Nên ưu tiên ngân sách cho miền núi, hải đảo
Trong bối cảnh thu ngân sách năm 2013 dự báo còn tiếp tục khó khăn, việc dự toán, phân bổ thế nào cho hợp lý, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả, đã nhận được nhiều sự quan tâm của các ĐBQH tại phiên thảo luận chiều 31-10.
Nhiều đại biểu cho rằng, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách trung ương năm 2013 cũng như giai đoạn đến 2015 cần phải tăng cường tính công khai, minh bạch. Có đại biểu nêu, càng trong bối cảnh kinh tế khó khăn càng phải đi theo hướng tăng chi ngân sách để có thu. Cũng có đại biểu cho rằng, việc phân bổ ngân sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2013 cần phải được quản lý chặt hơn, bởi hiện nguồn này được giao về cho các bộ, ngành phân bổ nên xuất hiện cơ chế xin-cho, tham nhũng, lãng phí ngân sách, trong khi hiệu quả đầu tư không cao.
Đặc biệt, chủ trương cắt giảm ngân sách chi cho đầu tư phát triển trong năm 2013 được các đại biểu bàn luận nhiều nhất. ĐB Nguyễn Công Bình (đoàn ĐB tỉnh Yên Bái), ĐB Nguyễn Thành Tâm (đoàn ĐB tỉnh Tây Ninh), ĐB Nguyễn Thế Tuy (đoàn ĐB tỉnh Lạng Sơn)… bày tỏ lo ngại, nếu nguồn thu từ đất đai trong năm 2013 vẫn không đạt thì ngân sách chi cho đầu tư phát triển rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nếu cắt giảm tiếp thì e khó khăn, bộ phận không nhỏ người dân ở một số vùng có dự án đầu tư sẽ bị ảnh hưởng. Cũng theo nhiều ĐB, trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn, nên chọn lựa, ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương cho các tỉnh khó khăn, đặc biệt là các tỉnh miền núi, hải đảo, vùng phên dậu của Tổ quốc.
Giải pháp nào để tăng thu cho ngân sách? Các đại biểu “hiến kế”, Quốc hội nên cho tăng phát hành trái phiếu Chính phủ trong năm 2013. Đồng thời, phải có chính sách để “nuôi nguồn thu” và tránh làm “cụt nguồn thu”, cụ thể là với một số lĩnh vực doanh nghiệp đang làm ăn có lãi cần tạo điều kiện cho họ phát triển, giảm bớt các khoản thuế. Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa (đoàn ĐB TP Hồ Chí Minh), điều quan trọng hơn là phải tiến hành chiến dịch truy thu đối với các khoản nợ đọng lâu năm, khoản cố ý vi phạm gây thất thu ngân sách nhà nước, đẩy mạnh chống buôn lậu, lãng phí trong lĩnh vực này.
Theo ANTD
Dự thảo điều kiện nhập cư HN: Nhà thuê phải đạt 5m2/người
Nếu công dân đi thuê nhà ở, thì phải đạt diện tích 5m2/người- đó là một trong những điều kiện cần để được đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội mà dự thảo Luật Thủ đô quy định.
Luật Thủ đô sẽ là "bàn đạp" giúp Hà Nội vươn lên tầm vóc mới (Ảnh minh họa)
Sáng nay (1-11), bên lề Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (Ủy ban VH,GD,TN,TN&NĐ), ông Đào Trọng Thi đã trao đổi với báo giới một số vấn đề, xung quanh dự thảo Luật Thủ đô.
Về vấn đề "siết" nhập cư, ông Thi hoàn toàn ủng hộ: "Tôi được biết, hiện nay ngoài Thủ đô Hà Nội còn có một số thành phố lớn khác (đặc biệt các thành phố trực thuộc Trung ương), cũng đang có mong muốn được quy định chặt chẽ hơn trong việc nhập cư".
Dự luật quy định điều kiện để công dân có thể đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội (trong trường hợp không có người thân thích- ruột thịt), ngoài một số yêu cầu như: hoặc có việc làm ổn định tại cơ quan hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc tạm trú liên tục một chỗ ở, từ đủ 3 năm trở lên, còn có quy định: nếu đi thuê nhà phải bảo đảm diện tích mặt sàn tối thiểu là 5m2/người. Ông Thi cho rằng, quy định này là cần thiết, nhằm đảm bảo một mức sống văn minh đô thị tương xứng với cấp Thủ đô, đồng thời cũng là chế tài chống việc lách luật có thể xảy ra.
Liên quan những ý kiến đại biểu đề xuất cần một cơ chế tài chính đặc thù cho Thủ đô, ông Thi nói: "Thủ đô không chỉ thực hiện những nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho việc phát triển kinh tế- xã hội của riêng mình, mà còn thực hiện những nhiệm vụ để đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất để vận hành cả trung tâm chính trị- hành chính Quốc gia, do đó đương nhiên Nhà nước cần đầu tư ngân sách tốt hơn cho Thủ đô. Không chỉ thế, theo tôi, để tạo cho việc ưu tiên đó nhanh chóng đi vào thực tế Hà Nội còn cần có cơ chế đặc thù (mà hiện chúng ta đang xem xét), đó là cho Thủ đô được giữ lại để sử dụng nguồn thu vượt kế hoạch".
Cuối cùng Chủ nhiệm Ủy ban VH,GD,TN,TN&NĐ cũng đồng tình với đề xuất của Hà Nội về tăng cao mức xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, đất đai... Ông cho rằng, Thủ đô Hà Nội với tư cách là bộ mặt của cả nước, thì cũng cần có các định mức cao hơn, tốt hơn về văn minh và quản lý đô thị, xứng tầm với vị thế của mình.
Theo ANTD
Lạc lối ở lưng chừng "miền đất khổ" Nằm ngay dưới chân dãy Phà Cà Tún, Tri Lễ là xã cao nhất, khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Cũng vì ở cao quá mà Tri Lễ lắm chuyện bi hài. Vùng đất của những chuyện buồn "Miền đất khổ" theo cách gọi của người dân xã Tri Lễ bao gồm 8 bản người Mông, hoàn toàn...