Nên trả lại bảng “nội quy” bún bò và xin lỗi chủ quán!
Chuyện thu giữ “nội quy” quán bún bò chỉ là một trong muôn vàn chuyện thường ngày xảy ra ở cấp phường, nếu việc gì cũng đưa lên báo thì chẳng có báo nào đăng tải cho hết.
Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi khi chỉ một việc nhỏ nhưng lại để lại nhiều điều bổ ích; không chỉ là góp phần tuyên truyền pháp luật cho người dân mà còn là bài học cho nhiều cán bộ nhà nước, nhất là cán bộ chính quyền cơ sở, khi hành xử phải hiểu luật và tuân theo pháp luật, đặc biệt là phải tôn trọng người dân.
Có lẽ không chỉ có người dân, khách hàng đến ăn bún bò ở quán anh Dũng, mà Công an và dân phòng phường 1, quận 4, TP.HCM cũng thấy “lạ”. Ai đời một quán bán bún bò mà cũng có bảng “Nội quy”. Chưa kể bảng nội quy lại có nội dung khôi hài!
Nội quy của quán bị phường 1, quận 4 tịch thu vì cho rằng phản cảm. (Ảnh: Zing)
Anh Dũng viết bảng nội quy này cũng nhằm mục đích “giật gân câu khách”, cũng giống một số biển quảng cáo “Đây rồi! Cầy tơ 7 món” hoặc ở đây có bán “tiểu hổ” (thịt mèo). Chưa kể một số quán bán cháo lòng tiết canh kẻ biển không có dấu “CHAO LONG LON”; người nước ngoài biết một chút tiếng Việt đi qua cứ phá lên cười! Có người còn hỏi sao ở Việt Nam lại bán thứ đó!… Còn nhớ thời bao cấp nhiều cửa hàng thực phẩm, mậu dịch quốc doanh còn treo biển “Hôm nay bán thịt trẻ em” hoặc “quầy bán thịt thương binh”… không biết các biển báo này có “phản cảm” không!
Video đang HOT
Trở lại tấm biển “Nội quy” của quán bún bò Gân, đúng là nội dung rất khôi hài, thậm chí muốn chọc tức khách hàng nhưng đó là trò “chiêu khách” của chủ quán. Nếu nói là gây phản cảm thì e không chính xác. Mặt khác, về nội dung cũng chẳng có gì là vi phạm pháp luật. Nhưng Công an và dân phòng phường 1, quận 4, TP.HCM lại cho là có nội dung phản cảm nên “tịch thu” là việc làm trái với pháp luật. Ngay thuật ngữ thế nào là “phản cảm” cũng còn phải tranh luận nhiều, chưa ai đưa ra được định nghĩa chính xác về từ “phản cảm”. Tìm trong từ điển tiếng Việt của các nhà xuất bản cũng chẳng thấy từ “phản cảm” được định nghĩa là gì. Ngay thuật ngữ “ăn mặc phản cảm” cũng còn tranh cãi… Vậy mà ông công an phường, anh dân phòng lại cho là “phản cảm”, rồi tịch thu thì đúng là tài thật!
Ở TP.HCM và ở Hà Nội mọi người còn biết đến quán bún “chửi”. Chủ quán luôn mồm chửi người giúp việc, mà chửi tục lắm nhưng lại rất đông khách. Nhiều người còn muốn đến đó ăn để được nghe bà chủ quán chửi!?
Việc thu giữ bất cứ thứ gì của dân đều phải theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định chứ không thể tùy tiện, muốn thì thu được! Một xã hội dân sự, mọi hành xử của người được giao thi hành công vụ dù là ở cấp phường cũng phải hiểu luật, mình được làm gì và không được làm gì!
Thu sai rồi nhưng ông phó chủ tịch UBND phường còn cho rằng quán bún bò Gân của ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng nằm dưới khu chung cư Tôn Thất Thuyết, quận 4 treo bảng nội quy mà ông nói là “hài hước” đã gây phản cảm và cản trở lối ra vào của chung cư do có nhiều người dân hiếu kỳ đến xem. Trước việc này, phường đề nghị ông không treo và sẽ tạm giữ bảng nội quy này cho đến khi ông có địa điểm kinh doanh cố định, lúc đó phường sẽ trả lại cho ông sử dụng.
Vậy phường thu bảng nội quy của ông Dũng là do nội dung của bảng nội quy hay do quán của ông Dũng cản trở lối ra vào của chung cư!? Nếu ông Dũng có địa điểm kinh doanh cố định, phường sẽ trả bảng “nội quy” và ông Dũng lại treo bảng “nội quy” đó lên thì sao, có phản cảm không?
