Nền văn hóa Chaco
Hẻm núi Chaco là một trung tâm văn hóa lớn của tổ tiên người da đỏ từ những năm 850 đến năm 1250. Khu vực này là nơi tập trung cho các nghi lễ, thương mại và hoạt động chính trị cho khu vực Four Corners thời tiền sử. Chaco nổi bật với các tòa nhà công cộng và nghi lễ hoành tráng cùng kiến trúc đặc biệt của nó – một trung tâm nghi lễ đô thị cổ đại không giống như bất nơi nào được xây dựng trước đó và kể cả sau này.
Văn hóa Chaco là một mạng lưới các địa điểm khảo cổ ở phía tây bắc tiểu bang New Mexico, nơi lưu giữ các yếu tố nổi bật của một quần thể văn hóa tiền Columbus rộng lớn, thống trị phần lớn khu vực phía tây nam Hoa Kỳ từ giữa thế kỷ 9 đến đầu thế kỷ 13. Nó bao gồm Công viên Lịch sử Quốc gia Văn hóa Chaco, các địa điểm liên quan tại Đài tưởng niệm Quốc gia Tàn tích Aztec và 5 khu vực khảo cổ được bảo vệ bổ sung. Xã hội người Chaco đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 1020 và 1110.
Khu vực này là một trọng tâm cho các nghi lễ, thương mại và hoạt động chính trị với các tòa nhà công cộng và nghi lễ cùng với các ngôi nhà lớn nhiều tầng đặc biệt. Những tòa nhà của họ cần hơn 100.000 cây để lấy gỗ làm xà nhà, mái và chống đỡ cho các phòng chứa, phòng sinh hoạt và tạo ra các phòng phục vụ lễ nghi.
Những di tích này vẫn còn tồn tại qua nhiều thập kỷ. Giữa các khu vực được kết nối với nhau bởi những con đường được xây dựng một cách cẩn thận.
Video đang HOT
Các cấu trúc xây dựng quy mô lớn có tổ chức cao, nổi bật với cấu trúc nhiều tầng và khối xây tinh xảo, minh họa cho sự phức tạp ngày càng tăng của cấu trúc xã hội Chaco, nổi bật trong văn hóa khu vực của tổ tiên của người da đỏ và thống trị khu vực này trong hơn bốn thế kỷ.
Ngoài ra không thể không kể đến một nét đặc sắc khác của khu vực này là các khu định cư được xây dựng dựa vào vị thế hiểm trở của các vách núi. Các công trình ở Chaco đã được xây dựng trong điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt và sự giới hạn về tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Tây Nam lục địa Bắc Mỹ. Điều này cho thấy người Chaco đã sở hữu kỹ thuật xây dựng tiến bộ cùng cách thức tổ chức xã hội quy củ để tạo nên một nền văn minh lớn của khu vực Bắc Mỹ.
Công viên lịch sử quốc gia Chaco, gồm một số khu khảo cổ, tàn tích của người Aztec và đặc biệt là các di tích tại hẻm núi Chaco đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987.
Theo ngaynay.vn
Mỹ muốn dùng "laser trên không" bắn hạ tên lửa địch
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch sử dụng vệ tinh và vũ khí đánh chặn để phát hiện và tiêu diệt tên lửa địch từ ngoài không gian.
Kế hoạch nói trên được nhắc đến trong chiến lược phòng thủ tên lửa mới do chính quyền Tổng thống Trump công bố vào ngày 17-1. Kể từ năm 2001, Mỹ đã chi tổng cộng 130 tỉ USD cho các hệ thống phòng thủ tên lửa, trong đó có tổ hợp tên lửa phòng thủ Patriot và Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm vào các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Để đối phó tên lửa đạn đạo liên lục địa bay cao hơn và nhanh hơn, Washington phát triển Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD). Với chi phí 67 tỉ USD và đang gia tăng, GMD là hệ thống vũ khí tốn kém thứ tư của Lầu Năm Góc và nó được phát triển để đối phó với Triều Tiên và Iran.
Về mặt lý thuyết, GMD sẽ hoạt động như sau: tên lửa của địch sẽ bị vệ tinh và mạng lưới radar trải dài từ khu vực Cape Cod, bang Massachusetts - Mỹ đến Nhật Bản phát hiện và sau đó, bị 44 vũ khí đánh chặn ở Alaska và California bắn hạ. Theo tờ Economist, tỉ lệ đánh chặn thất bại của GMD đối với 1 tên lửa chỉ là 3%. Nghe có vẻ ấn tượng nhưng nếu kẻ địch phóng hàng chục tên lửa, rủi ro thất bại sẽ tăng lên đáng kể.
Kính viễn vọng laser của Không quân Mỹ ở TP Albuquerque, bang New Mexico. Ảnh: CBS News
Điều này buộc chính quyền Tổng thống Trump đưa ra 2 chiến lược mới. Thứ nhất, bắn hạ tên lửa kẻ địch ngay trong "giai đoạn đẩy" khi chúng di chuyển chậm hơn. Vì giai đoạn đẩy chỉ diễn ra trong vài phút, chiến lược này đòi hỏi phản ứng nhanh chóng. Các chiến đấu cơ như F-35 hoặc máy bay không người lái có thể được triển khai cấp tốc về phía bệ phóng của địch để tiêu diệt tên lửa của chúng. Chiến lược này ẩn chứa nhiều rủi ro.
Chiến lược thứ hai an toàn hơn nhưng tốn kém hơn rất nhiều: phát hiện và tiêu diệt tên lửa địch từ ngoài không gian. Vào tháng 12-2018, Tổng thống Trump ra lệnh xây dựng một Trung tâm chỉ huy Không gian để tiến hành các hoạt động quân sự từ không gian.
Lầu Năm Góc đang muốn triển khai thêm lượng lớn các vệ tinh nhỏ hơn và rẻ hơn lên quỹ đạo để theo dõi tên lửa của địch "từ lúc chúng được phóng đi cho đến lúc chúng bị tiêu diệt". Theo Economist, giới chức Mỹ đang bắt đầu quá trình nghiên cứu kéo dài 6 tháng để tìm cách đưa vũ khí đánh chặn, có thể là tên lửa hoặc laser, lên không trung.
Những ý tưởng này chẳng phải mới mẻ. Trước đó, vào năm 2010, chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama từng thử nghiệm thành công "laser trên không" bắn hạ tên lửa địch.
Để thực hiện thành công chiến lược bắn hạ tên lửa địch từ không gian, Washington cần phát triển một mạng lưới vệ tinh lớn với chi phí hàng trăm tỉ USD. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc nhấn mạnh các công nghệ mới sẽ giúp cắt giảm chi phí.
Cao Lực (Theo Economist)
Theo TPO
Phát hiện hàng chục xác ướp 2.300 năm tuổi ở AI Cập Tất cả những xác ướp này vẫn còn đang trong tình trạng khá tốt. Các nhà khảo cổ vừa phát hiện một hầm mộ với hàng chục xác ướp có từ triều đại Ptolemaic, tồn tại từ năm 305 đến 30 trước Công Nguyên. Bộ trưởng Bộ cổ vật Ai Cập Khaled El-Enany cho biết các xác ướp với nhiều độ tuổi khác...