Nepal bất ngờ hủy thỏa thuận xây thủy điện 2,5 tỷ USD với Trung Quốc
Nepal dự kiến sẽ tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận xây dựng một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất nước này trị giá 2,5 tỷ USD với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc, một quan chức nước này cho biết. Động thái này có thể gây ảnh hưởng tới dự án “Vành đai và con đường” mà Bắc Kinh khởi xướng.
Một đập thủy điện tại Nepal (Ảnh: DSI)
Trong một chia sẻ trên Twitter ngày 13/11, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Nepal Kamal Thapa cho biết kế hoạch xây dựng nhà máy thủy điện trị giá 2,5 tỷ USD với phía Trung Quốc đã bị hủy bỏ.
“Trong cuộc họp hôm nay, nội các Nepal đã nhất trí rằng thỏa thuận xây dựng nhà máy thủy điện Budhi Gandaki với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc đã được quyết định vội vàng và không đúng quy cách. Thỏa thuận này đã bị hủy bỏ theo chỉ đạo của ủy ban nghị viện”, ông Thapa thông báo trên Twitter.
Hồi tháng 6, Nepal và Trung Quốc đã kí biên bản ghi nhớ về việc xây dựng một nhà máy thủy điện 1.200 MW trên sông Budhi Gandaki, cách thủ đô Kathmandu khoảng 80 km về phía Tây. Thỏa thuận này được kí kết chỉ chưa đầy một tháng sau khi Nepal chính thức tham gia vào sáng kiến “Vàng đai và Con đường” do Trung Quốc khởi xướng.
Video đang HOT
Việc thỏa thuận này bị hủy bỏ sẽ là một bước lùi của Bắc Kinh trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng tại các nước Himalaya thông qua các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc cho biết họ chưa nhận được thông tin nào về sự thay đổi này, đồng thời cho biết hợp đồng chính thức giữa hai bên theo kế hoạch sẽ được kí kết trong năm tới.
Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh mở rộng ảnh hưởng tại các nước có tầm quan trọng chiến lược tại Himalaya, ví dụ như Nepal, nơi có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện.
Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc đã có ít nhất 2 thỏa thuận thủy điện tại Nepal, mỗi nhà máy có công suất 900 MW. Trong khi đó, các tập đoàn và doanh nghiệp lớn khác của Trung Quốc cũng đang đầu tư xây dựng bệnh viện, đường xá và sân bay tại Nepal.
Nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện trị giá 2,5 tỷ USD được giao cho phía Trung Quốc mà không thông qua hoạt động đấu thầu và điều này là trái quy định. Chính vì vậy,một nhóm nghị sĩ đã yêu cầu chính phủ xem xét lại thỏa thuận.
Mới đây nhất, Nepal cũng đã hủy một dự án thủy điện 750 MW với một công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.
Nhật Minh
Theo SCMP
Nepal chọn bé ba tuổi làm 'nữ thần sống'
Bé gái ba tuổi được chọn làm Kumari (nữ thần sống) mới của thủ đô Kathmandu, Nepal và em sẽ giữ chức danh đó cho đến khi dậy thì.
Bé gái được chọn làm nữ thần sống mặc trang phục cầu kỳ khi tham gia các buổi lễ đặc biệt. Ảnh: AFP.
Trishna Shakya sẽ làm lễ nhận danh hiệu Kumari trong buổi lễ ngày 28/9. Cô bé được chuyển đến sống tại cung điện ở quảng trường Durbar cổ xưa của Kathmandu, theo AFP.
Kumari là truyền thống trong Hindu giáo tôn thờ các bé gái trước tuổi dậy thì như hiện thân của nữ thần Taleju.
Khi Shakya trở thành Kumari, cô bé sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà 13 lần một năm trong những ngày lễ đặc biệt. Em sẽ được rước kiệu qua Kathmandu trong trang phục và trang điểm cầu kỳ. Nữ thần không được phép chạm chân xuống đất nên cô bé luôn có người bế khi lên kiệu hay di chuyển.
Tiêu chuẩn để chọn Kumari rất khắt khe như phải có cơ thể không tì vết, ngực như sư tử, đùi giống đùi nai. Cô bé cũng phải chứng tỏ sự dũng cảm bằng cách không sợ hãi hay khóc lóc khi xem cảnh hiến tế trâu.
Truyền thống Kumari bị một số nhà hoạt động vì quyền trẻ em chỉ trích, nói rằng việc này tước đi tuổi thơ của cô bé được chọn làm nữ thần sống và việc sống biệt lập với xã hội gây trở ngại cho phát triển của các em.
Năm 2008, tòa án tối cao Nepal ra phán quyết rằng Kumari nên được đi học. Hiện Kumari được dạy học trong cung điện mình sinh sống.
Nhiều cô bé từng được chọn làm Kurami đã gặp khó khăn khi tái hòa nhập vào xã hội khi các em đến tuổi dậy thì. Số lượng gia đình cho con mình thi tuyển để làm Kumari ngày càng giảm trong những năm gần đây.
Phương Vũ
Theo VNE
Dự án thủy điện 5,8 tỷ USD Trung Quốc đầu tư ở châu Phi Trung Quốc cho Nigeria vay 85% vốn để thực hiện dự án thủy điện 5,8 tỷ USD nhưng nhiều rủi ro được cảnh báo cho quốc gia châu Phi này. Quy mô của dự án nhà máy thủy điện Mambila có thể so sánh với nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới Tam Hiệp ở Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ...