Nẻo về còn xa…
Có không ít bị cáo khi vướng vào vòng lao lý đều đổ lỗi cho hoàn cảnh. Cái nghèo có thể làm cho con người ta phó mặc số phận… nhưng nếu lấy đó làm lý do để phạm tội như Lê Văn Liệt (1974, An Giang, trú tại P. Quang Trung, TP Kon Tum tỉnh Kon Tum) thì khó lòng chấp nhận
Bị cáo Liệt
Vì lý do sức khỏe, trong quá trình diễn ra phiên tòa, Liệt được ngồi ghế để trả lời HĐXX. Đối với bị cáo Liệt mà nói, cuộc sống từ khi sinh ra rồi lớn lên lập thất luôn gắn với cái nghèo. Của hồi môn mà cha mẹ dành cho bị cáo không gì ngoài cái nghèo khó “gia truyền”, cũng vì nghèo nên con đường học vấn của bị cáo cũng chỉ vượt qua lớp một. Bù lại, Liệt được đánh giá là người cần cù chăm chỉ. Bị cáo làm thuê, làm mướn, bốc vác… từ thượng nguồn đến vùng sông nước miền xuôi, không hề nề hà. Người đời có câu “đã nghèo còn gặp eo”, quả không sai nếu đem vận vào cuộc đời của bị cáo lúc này. Trong một lần đi bốc vác, bị cáo bị một thanh sắt rơi trúng chân nên để lại thương tích, hiện tại bị cáo bị tai biến nhẹ. Cũng chính vì không còn sức khỏe để lao động kiếm tiền như trước đây nên cuộc sống của gia đình Liệt càng khó khăn. Trong bế tắc, bị cáo được một người đàn ông tên Hải đưa tay “giúp đỡ”, và đớn đau thay chính sự giúp đỡ này đã khiến Liệt phải trả giá đắt.
Người đàn ông tên Hải gặp bị cáo khi trong quá trình bị cáo làm nghề bốc vác tại bến bến xe TP Kon Tum. Ngày 13-1-2018, người này thuê Liệt vận chuyển ma túy từ thành phố Hải Phòng đến bến xe Kon Tum với tiền công 8 triệu đồng. Thấy chỉ cần bỏ chút thời gian nhưng số tiền công nhận lại gấp mấy lần còng lưng ở bến xe cả mấy tháng nên bị cáo đồng ý không do dự. Như đã hẹn, sau một tuần, Liệt gặp và nhận trước từ Hải 4 triệu đồng tiền công vận chuyển, số tiền còn lại sẽ nhận sau khi giao đủ hàng. Sau khi nhận tiền, Liệt di chuyển bằng xe khách đến bến xe Hải Phòng, theo số điện thoại mà Hải cho, Liệt liên lạc với một phụ nữ lạ mặt để nhận hàng. Tại đây, người phụ nữ yêu cầu Liệt liên lạc với vợ của mình là chị Nguyễn Thị Vân (lúc này đang ở Kon Tum) để thực hiện việc chuyển tiền qua cho bị cáo. Cùng lúc này, tại Kon Tum, một người phụ nữ khác (Vân không quen biết) hẹn gặp đưa cho Vân 20 triệu đồng để chuyển tiền cho Liệt. Thấy số tiền lớn, chị Vân đã thắc mắc chồng nhưng do Liệt nói mượn tiền để… đánh bạc nên Vân hỏi xin người phụ nữ này 1 triệu đồng để nuôi con rồi làm thủ tục chuyển 19 triệu đồng cho bị cáo. Về phần Liệt nhận được tiền xong, giao ngay cho người phụ nữ kia. Sau khi nhận tiền từ Liệt, người phụ nữ này giao hàng cho Liệt mang về Kon Tum. Những tưởng chuyến “áp tải hàng” đầu tiên thành công nhưng khi vừa về đến bến xe TP Đà Nẵng, Lê Văn Liệt đã bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và CAQ Cẩm Lệ (Công an Đà Nẵng) bắt quả tang về hành vi “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Số ma túy thu giữ được là hơn 150g (loại heroin).
