Nên và không nên trong những “ngày phụ nữ”
Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ và cân bằng trong những ngày “đèn đỏ”, tránh thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể khiến bạn chậm chạp và dễ thay đổi tâm trạng.
Không phải chị em nào cũng có những ngày “đèn đỏ” dễ chịu. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt… là “thủ phạm” khiến chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được giải quyết bằng thực phẩm.
“Thực phẩm có thể chống lại các cơn đau cơ, bù lại lượng máu đã mất và giữ nước vừa đủ cho cơ thể”, Tiến sĩ Rachna Sethi, một nhà dinh dưỡng của Ấn Độ nhận xét. Chính vì vậy, chị em cần lựa chọn cho mình những loại thực phẩm thích hợp, tránh những thực phẩm không tốt cho thời kỳ “nguyệt san”.
Thực phẩm nên ăn
- Canxi: Thực phẩm giàu canxi sẽ làm cho xương chắc khỏe và cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm chứa canxi vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. Thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Giau carbohydrate: Ăn các loại ngũ cốc, bột mì và trái cây tươi chứa carbohydrate sẽ giúp bạn no lâu mà không bị nặng bụng. Carbohydrate giúp làm giảm khả năng giữ nước trong cơ thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Video đang HOT
- Nước uống: Trong suốt thời gian kinh nguyệt, cơ thể bạn mất khá nhiều nước vì vậy bạn nên bổ sung thêm nước. Theo Tiến sĩ Sethi thì nước lọc sẽ là giải pháp bù nước tốt nhất. Tuy nhiên, bạn nên chú ý lượng nước mình uống để tránh thừa nước dẫn đến giữ nước.
- Khoáng chất: Các khoáng chất như kali, magie rất cần thiết trong những ngày đèn đỏ. Kali giúp giảm khả năng giữ nước. Chanh leo và dứa là hai loại thực phẩm rất giàu khoáng chất này. Ngoài ra, magie cũng làm giảm cảm giác đầy bụng, chướng bụng. Các loại đậu chính là nguồn bổ sung magie nhiều nhất.
- Protein: Cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết để luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian kinh nguyệt. Để bổ sung protein chất lượng, bạn nên uống sữa và ăn thịt gà.
- Vitamin B6: Có tác dụng chống lại trầm cảm. Buổi sáng, bạn nên ăn chuối và bột yến mạch để tăng cường vitamin B6.
- Sắt: Bổ sung sắt trong thời kỳ “đèn đỏ” là điều cực kỳ quan trọng bởi trong những ngày này bạn bị mất máu khá nhiều, mà sắt lại giúp bạn tăng cường lượng máu. Thực phẩm giàu chất sắt bạn nên ăn là đậu, thịt… Tuy nhiên, chỉ nên ăn ở mức vừa phải.
Thực phẩm nên tránh
- Caffeine: Caffeine có thể nâng cao nồng độ estrogen trong cơ thể, làm tăng các triệu chứng của tiền kinh nguyệt. Cắt giảm lượng caffeine bằng cách tránh uống trà, cà phê và sôcôla.
- Rượu: Uống rượu dù ở bất kì hình thức nào cũng làm tăng sự trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt.
- Đường: Lượng đường vào cơ thể nhiều có thể khiến bạn cảm thấy chậm chạp, lười biếng, tâm trạng thay đổi nhanh chóng. Tránh xa những thức ăn có đường như bánh ngọt, nước soda…
- Muối: Muối làm tăng sự giữ nước. Để hạn chế muối, bạn nên tránh các loại thực phẩm như thức ăn nhanh, rau chân vịt, cỏ ca ri…
Theo VNE
Mắc bệnh lậu khi mang thai - Nguy hiểm!
Nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến bệnh viêm tiểu khung, bệnh này là yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung.
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra, loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng. Bệnh lậu cũng có thể lây lan qua mọi hình thức quan hệ tình dục như qua đường miệng, đường âm đạo và trực tràng.
Các triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn lậu: Do cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ giới khác so với nam giới nên khi bị mắc bệnh lậu các triệu chứng ở nữ giới cũng khác. Nếu như các triệu chứng ở nam giới thường rầm rộ, điển hình, diễn biến cấp tính thì ở nữ giới các triệu chứng thường không điển hình, tiến triển thậm lặng và ít khi có triệu chứng cấp tính.
Triệu chứng thường gặp là: đái khó, đái dắt, có cảm giác nóng khi đi tiểu, đôi khi tiểu ra mủ, đau khi giao hợp, đau vùng khung chậu. Khám thấy viêm âm hộ, viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng...
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Nếu phụ nữ mắc bệnh lậu khi đang mang thai, trẻ có thể nhiễm vi khuẩn lậu khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục của mẹ khi sinh. Trong đó bệnh hay gặp nhất là viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn lậu.
Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh 3 ngày và thường xuất hiện ở cả hai mắt: mi mắt trẻ biến dạng, phù nề, dính vào nhau, tiết nhiều mủ vàng xanh, kết mạc cương tụ và xuất huyết. Nếu không được điều trị có thể loét, thủng giác mạc và dẫn đến mù. Các biểu hiện toàn thân ở trẻ sơ sinh có thể gặp nhưng hiếm.
Ngoài ra, nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến viêm tiểu khung. Đây là yếu tố nguy cơ gây chửa ngoài tử cung, tăng nguy cơ đẻ non cũng như các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Mọi phụ nữ mang thai có nguy cơ cao - nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với người bị bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ - cần làm xét nghiệm để tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối của thai kỳ để hạn chế các biến chứng của bệnh.
Nhìn chung, mắc bệnh lậu khi có thai không phải là sự kết hợp tốt. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị dễ dàng, do đó nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng của bệnh lậu .
Theo VNE
Nguyên nhân khiến phụ nữ có chồng vẫn "tự sướng" Thủ dâm khi phải sống xa chồng có thể giúp người phụ nữ vượt qua những xung năng tình dục mạnh mẽ... Một trong những nguyên nhân dẫn đến những bi kịch gia đình chính là sự không hòa hợp trong chuyện chăn gối. Có người quyết định chia tay nhưng cũng có người chịu đựng hoặc tìm đến giải pháp khác, trong...