Nepal chính thức cấm mang nhựa lên Everest – bước đầu giải quyết hàng tấn rác chất thành núi trên “nóc nhà của thế giới”
Băng tan trên Everest không chỉ để lộ ra xác người, mà còn là hàng tấn rác chất thành đống do người leo núi mang lên.
Biến đổi khí hậu khiến băng giá trên núi Everest tan chảy ngày một nhiều, để lộ ra những sự thật đầy kinh dị. Đó là hàng trăm xác người đã từng bỏ mạng trên con đường chinh phục nóc nhà của thế giới. Và không chỉ vậy, còn có hàng tấn rác nhựa hiện đang chất thành đống, do những người leo núi thải ra.
Núi tuyết tại Everest tan ra để lộ những xác người…
Để giải quyết hiện tượng này thì mới đây, chính phủ Nepal cho biết sẽ chính thức tiến hành cấm mang nhựa dùng 1 lần tại ngọn núi cao nhất thế giới này, dự tính sẽ được thực thi vào năm 2020.
Theo đó thì kể từ 1/1/2020, mọi chai nhựa đựng nước giải khát và các sản phẩm nhựa khác với độ dày ít hơn 30 micron sẽ bị cấm mang vào Khumbu Pasang Lhamu – khu vực dân cư nằm trong phạm vi núi Everest và một số ngọn núi khác. Quy định này dự kiến sẽ ngăn người leo núi mang thêm nhựa, đồng thời ngăn các cửa hàng địa phương bán sản phẩm bằng nhựa dùng 1 lần.
Đây được xem là động thái cần thiết của chính phủ Nepal, sau khi có thông tin số rác thu được quanh khu vực đỉnh Everest đã lên tới 10 tấn/năm. Tuy nhiên, quy định này hiện chưa có chế tài xử phạt đối với những ai không làm theo quy định.
Năm 2013, chính phủ Nepal đã thu mỗi đội leo núi khoản tiền $4.000 trước khi leo. Khoản tiền này sẽ được hoàn lại nếu họ mang được xuống 8kg rác thải, nhưng cuối cùng chỉ phân nửa người leo làm được điều đó. Năm 2018, tổng cộng có tới 32 tấn rác thu thập được bởi các tình nguyện viên tại Trại II (Camp 2) của Everest.
Everest đang gặp nguy hiểm
Video đang HOT
Quy định cấm hiện tại chỉ có thể ngăn được một trong những vấn đề mà Everest đang phải đối mặt.
Như đã nêu thì những năm gần đây, băng trên Everest đang tan rất nhanh, để lộ ra những xác người leo núi và hàng tấn rác tích tụ sau 6 thập kỷ kể từ khi Edmund Hillary chinh phục nó vào năm 1953. Với việc Trái đất đang ngày càng nóng lên, núi Everest được dự đoán có thể chẳng còn chút băng nào vào cuối thế kỷ, khi ít nhất 70% – 99% băng hà sẽ vĩnh viễn bốc hơi.
Làm sao để giải quyết lượng rác tồn đọng trên núi cũng là một vấn đề nan giải. Người leo núi bấy lâu nay đã để lại hàng trăm bình oxy, lều, can, đinh giày, và thậm chí là cả… chất thải. Tất cả đang khiến cho quang cảnh của một trong những Di sản thế giới do UNESCO công nhận bị đe dọa, đồng thời khiến môi trường sống của nhiều loài vật chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Khi Nepal biến Everest thành điểm du lịch, lượng du khách đã tăng gấp 8 lần vào năm 2010 so với năm 1979, và điều này đã giúp cho đời sống người dân cải thiện hơn, nhưng đổi lại là những thách thức dành cho môi trường khi du khách ngày càng đông.
Trong năm 2019, có tới 885 người leo núi – một con số kỷ lục, và hiện đã có 11 người tử vong do “ tắc nghẽn giao thông” tại “vùng chết” của ngọn núi. Bởi vậy, hiện đang có đề xuất tăng gấp 3 lần giá tiền leo núi – lên 35.000 USD dành cho Everest, và $20.000 dành cho các khu vực núi xung quanh.
(Tham khảo: IFL Science, Science Alert)
Theo Helino
Lạc lối ở Canada mùa cây thay lá
Phong là loài cây mang biểu tượng của đất nước Canada, và cũng chính vì loài cây này đã tạo nên vẻ đẹp bất tận cho mùa thu Canada mà không nơi đâu trên thế giới có được.
Nếu có dịp ghé thăm miền đất này vào mùa thu, bạn đừng bỏ lỡ những điểm check in dưới đây.
Check in thành phố của các công viên
Toronto, thành phố lớn nhất tỉnh Ontario và cũng là lớn nhất Canada nằm trên những ngọn đồi nhỏ thoải dần xuống bờ Bắc Hồ Ontario. Với diện tích khoảng 630km2 và dân số trên 2,5 triệu (2004), đây là một trong những trung tâm thương mại, tài chính và công nghiệp lớn nhất thế giới. Mùa thu chính là mùa du lịch hút khách nhất tại Thành phố Toronto này, nhất là công viên Algonquin.
Có hơn 1.200 địa điểm cắm trại trong công viên Algonquin. Đến đây, du khách có thể tham gia hoạt động đi xe đạp núi, cưỡi ngựa, trượt tuyết và đi bộ dài ngày. Công viên có 19 đường mòn, chiều dài từ 0,8 km đến 13 km. Mỗi đường mòn đều có hướng dẫn để giới thiệu cho khách những hệ sinh thái khác nhau hay lịch sử của công viên. Công viên cũng phát hành bản tin "The Raven" dành cho du khách hai lần một năm vào cuối tháng tư và đầu tháng chín.