Người đàn ông trụ cột của gia đình, chỉ vì hám lợi trước mắt đã phải nhận lấy một kết cục chua chát. Tại tòa, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình như cáo trạng truy tố của đại diện Viện Kiểm sát đồng thời thể hiện sự ăn năn, hối lỗi, thành khẩn khai báo mọi hành vi của mình. Trả lời câu hỏi “bị cáo có biết trong thùng là hàng gì không?” từ HĐXX, bị cáo cho rằng “nghĩ là ma túy vì Hải có tiêm chích ma túy, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, số tiền công họ trả lớn, nên bị cáo nhận lời chuyển tiền mua ma túy và vận chuyện ma túy cho họ…”. Sau quá trình xét hỏi, trong phần phát biểu quan điểm luận tội, đại diện Viện Kiểm sát đã thay đổi tội danh của bị cáo chuyển từ tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” sang “Mua bán trái phép chất ma túy”, đồng thời đề nghị mức án 20 năm tù về tội này. Bị cáo cho rằng việc thay đổi tội danh này là không đúng đối với bị cáo. Bị cáo chỉ là đưa hàng về giúp Hải và nhận tiền công, không mua đi bán lại nên không thể kết luận bị cáo buôn bán. Tham gia bào chữa cho bị cáo, luật sư không thống nhất với sự thay đổi tội danh trên. HĐXX cho rằng, Lê Văn Liệt biết rõ Hải mua bán ma túy nhưng vẫn giúp sức chuyển tiền mua bán ma túy và nhận vận chuyển khối lượng hơn 150g ma túy từ Hải Phòng về Kon Tum. Hành vi của bị cáo phạm vào tội “Mua bán trái phép chất ma túy” với vai trò giúp sức nên HĐXX TAND TP Đà Nẵng trong phiên xét xử ngày 29-8 đã tuyên phạt Lê Văn Liệt 18 năm về tội “Mua bán trái phép ma túy”.
Phiên tòa kết thúc, Liệt lê đôi chân mệt mỏi ra khỏi phòng xử án. Chỉ vì 8 triệu đồng, Liệt đã đánh đổi 18 năm ở chốn lao tù. Hẳn lúc này Liệt đã hiểu được rằng, cái nghèo nếu biết kiên nhẫn thì vẫn có đủ hạnh phúc, chẳng hơn lúc này bị cáo đã khiến cho con đường về của mình trở nên xa xôi…
TRANG TRẦN
Video đang HOT
Theo cadn.com.vn
Lai lịch bí ẩn của người khổng lồ cao hơn 2m ở miền Tây
Một "người khổng lồ" cao hơn 2m, ăn một lúc hết 50 viên chè trôi nước ở miền Tây đến nay vẫn chưa ai rõ lai lịch của ông ta.
Chiều cao vượt trội so với người bình thường của ông Nguyễn Văn Y (62 tuổi, ngụ ấp Trường Trung A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) khiến nhiều người tò mò.
Ông Y được xem là người "khổng lồ" ở miền Tây, với chiều cao 2,2m, nặng 100kg, bàn chân và tay đều to gấp đôi so với người bình thường. Tuy nhiên đến nay chưa ai biết chính xác lai lịch của người đàn ông này.
Ông Y - người được xem là cao lớn nhất ở miền Tây hiện nay
Ông Y sống một mình trong căn nhà nhỏ được các nhà hảo tâm cất cho. Bên cạnh là nhà của bà Nguyễn Thị Hồng Phượng - người em gái thứ sáu của ông Y, phía sau nhà của ông Nguyễn Văn Hoá (88 tuổi), cha của "người khổng lồ" này.
Theo lời ông Hóa, ông Y không phải là con ruột của mình. Ông kể, trước đây, vợ chồng ông sinh được 3 người con nhưng nuôi không được. Năm 1956, vợ chồng ông được 1 người quen hướng dẫn đến nhà bảo sanh Cần Thơ nhận ông Y làm con nuôi.
"Lúc đó, thằng Y chỉ 3 ngày tuổi nhưng trắng trẻo, lớn hơn rất nhiều so với những đứa trẻ sơ sinh cùng trang lứa. Tôi chỉ biết mẹ nó gốc Đồng Tháp, còn cha nó có thể là người ngoại quốc. Sau giải phóng, mẹ ruột của Y có đến thăm con trai một lần. Khi đó, tôi hỏi: "cha ruột thằng Y là người nước ngoài có đúng không?".