Có một thực tế là hiện nay cán bộ công an cấp phường, đặc biệt là lực lương dân phòng khi thi hành nhiệm vụ thường có thái độ hách dịch, thiếu tôn trọng nhân dân. Đó mới là vấn đề cần phải chấn chỉnh, uốn nắn. Thời đại ngày nay mà hành xử như lý trưởng, cai tuần như ngày xưa thì e rằng dân không chịu.
Trong sự việc này, tốt nhất là phường nên trả lại bảng “nội quy” cho ông Dũng và yêu cầu cán bộ đã trực tiếp “tịch thu” đến xin lỗi để người dân không còn bức xúc, dư luận cũng thấy phường biết sai thì sửa, lấy lại lòng tin của dân vào chính quyền.
Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao
Theo_Dân việt
Chứng cứ buộc tội vụ Hồ Duy Hải còn 'non'
Tại cuộc họp của Đoàn giám sát của Quốc hội với các cơ quan liên quan về tình hình oan sai và bồi thường oan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đưa ra một số nhận định về vụ án Hồ Duy Hải. PV xin lược ghi:
"Cơ quan tố tụng kết luận Hồ Duy Hải phạm tội giết người và cướp tài sản chủ yếu dựa trên căn cứ chính là lời khai nhận tội của Hải. Nhiều đồ vật liên quan đến vụ án sau này được kết luận là hung khí gây án lại không được cơ quan điều tra thu thập như chiếc thớt hoặc không được thu thập ngay thời điểm khám nghiệm hiện trường như chiếc ghế inox (chiếc ghế thu được không phải), con dao dùng để cắt cổ nạn nhân cũng không thu được, dấu vân tay thu được không phải của bị cáo, mẫu máu thu được sau năm tháng mới trưng cầu giám định dẫn đến không thể xác định được máu của ai.
Thời gian chết cụ thể của từng nạn nhân không được đề cập. Trong khi đó thời gian chết cụ thể của từng nạn nhân cực kỳ quan trọng, đó là căn cứ để xác định thời gian gây án, thời gian nghi can có mặt tại nơi gây án, diễn biến thời gian của việc phạm tội và nhất là xác định chứng cứ ngoại phạm về thời gian.
Từ đó mà những chứng cứ ngoại phạm về mặt thời gian của Hải cũng chưa được xem xét, đánh giá kỹ...
Hồ Duy Hải
Cạnh đó, kết luận điều tra và cáo trạng có những suy diễn dẫn đến "chết người", nói theo nghĩa đen. Nhân chứng Đinh Vũ Thường nói nhìn thấy "một thanh niên" ngồi trên ghế salon trong bưu cục nhưng kết luận điều tra nói Đinh Vũ Thường nhìn thấy "bị can Hải" thì đó là suy diễn chết người. Chả nhẽ đánh giá như thế là không vi phạm?
Cơ quan tố tụng còn có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật. Tội cướp là dùng vũ lực nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, như vậy động cơ cướp phải có trước khi dùng vũ lực, còn việc nảy sinh ý định cướp sau khi nạn nhân chết thì về mặt lý luận không cấu thành tội phạm. Kết luận điều tra và cáo trạng nhận định việc lấy tài sản nảy sinh sau khi biết hai nạn nhân đã chết nhưng đều khẳng định Hải đã thực hiện hành vi cướp tài sản.
Đề nghị ông chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao xem xét kiến nghị của đoàn giám sát cũng như kiến nghị của cá nhân tôi, với tư cách đại biểu Quốc hội. Chúng ta cũng nên đặt mình vào tư cách người nhà Hồ Duy Hải. Nếu còn những vấn đề cần phải làm rõ nữa thì liệu chúng ta có đồng tình, tâm phục khẩu phục khi đưa bản án này ra thi hành hay không?
Chúng tôi cho rằng nếu thực sự chứng minh được Hồ Duy Hải có hành vi giết hai cô gái này thì kể cả tử hình hai lần Hồ Duy Hải cũng chưa thể đền tội được. Nhưng nếu không phải, yếu tố kết tội còn 1% nào đó băn khoăn thì chúng tôi đề nghị phải xem xét lại".
Theo Phap luât TPHCM
Ông Nguyễn Thanh Chấn "ôm" 100 loại giấy tờ đi đòi bồi thường Trong lần làm việc thứ hai với TAND Tối cao tại Hà Nội để giải quyết việc bồi thường oan sai, Ông Chấn ôm theo 100 loại giấy tờ liên quan. Ngày 17/3, ông Nguyễn Thanh Chấn - người bị ngồi tù oan sai 10 năm ở Bắc Giang đã lên làm việc với Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại Hà...