Đó còn là High Park, công viên lớn nhất trong trung tâm thành phố và luôn chào đón du khách tới dạo bộ dọc các con đường mòn ngắm lá vàng rơi, hay Beach Park với không gian biển hồ xanh ngắt, điểm xuyết là những tán cây lá đỏ rực rỡ.
Downsview Park với khu rừng cây già bóng râm mát tương tự như High Park nhưng khoảng không gian to rộng hơn, nguyên sinh tĩnh lặng hơn. Downsview Park đặc biệt ở chỗ là còn khá ít người biết đến, giữ cho nó nét đẹp của rừng hoang, không có đường lộ, không có bãi đậu xe, không cột dây điện, bảng chỉ dẫn, thùng rác... Phủ trên mặt đất là hoa cỏ dại, là thảm lá màu của hàng ngàn cây phong con mới mọc.
Con đường đẹp nhất Canada
Nếu bạn cần tìm một con đường đẹp nhất với lá phong thì chắc chắn nên đến đại lộ Niagara. Chạy men theo con sông Niagara, phân cách nước Mỹ và Canada, quả thực đại lộ Niagara chính là con đường đẹp nhất Canada trong sắc thu thơ mộng được tô điểm bởi những rặng cây phong và sồi đỏ với đủ màu vàng nhạt, vàng mơ, vàng chanh, hoàng yến rồi đỏ tía, đỏ rực. Dọc theo đại lộ, bạn cũng có thể ghé vào thị trấn nhỏ Queenston để thưởng thức thứ rưụ Niagara thơm nức như mùi nhựa thông.
Đi vào thác Niagara, chắc chắn rằng trái tim bạn sẽ không thôi rung rinh khi ngắm nhìn những dòng thác nước trắng xóa. Sớm mai, ánh nắng chiếu rọi vào thác nước phản quang thành những vệt sáng mang màu cầu vồng 7 sắc thật đẹp. Chiều tàn, đêm xuống, hệ thống đèn cực lớn được trang bị xung quanh thác tự động bật lên. Màu sắc biến đổi không ngừng từ nhiều góc độ khác nhau khiến thác nước thêm phần lung linh, huyền ảo.
Vancouver
Thiên nhiên đã rất ưu ái khi mang đến cho Vancouver một vẻ đẹp lãng mạn, rực rỡ, thanh bình tựa chốn thần tiên. Bạn sẽ tìm được không gian thanh bình với những cánh đồng bất tận, những nông trại trù phú và cả những con đường ven bờ biển trải đầy lá phong đỏ tuyệt đẹp. Nền trời thu xanh biếc in bóng dưới những hồ nước trong veo, hai bên hồ là những rừng phong đang chuyển mình thay lá. Khung cảnh đẹp tựa tranh vẽ này có thể dễ dàng bắt gặp ở Vancouver.
Vancouver còn là đất nước Canada thu nhỏ với nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử riêng. Đảo Vancouver với thành phố lớn nhất là Victoria hàng năm thu hút hơn 3,5 triệu du khách. Mọi người sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đường phố thanh bình yên ả cùng với bến cảng Inner Harbour bên bờ biển Pacific tuyệt đẹp, những khu vườn hoa lộng lẫy có mặt ở khắp nơi... Hoặc tới tham quan vùng Clayoquot Sound Bao để ngắm nhìn bức tranh sống động và chân thực về cuộc sống hoang dã ở vùng đất này.
Quebec
Thành phố lâu đời nhất Canada, phố cổ Quebec, nằm kề bên dòng sông thơ mộng St. Lawrence, được xếp hạng là một trong những địa điểm du lịch tuyệt vời nhất thế giới. Phố cổ Quebec được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1985.
Upper Town tọa lạc cheo leo trên những vách đá cao nhìn xuống dòng sông St. Lawrence. Kiến trúc điển hình của Upper Town chính là lối kiến trúc lâu đài theo kiểu Château Frontenac. Khách sạn kỳ vĩ này được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và đã thống trị đường chân trời của cả thành phố kể từ đó. Tuy nhiên Château Frontenac vẫn chỉ là một "công dân" mới mẻ giữa thành phố cổ đại này, những con đường lát đá sỏi, nhà thờ, viện bảo tàng và thậm chí cả nhà ở nữa, tất cả đều thuộc lối kiến trúc những năm 1600.
Để tới Lower Town, du khách có thể ngồi cabin theo đường ray từ từ xuống dốc và dừng lại ở trạm Louis Jollet. Nếu không ngồi cabin, có một cách khác để tới Lower Town cũng khá thú vị đó là đi bộ theo con đường "Thang gãy cổ". Thị trấn bên dưới vô cùng náo nhiệt bởi ở đây có dân cư đông đúc và nhiều hàng quán hơn. Con đường chính mang tên Petit Champlain, từ đó tỏa ra những con đường lát đá nhỏ hơn, với những quán café, tiệm bánh, cửa hàng lưu niệm được xây dựng theo kiến trúc châu Âu cổ.
Theo vnmedia.vn
Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc Sau khi bị bắt vào trại tập trung, cô bé Anne Frank trải qua những năm tháng cuối đời trong bệnh tật, đói khổ... Cô bé Anne Frank (12/6/1929 - 1945), tác giả 'Nhật ký Anne Frank'. Ở kỳ trước, kênh lịch sử History Channel của Mỹ đã cung cấp bài viết nói về cuốn 'Nhật ký Anne Frank' lay động lòng người,...