Nghe xong bà ấy nói không phải rồi bỏ về, từ đó đến nay chưa quay lại thăm con lần nào nữa. Đến bây giờ không ai biết chính xác lai lịch của thằng Y", ông Hoá nói và cho biết, sau khi xin ông Y về, vợ ông sinh thêm 8 người con nữa.
Đôi bàn tay và chân khổng lồ của ông Y
Ông cụ kểtiếp, lúc nhỏ ông Y lớn nhanh như thổi tuy nhiên thần kinh lại chậm phát triển. Dù biết vậy vợ chồng ông Hóa vẫn yêu thương Y như con ruột.
"Thời bao cấp mua vải may quần áo phải có tem phiếu. Nhà tôi đông người nên được 10 suất. Nhưng may quần áo cho Y thì mấy đứa khác phải nhịn vì không đủ vải", ông Hóa cười nói.
Lúc trưởng thành ông Y cao đến 2m18, nặng gần 100 kg và có sức vóc gấp nhiều lần người bình thường.
"Thời trai trẻ sức vóc anh Y gấp nhiều lần người bình thường. Bao lúa gần 3 giạ không cần ai đỡ, anh ấy một mình bốc lên vác đi như chơi. Còn xúc đất, tuy đứng dưới mương nhưng anh quăng cục đất xa cả chục mét", bà Nguyễn Thị Hồng Phượng - em ruột ông Y nói.
Do sức khỏe tốt nên ông Y thường đi khắp xóm làng làm mướn, làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. "Tuy ngờ nghệch nhưng Y rất hiếu thảo với cha mẹ. Ai mướn gì cũng làm, từ đốn cây, đào đất đến xây nhà. Khổ nỗi do đầu óc, nói năng không bình thường nên đôi lúc anh ấy bị người ta lừa, làm 3 ngày chỉ nhận được 1 ngày công", bà Phượng nói.
Bà này cũng tiết lộ, ông Y ăn rất khoẻ, mỗi ngày ăn hơn 1kg gạo. Đặc biệt, ông Y rất thích ăn chè trôi nước, có thể ăn cùng lúc 50 viên mà không ngán.
"Trước mẹ tôi hay nấu chè trôi nước cúng rằm. Cúng xong là anh Y ăn một lúc hết 50 viên chè trôi nước khiến ai nhìn cũng phải sợ. Bây giờ lớn tuổi, sức khoẻ yếu nên anh Y chỉ ăn được 15 viên thôi", bà Phượng nói và cho biết, mỗi bữa cơm của ông Y phải nấu hơn 1kg gạo.
Ngoài sức khỏe và sức ăn tốt, ông Y còn có bàn chân và đôi tay khổng lồ. Chính vì vậy, dép ở cửa hàng bán không đôi nào ông mang vừa.
Trước đây, thấy con trai đi chân không bị vật nhọn đâm, cắt chảy máu chân, ông Hoá thấy tội nghiệp nên thuê thợ đến nhà cắt vỏ máy cày làm dép nhưng chỉ mang được vài ngày là hư. Từ đó đến nay ông Y đều đi chân trần.
Hiện tại cuộc sống của người khổng lồ này gặp nhiều khó khăn. Trong đó, đôi mắt gần như mù, đi lại khó khăn, bàn tay phải do vô tình chặt trúng bị gãy cong nên ông Y chẳng còn sức đi làm mướn.
Theo chính quyền địa phương, hiện nay mỗi tháng ông Y được nhận bảo trợ xã hội 540.000 đồng.
Theo Thanh Sang/Vietnamnet
Hoàn cảnh éo le của người bà nuôi con gái ngây dại, cháu bệnh tật Gia đình bà Lê Thị Hồng, xóm Chong, xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bà Hồng năm nay 62 tuổi nhưng hàng ngày phải đi làm thuê làm mướn nuôi người con gái ngây dại và cháu ngoại 10 tuổi nhưng không đi lại được. Người mẹ nào sinh con ra cũng muốn con mình khỏe mạnh,...