Nên uống nước lọc hay chanh mật ong khi ngủ dậy?
Nên uống nước lọc hay chanh mật ong khi ngủ dậy là câu hỏi nhiều người băn khoăn.
Uống một ly nước ngay khi thức dậy buổi sáng là cách hoàn hảo để khởi động ngày mới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn phân vân không biết nên uống nước lọc hay chanh mật ong. Thực tế, hai loại nước này đều có lợi cho sức khỏe, bạn có thể lựa chọn dựa trên sở thích cá nhân.
Uống nước lọc khi ngủ dậy có tác dụng gì?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, bạn có thể đánh giá bản thân có hợp uống nhiều nước vào buổi sáng khi mới thức dậy hay không bằng cách quan sát da.
Uống một cốc nước lọc buổi sáng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Shutterstock)
Nếu da ẩm và sáng chứng tỏ cơ thể đủ dưỡng. Nếu da khô và sạm, có nghĩa là trong cơ thể ít dương, âm nhiều, người như vậy cần tăng dương khí sau khi ngủ dậy, không nên uống nhiều nước, nếu không nó sẽ cản trở sự phát triển của dương khí.
Sau đây là một số lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nếu bạn uống nước lọc khi ngủ dậy.
Bài viết trên website Trung tâm y tế Quận 6 TP.HCM cho biết, sau một đêm ngủ, thức ăn vào cơ thể con người được tiêu hóa gần hết. Việc bổ sung khoảng 200 – 300ml nước lọc ấm dưới 40 độ C kịp thời vào buổi sáng có thể rửa sạch cặn thức ăn bám trên thành dạ dày, giúp làm sạch đường tiêu hóa, ngăn ngừa chứng xuất hiện táo bón.
Một lưu ý khi nước ấm vào buổi sáng, bạn nên uống thành từng ngụm nhỏ, uống từ từ không nên uống quá nhanh và uống nhiều nước cùng lúc, sẽ bị phản tác dụng.
Video đang HOT
Loại bỏ độc tố khỏi cơ thể
Vào ban đêm, cơ thể của chúng ta tự sửa chữa và loại bỏ tất cả các độc tố. Bởi thế nếu bạn uống nước vào dạ dày rỗng vào buổi sáng, bạn sẽ rửa sạch những độc tố có hại này, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, việc uống đủ nước có thể giúp tăng cường sự sản xuất tế bào cơ và các tế bào máu mới.
Uống một ly nước ấm vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy sẽ hỗ trợ cơ thể làm giảm nồng độ axit có trong dạ dày – một trong những yếu tố gây hình thành bệnh sỏi thận.
Nước ấm giúp nước tiểu được bài tiết nhiều hơn, hạn chế sự hình thành của sỏi thận tại bàng quang, từ đó giúp bạn có được sức khỏe ổn định hơn.
Cung cấp năng lượng cho não bộ
Khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước, não cũng sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí là ngừng hoạt động. Nếu chúng ta bắt đầu ngày mới bằng việc uống nhiều nước, bộ não của bạn sẽ khỏe mạnh hơn và có khả năng giải quyết công việc trong ngày tốt hơn.
Uống nước chanh mật ong khi ngủ dậy có lợi gì?
Ngoài nước lọc thì chanh mật ong cũng là loại đồ uống được nhiều người lựa chọn vào buổi sáng. Vậy uống nước chanh mật ong khi ngủ dậy mang đến lợi ích gì cho sức khỏe, bạn đừng bỏ qua những điều dưới đây.
Nước chanh mật ong cũng là lựa chọn hoàn hảo để khởi động ngày mới. (Ảnh: Shutterstock)
Đánh thức cơ thể hiệu quả
Nước chanh mật ong có tác dụng đánh thức cơ thể vào buổi sáng rất hiệu quả, giúp bạn dễ dàng nhận được đủ năng lượng để cơ thể tỉnh dậy thoải mái, sảng khoái, tỉnh táo hơn. Thế nên, việc khởi động một ngày đầy hứng khởi bằng một cốc chanh mật ong là sự lựa chọn không tồi dành cho bạn.
Tăng năng lượng cho cơ thể
Mật ong là chất tăng cường năng lượng tự nhiên và mạnh hơn nhiều so với việc ăn đường. Thực phẩm này có tính chất diệt khuẩn giúp tăng cường năng lượng trong cơ thể và làm cho bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn.
Bạn nên pha nước chanh mật ong theo tỉ lệ 1 thìa nước cốt chanh, vỏ chanh cộng với 1 thìa mật ong và nước ấm. Đối với người có vấn đề về dạ dày cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng nước chanh mật ong vào buổi sáng trước khi ăn.
Làm đẹp da
Bạn biết không, chất chống oxy hóa tự nhiên có trong mật ong sẽ giúp làm sạch và kháng khuẩn một cách hiệu quả. Từ đó, bạn sẽ cải thiện được các tình trạng mụn trứng cá, kiểm soát dầu thừa, mang đến làn da khỏe khoắn, tươi tắn.
Chanh mật ong giúp giảm cân
Chanh mật ong là một trong những thức uống ít calo. Mật ong dù có vị ngọt nhưng là ngọt tự nhiên. Uống một cốc nước mật ong ấm mỗi sáng sẽ giúp bạn tránh được cảm giác thèm ăn hay hạn chế nhu cầu uống những loại nước uống có ga chứa nhiều đường.
Với thông tin trên chắc hẳn bạn đã câu trả lời cho băn khoăn: “Nên uống nước lọc hay chanh mật ong khi ngủ dậy” rồi phải không?
Có nên uống cà phê vào sáng sớm?
Uống cà phê vào sáng sớm đã trở thành một thói quen phổ biến của nhiều người. Nhưng liệu thói quen này có tốt cho sức khỏe hay không, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Uống cà phê vào sáng sớm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Pinterest
Lợi ích của việc uống cà phê mỗi ngày
- Tăng cường sự tỉnh táo và giảm mệt mỏi: Cà phê chứa caffeine, một chất kích thích mạnh giúp tăng cường sự tỉnh táo và giảm mệt mỏi.
- Chống oxy hóa: Cà phê cũng là một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể bảo vệ tế bào khỏi hại từ các gốc tự do.
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường type 2, bệnh Parkinson, và bệnh gan mỡ.
Uống cà phê vào sáng sớm: Có nên không?
- Giới hạn lượng caffeine trong ngày: Mặc dù cà phê có lợi ích cho sức khỏe, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây mất ngủ, lo âu và tăng nhịp tim. Do đó, bạn nên giới hạn lượng cà phê uống trong ngày và không uống quá nhiều vào buổi sáng.
- Chú ý đến thời gian: Uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể không tốt cho dạ dày của bạn. Hãy chờ ít nhất 30 phút sau khi thức dậy trước khi uống cà phê.
- Kết hợp với bữa ăn: Uống cà phê trong bữa sáng có thể giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Tuy nhiên, không nên thay thế bữa sáng bằng cà phê.
Uống cà phê vào sáng sớm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được thực hiện một cách hợp lý và có sự kiểm soát về lượng caffeine. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn và điều chỉnh thói quen uống cà phê sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Vì sao chuối, trứng được xem là siêu thực phẩm giúp cơ thể tăng năng lượng? Một số thực phẩm như chuối, trứng... không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng mà còn có thể cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Chuối Chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin và carbohydrate, chuối là nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS One...