Nên thơ hồ Vạn Hội, Bình Định
Hồ Vạn Hội là một hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nằm ở thôn Vạn Hội 1, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định song, với cảnh trí thơ mộng, nơi đây còn là một điểm đến thu hút nhiều người dân địa phương và các vùng lân cận đến ngoạn cảnh.
Hồ Vạn Hội được bao bọc bởi quá nửa là rừng cây và những dãy núi. Đứng trên bờ hồ có thể trông thấy những dãy núi trùng trùng nhấp nhô ở phía xa xa trông rất đẹp mắt. Mặt hồ sóng gợn lăn tăn, xanh màu ngọc bích, khi có nắng chiếu xuống thì lấp lánh ánh bạc, nhìn kiểu gì cũng đẹp. Thi thoảng còn được trông thấy những chiếc thuyền êm đềm lướt trên mặt hồ. Chưa hết, đi dọc bờ hồ còn có thể ngắm nhìn hàng cây soi bóng dưới mặt nước, ngắm những bụi cỏ, bông hoa dại đủ màu sắc lay lay trong gió và thoảng hương thơm dịu, cảm giác khi ấy thật dễ chịu.
Trên đường đến hồ Vạn Hội, bạn còn có thể thấy được những cánh đồng, những con đường làng quê nho nhỏ uốn lượn, những luống rau màu xanh mướt,… tất cả hợp với nhau tạo thành một khung cảnh bình yên, nên thơ đến nao lòng./.
Hàng vạn người kéo nhau lên núi chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á
Dòng người lên đến con số hàng vạn không ngừng đổ về vùng Núi Bà tại xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, Bình Định) để tham dự lễ hội chùa Ông Núi, nơi đặt công trình tượng Phật ngồi, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á thuộc Dự án Quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, được khởi công từ năm 2009 và khánh thành vào tháng 11-2017
Đến trưa ngày 11-3 (tức 24 tháng Giêng âm lịch), dòng người vẫn tiếp tục đổ về dự lễ hội chùa Ông Núi, còn có tên là Linh Phong thiền tự, đặt lưng chừng đỉnh Chóp Vung, Núi Bà (xã Cát Tiến).
Năm nay, số lượng người đến dự lễ chùa Ông Núi đông hơn mọi năm do gần chùa còn có tượng Phật ngồi được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Tượng Phật ngồi thuộc Dự án Quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, được khởi công từ năm 2009 và khánh thành vào tháng 11-2017.
Dòng người không ngừng đổ về pho tượng Phật ngồi cao 69m, tọa lạc trên một tòa sen nằm ở lưng chừng núi, có độ cao 129m so với mặt nước biển
Video đang HOT
Đến 12 giờ trưa ngày 11-3, dòng người vẫn không ngừng đổ về núi chóp Vung để hành hương, dự lễ.
Tương truyền, ngôi chùa này được cất dựng cách nay khoảng trên 300 năm. Ông Núi (Y Mộc Sơn Ông) là tên người dân tự đặt, tên thật Lê Bang (tên ghi tại phần mộ thờ sau Linh Phong thiền tự). Ông hành nghề kiếm củi chữa bệnh cho vua và dân nghèo, tu tại hang đá Núi Bà.
>> Một số hình ảnh PV ghi lại tại lễ hội chùa Ông Núi:
Hai bên đường lên núi để tham quan tượng Phật ngồi khổng lồ, du khách còn được chiêm ngưỡng 18 pho tượng La Hán được tác bằng đá .
Dòng người đi bộ trên 28 thang đá (mỗi thang có 7 bậc) để lên núi hành hương dự lễ.
Do lượng khách quá đông nên nhiều người phải băng đường rừng vừa được san ủi để lên núi.
Dòng người đổ lên núi càng lúc càng đông dù đang buổi trưa nắng.
Do đường núi hẹp, người dự lễ quá đông nên xảy ra tình trạng chen lấn, ùn ứ... Công an tỉnh Bình Định phải cắt cử lực lượng canh trực tại các nẻo đường lên tượng Phật và chùa Ông Núi để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách.
Dòng người đổ về hành hương, dự lễ.
Năm nay chùa chuẩn bị số lượng lớn thực phẩm chay gồm 5 tấn gạo, 7 tấn dưa cải, 3 tấn cải bắp, 2 tấn quả su... để tổ chức lễ trong 2 ngày (11, 12-3)
Dòng người đổ đến hang đá được cho là nơi ông Núi từng tu luyện để thắp hương, cúng khấn.
Năm nay lượng khách từ các tỉnh như Quảng Ngãi, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa, TPHCM, Hà Nội... đổ về chiêm bái tượng Phật ngồi này đôn g bất ngờ
Bãi Xép (Bình Định) yên bình Làng chài Bãi Xép thuộc KV 1, phường Ghềnh ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nằm trên tuyến QL 1D, cách trung tâm thành phố chỉ chừng 13 km. Đã lên kế hoạch đến Bãi Xép thì bạn nên tính đến việc qua đêm ở đây, có rất nhiều trải nghiệm dễ chịu chờ bạn. Với hơn 200 hộ dân sinh sống...