Nên tuân thủ chờ đèn đỏ hay vượt đèn đỏ để nhường đường xe cứu thương?
Xe cứu thương hú còi, gọi loa khẩn cấp nhưng xe ô tô phía trước vẫn tuân thủ… chờ đèn đỏ và quyết không nhường đường.
Đây là một tình huống đang gây tranh cãi những ngày qua.
Cụ thể, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ – Linh Đàm (TP Hà Nội) ngày 22/4. Nội dung clip cho thấy mặc cho xe cứu thương hú còi ưu tiên, những người trong xe gọi loa xin nhường đường nhưng tài xế xe ô tô Vios biển kiểm soát 18A-111.68 vẫn kiên quyết chờ đèn đỏ, không di chuyển.
Tuân thủ hiệu lệnh đèn đỏ hay vượt đèn đỏ để nhường đường xe ưu tiên?
Theo Luật sư Quách Thành Lực, người điều khiển phương tiện không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ, sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 3, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Hành vi vi phạm là: ” Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ“. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và còn bị hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (thường gọi là vượt đèn đỏ) sẽ bị xử phạt 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng được quy định tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Trên đây là hai quy định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng cho tình huống xe Vios nói trên.
Video đang HOT
Nhiều người bức xúc vì tài xế xe ô tô Vios không chịu nhường đường cho xe cứu thương và cho rằng mình sẵn sàng chấp nhận bị phạt vì tính mạng con người quan trọng nhất, nhưng cũng có người chia sẻ với tài xế vì luật không cho phép ô tô vượt đèn đỏ để nhường đường trong tình huống như vậy (Ảnh chụp màn hình).
Trong vụ việc này, mặc cho xe cứu thương hú còi ưu tiên, những người trong xe cấp cứu gọi loa xin nhường đường nhưng tài xế xe ô tô Vios vẫn không di chuyển. Lái xe về sau có giải thích lý do cho hành động này như sau:
“Tôi lái xe bao năm biết rõ luật quy định xe nào được ưu tiên, nhưng không có luật nào quy định ô tô phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên.
Luật thì thế, còn hôm đó nếu thuận tiện để nhường đường tôi vẫn sẽ vượt lên nhường ngay, nhưng đường khi đó quá đông nên tôi không thể làm khác được. Nếu nhường đường thì hoặc bị xử lý vì vượt đèn đỏ, hoặc xảy ra tai nạn thì tôi không làm được”.
Vì nhường đường xe ưu tiên mà vượt đèn đỏ, có bị phạt không?
Theo Luật sư Quách Thành Lực, quan điểm của người tài xế trên là tâm lý thông thường của những người tham gia giao thông, nhưng đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành thì có những điều chưa đúng. Cụ thể:
Thứ nhất: Xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương dù có vi phạm quy định về vượt đèn đỏ cũng không thể bị xử phạt theo quy định hiện hành. Bởi lẽ, điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết là trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính .
“Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa” (Khoản 11, điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
Trong vụ việc này tài xế lái xe Vios cần phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương, hành động vi phạm này gây thiệt hại cho trật tự quản lý hành chính, an toàn giao thông nhỏ hơn thiệt hại sức khỏe, tính mạng của người trên phương tiện xe cấp cứu.
Đây là trường hợp vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm, người vi phạm không bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính.
Thứ hai: Tài xế phải nhường đường cho xe ưu tiên khi hiện trường đủ không gian để làm điều đó.
Hành vi ” Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ” là hành vi vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định. Người điều khiển tham gia giao thông có nghĩa vụ phải chấp hành khi đủ điều kiện.
Qua clip ta có thể thấy không gian phía trước đủ khoảng trống để xe ô tô Vios này vượt đèn đỏ, rẽ phải mà vẫn đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện khác. Ngoài xe ô tô Vios thì các phương tiện ở bên phải của xe cứu thương cũng mắc lỗi không nhường đường cho xe ưu tiên.
Trong vụ việc này cần thiết phải xử phạt xe ô tô Vios không nhường đường cho xe cứu thương để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo an toàn xã hội cũng như nâng cao, thống nhất nhận thức của người dân trong tình huống phải vi phạm giao thông để nhường đường cho xe ưu tiên.
“Tuy nhiên đây là một tình huống pháp lý phức tạp, không phải ai cũng có thời gian, kiến thức để tìm hiểu cặn kẽ quy định pháp luật cũng như hiểu đúng, hiểu đủ để có những ứng xử khi tham gia giao thông phù hợp. Do vậy khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính cơ quan có thẩm quyền nên xem xét các yếu tố này để giảm nhẹ mức phạt cho tài xế Vios BKS 18A-111.68″, Luật sư Lực nêu quan điểm.
Vụ bắt Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế: Cán bộ y tế cần rút kinh nghiệm sâu sắc
Tới thăm CDC Thừa Thiên Huế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - đã lưu ý và nhắn nhủ những lời tâm huyết.
Ngày 26/2, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã đến thăm, tặng quà động viên một số cơ sở, đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2).
Đến thăm, trò chuyện với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ nhắc lại những nỗ lực cố gắng của ngành y tế toàn tỉnh, trong đó có CDC tỉnh từ thời gian đầu triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (thứ 4 từ phải sang) - tặng hoa chúc mừng CDC Thừa Thiên Huế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (Ảnh: Phong Anh).
"Dù còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng CDC tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bài học trong quản lý, điều hành xảy ra tại CDC tỉnh vừa qua cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Mỗi một cán bộ, công chức, viên chức của CDC tỉnh phải tự nỗ lực cố gắng vươn lên, thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh của mình trong phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay" - Phó Bí thư Phan Ngọc Thọ nhắn nhủ và lưu ý.
Như Dân trí thông tin, chiều 18/2, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Hoàng Văn Đức - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên Huế và ông Hà Thúc Nhật - Kế toán trưởng CDC tỉnh về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 222 Bộ luật Hình sự 2017.
Qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị, vật tư hóa chất, quần áo bảo hộ phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cụ thể, Giám đốc và Kế toán trưởng CDC Thừa Thiên Huế đã vụ lợi, vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại tài sản cho nhà nước.
Khi khám xét tại nhà ở và nơi làm việc của 2 đối tượng, công an đã thu giữ nhiều tài liệu và tiền mặt liên quan đến vụ án.
Chiều 21/2, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 199 và 200 - QĐ/ĐUK về việc đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Giám đốc và Kế toán trưởng CDC.
Ngày 23/2, Sở Y tế tỉnh đã phân công ông Nguyễn Lê Tâm - Phó Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế - phụ trách điều hành, quản lý trung tâm, không để gián đoạn công việc trong giai đoạn chống dịch Covid-19.
"Bác sĩ Khiêm" giả mạo điều trị F0 có thể đối diện tội danh gì? Dư luận đang hết sức quan tâm vụ việc Nguyễn Quốc Khiêm mạo danh bác sĩ để vào khu điều trị F0 ở TPHCM, phát thuốc cho F0 và thậm chí còn ra y lệnh... Gửi ý kiến cá nhân về Dân trí, có bạn đọc cho rằng, nói dối là sai và cần phê phán nhưng nói dối để được cống hiến,...