, 17 vẫn đang ở giai đoạn phát triển, đây là độ tuổi còn quá sớm để thực hiện can thiệp thẩm mỹ, thay đổi dung mạo.

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật

Sao châu á

20:25:28 05/11/2024
Cặp diễn viên hàng đầu showbiz này đã âm thầm chia tay nhau sau 1 năm yêu. Câu chuyện được giới paparazzi tung ra mới đây.

NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"

Tv show

20:22:14 05/11/2024
Thời đó đi diễn kịch khổ lắm, sinh con vất vả vô cùng. Sinh Luân ra, tôi phải nghỉ mất 3 năm trời - NSND Kim Xuân chia sẻ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Khung cảnh 4h sáng ở một gia đình nọ, dân mạng bất lực thay "Cảnh này thật quen thuộc"

Netizen

19:33:21 05/11/2024
Gia đình nào nuôi con nhỏ hẳn quá quen với cảnh thức đêm. 1h, 3h, thậm chí là 4, 5h sáng lọ mọ là chuyện bình thường. Ai cũng thắc mắc sao ban ngày các con ngủ ngoan thế, lay cũng không thèm dậy,

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Tin nổi bật

19:08:16 05/11/2024
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 20 học sinh mầm non vào nhập viện đều trong tình trạng tỉnh, một số cháu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc đã được các bác sĩ xử trí ngay.

Phim 'Độc đạo' tập 29: Dũng 'kính' trả giá, Hồng thế chỗ?

Phim việt

18:51:46 05/11/2024
Phim Độc đạo tập 29: Hồng muốn lấy một ngón tay của Dũng kính ; Diễm lo lắng cho sự an toàn của Hồng; Tuyết sốc khi biết người yêu của Dũng là nam giới.

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.