Nên thi thăng hạng trên máy tính
Các môn thi đều được tổ chức với hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Với cách thi này, sẽ tạo được sự công bằng và tính minh bạch của kỳ thi.
Từ ngày 28-31/12/2019, tỉnh Kiên Giang tổ chức cho 2.378 giáo viên thi thăng hạng nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II.
Về ôn thi, các giáo viên tại Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Kiên Giang ôn tập lượng kiến thức rộng “với hàng trăm câu điền từ, bài đọc, bài nghe” [1]. Chắc chắn đây là lượng kiến thức cần phải có của một giáo viên hạng II.
Từ ngày 28-31/12/2019, tỉnh Kiên Giang tổ chức cho 2.378 giáo viên thi thăng hạng nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II.
Trước khi được cử đi dự thi, lãnh đạo các trường đã xét rất kỹ khả năng, trình độ và các điều kiện cần thiết theo quy định đối với từng giáo viên. Chẳng hạn giáo viên phải có chứng chỉ B Anh văn, Tin học căn bản…
Giáo viên đã có các chứng chỉ này thì đối với hai môn tiếng Anh, Tin học sẽ tự làm được trên 50 điểm. Còn nếu giáo viên không làm được số điểm này cần xem xét lại chất lượng của các chứng chỉ trên.
Giáo viên “biết tiếng Anh mình yếu, nếu thi đàng hoàng thì chẳng bao giờ qua nổi” [2] mà vẫn được dự thi thăng hạng, điều này chứng tỏ lãnh đạo các trường khi xét để cử giáo viên dự thi có chính xác không?
Các môn thi đều được tổ chức với hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Với cách thi này, sẽ tạo được sự công bằng và tính minh bạch của kỳ thi.
Khi thi trắc nghiệm trên máy tính mỗi câu hỏi bị khống chế thời gian. Người dự thi phải có nền tảng kiến thức vững chắc và độ nhanh nhạy mới làm được. Nếu không làm kịp sẽ hết thời gian, phần mềm sẽ tự động chuyển sang câu khác.
Video đang HOT
Giáo viên chưa đủ trình độ, năng lực chắc chắn số câu làm sai sẽ nhiều, dẫn đến bị rớt là điều đương nhiên.
Cách ôn và tổ chức thi như vậy sẽ lựa chọn được những giáo viên có đủ trình độ cần thiết xứng đáng là giáo viên hạng II.
Cách làm này cần được nhân rộng cho tất cả các địa phương trên cả nước, đừng tổ chức ôn và thi theo lối mòn từ xưa đến nay giáo viên đi thi là phải đỗ.
Việc thăng hạng là không bắt buộc nên khi bị rớt thì thầy cô cũng đừng quá “thất vọng và đau buồn”.
Các thầy cô cứ nỗ lực học tập, trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực để kì thi sau đạt kết quả tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:
[1], [2] //giaoduc.net.vn/tieu-diem/vua-buoc-ra-khoi-phong-thi-thang-hang-nhieu-giao-vien-kien-giang-bat-khoc-nuc-no-post205765.gd
Bài và ảnh: Miền Tây
Theo giaoduc.net.vn
Các thầy cô có cần ép mình thi thăng hạng?
Thầy cô có cần thiết ép mình đi thi thăng hạng hay không? Để rồi: "Vừa bước ra khỏi phòng thi thăng hạng nhiều giáo viên phải bật khóc nức nở".
Theo Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT "Việc cử giáo viên dự thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương".
Thi thăng hạng giáo viên (Ảnh minh họa: baoquangngai.vn).
Những giáo viên nào được cử dự thăng hạng chức danh nghề nghiệp?
Những giáo viên được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thăng hạng; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Có đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thăng hạng theo quy định tại: Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập; Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập.
Dự thăng hạng giáo viên bằng những hình thức nào?
Có hai hình thức dự thăng hạng giáo viên đó là thi thăng hạng và xét thăng hạng.
Đối với hình thức thi thăng hạng thực hiện theo quy định của Thông tư số 20/2015/TT- BGDĐT.
Đối với hình thức xét thăng hạng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2017/TT- BGDĐT.
Các địa phương có thể thực hiện một trong hai hình thức trên.
Những giáo viên nào được xét miễn thi/xét các môn Ngoại ngữ, Tin học?
Tính đến ngày 31/12 của năm thi nếu giáo viên nam đủ 55 tuổi trở lên, giáo viên nữ đủ 50 tuổi trở lên có bằng tốt nghiệp thứ 2 ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga .. thì được miễn thi môn ngoại ngữ; tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành trở lên được miễn thi môn Tin học.
Khi được thăng hạng giáo viên có quyền lợi và trách nhiệm gì?
Khi được thăng hạng thì ngoài lợi ích được hưởng về lương, giáo viên sẽ phải cống hiến nhiều hơn, làm những việc khó hơn mà người ở hạng thấp không làm được hoặc không có cơ hội để làm.
Giáo viên muốn hưởng lợi ích nhiều hơn về lương và khẳng định mình thì họ bắt buộc phải cố gắng phấn đấu tích lũy các minh chứng đủ điều kiện thăng hạng, nếu không họ chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đang giữ.
Theo những phân tích trên thì thầy cô có cần thiết ép mình đi thi thăng hạng hay không? Để rồi: "Vừa bước ra khỏi phòng thi thăng hạng nhiều giáo viên phải bật khóc nức nở".
Anh Minh
Theo giaoduc
Thành phố Hồ Chí Minh kết luận vụ chỉnh sửa điểm thi ở trường Nguyễn Công Trứ Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh xác định không đủ cơ sở kết luận xảy ra vụ gian lận chỉnh sửa điểm bài kiểm tra nhưng kỷ luật nghiêm Hiệu trưởng và Hiệu phó. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi đến trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ (quận Gò...