Nên thận trọng với những vết bầm tím trên da
Mỗi khi nhìn thấy vết bầm tím trên da, nhiều người thường nghĩ ngay đến nguyên nhân ngã hay va đập vào đâu đó. Thực tế vẫn còn nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng này
Đầu gối, bắp đùi tím đen vô cớ
Tắm cho con gái 10 tuổi, chị Hà ở Bình Dương phát hiện đầu gối và đùi cháu bé có 2 mảng bầm, ở giữa tím ngắt quầng màu hồng nhạt. Khi mẹ hỏi, con chị phủ nhận, không bị ngã cũng không va đập vào đâu. Dù vết bầm như vậy nhưng mẹ ấn vào không thấy bé kêu đau. Cẩn thận hơn, hôm sau đưa con đi học chị tâm sự và hỏi cô giáo, cô khẳng định mấy ngày qua bé vẫn chơi với bạn bè rất vui vẻ.
Không thấy con đau chị cũng yên tâm để con ở nhà, không đưa đi khám xét gì cả. Theo dõi vài ngày, thấy vết thâm dần nhạt màu rồi biến mất khoảng 1 tuần sau đó. Một thời gian sau, chị lại tình cờ phát hiện vết tím không gây đau đớn trên đùi con gái.
Lần này chị quyết định đưa con đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bác sĩ cho biết, bé bị thiếu một số loại vitamin như B12, C,… khiến cơ thể không sản xuất đủ tiểu huyết cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm bảo vai trò dẫn đến xuất huyết dưới da.
Xuất huyết dưới da là hiện tượng phổ biến, diễn ra tự nhiên do thiếu vitamin, axit folic,… nhưng cũng cần đề phòng những trường hợp vết bầm không đau, không ngứa này lại là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm như bệnh đa hồng cầu, xơ gan,…
Chị Hồng Loan 32 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội thường xuyên thấy xuất hiện những vết bầm tím ở bắp tay, chân, đùi và cổ mà không rõ nguyên nhân. Thấy nhiều người bị như thế và chỉ sau một tuần thì khỏi nên chị không quan tâm. Nghĩ rằng bị thiếu máu chị bổ sung thêm sắt, thay đổi chế độ ăn tăng cường bổ máu nhưng tình hình không có biến chuyển.
Mấy tháng gần đây vết bầm không chỉ có ở chân tay và lan ra khắp người kèm theo các biểu hiện bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, mắt mờ, sốt về đêm, rong kinh…. Đến bệnh viện khám, làm các xét nghiệm bác sĩ kết luận chị mắc bệnh đa hồng cầu nên cần điều trị sớm.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Không nên coi thường vết bầm tím da
Khi bị chấn thương, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da.
Bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn cho biết, bầm tím da có nhiều nguyên nhân. Thông thường hiện tượng bầm tím da do va chạm, sẽ tự hết sau đó vài ngày. Vết bầm máu có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu, thông thường sau 2- 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sẫm qua màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất. Với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn chỉ cần dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị té ngã, đụng cạnh bàn, trượt cầu thang, sau phẫu thuật,… giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm giảm sưng, giảm chảy máu.
Bầm tím trên da có thể chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau chấn thương, ngoài ra còn có thể do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải. Do thiếu vitamin, dùng thuốc, di truyền từ mẹ,… Khi cơ thể không sản xuất đủ tiểu cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm đương vai trò thì dù không có va chạm thương tích tình trạng xuất huyết dưới da rất dễ xảy ra.
Đặc biệt, trong một số trường hợp bầm tím có thể dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vì thế, để biết chính xác nguyên nhân vết bẩm, cần xét nghiệm máu để xem lượng tiểu huyết cầu có bình thường hay không.
Đối tượng dễ bị bầm tím da nhất là phụ nữ, người già và trẻ em, những vết bầm thường tập trung ở vùng bắp đùi, bắp tay bởi lớp da mỏng hơn nên rất dễ bị tổn thương.
Bác sĩ khuyên, dù đa phần vết bầm tím da lành tính nhưng cũng không nên coi thường. Khi thấy vết bầm dưới da, nhiều người thường chủ quan không đi điều trị. Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian.
Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện nhiều vết tụ máu dưới da mà không có lý do gì rõ ràng hoặc những vết bầm máu đã tan sau đó cứ bị tái phát thường xuyên, cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra máu vì có thể có các bệnh lý cần được bác sĩ xác định và điều trị.
Theo PNO
Thận trọng với chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng
Trong khuynh hướng chung trở về với thiên nhiên của thế giới, ngày càng nhiều người thích dùng thảo dược. Đa số chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" thuộc loại này, thêm nữa việc mua bán rất dễ dàng đã dẫn đến việc tiêu thụ ngày càng tăng.
Đã bán trong siêu thị thì không thể là thuốc
Chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" không phải là thuốc, nhưng không hoàn toàn vô hại. Ảnh: Kevin Lê
Vào một số siêu thị, ta dễ dàng bắt gặp nhiều chế phẩm với bao bì, chai lọ và dạng chế phẩm là viên nén, viên nang trông giống hệt như thuốc. Đó là những chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" hoặc "bổ sung thực phẩm" (dietary supplement). Những chế phẩm loại này khá phong phú, gồm chế phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng gọi là multivitamin (ở ta được gọi là thuốc bổ đa sinh tố), đặc biệt là chế phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng chống oxy hoá gồm vitamin C, vitamin E, bêta - caroten (tiền vitamin A) và selenium chế phẩm có nguồn gốc dược thảo dùng lâu đời trong đông y như nhân sâm, lá bạch quả (ginkgo biloba)... hoặc vừa là dược thảo vừa là gia vị như tỏi, gừng, nghệ... chế phẩm có nguồn gốc hormone như melatonin (một hormone do tuyến tùng tiết ra), hormone tăng trưởng (human growth hormone, viết tắt là hGH hay GH) được quảng cáo là "chống lão hoá, cải lão hoàn đồng". Ngoài ra còn có Coenzyme Q10, DHEA (dehydroepiandrosteron) các axít béo có lợi cho tim mạch như axít omega - 3, acid omega - 6 và biết bao chế phẩm nữa.
Xin lưu ý: do tất cả chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" này không được xem là dược phẩm nên chúng không chịu sự quản lý của cơ quan quản lý thuốc của Nhà nước, không cần phải bán trong nhà thuốc nên bất cứ ai cũng có thể tìm mua trong siêu thị.
Không hoàn toàn vô hại
Nói chung, thuốc có nguồn gốc thực vật tương đối an toàn hơn thuốc tổng hợp từ hoá chất. Chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" có nguồn gốc dược thảo nên thường có tác dụng tích cực, đem lại hiệu quả bồi bổ sức khoẻ cho người dùng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây tác hại nếu người tiêu dùng không có những hiểu biết nhất định.
Do không được quản lý như dược phẩm nên thường có hiện tượng lạm dụng (dùng trong trường hợp không cần thiết hoặc quá liều lượng). Ngoài ra, do không được quản lý chặt trong khâu sản xuất và phân phối như thuốc nên nguy cơ giả mạo và tình trạng kém phẩm chất trong các chế phẩm này là rất cao. Đặc biệt có trường hợp, người bệnh đang dùng thuốc chữa bệnh lại dùng thêm chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng", dẫn đến tình trạng tương kỵ thuốc. Ở Mỹ, người ta ghi nhận có đến 70% bệnh nhân dùng chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" nhưng không báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ, chỉ vì họ nghĩ rằng các chế phẩm ấy có nguồn gốc từ thiên nhiên, dùng sao cũng được. Đã xảy ra trường hợp dùng chế phẩm chứa tỏi làm tăng tác dụng gây xuất huyết của thuốc chống đông hay thuốc chống kết tập tiểu cầu uống đồng thời (như warfarin hay aspirin). Tỏi cũng làm tăng tác dụng của thuốc insulin trị đái tháo đường một cách quá đáng. Chế phẩm chứa nhân sâm thì có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các thuốc trị đái tháo đường loại uống. Phụ nữ dùng chế phẩm chứa phytoestrogen (chất tương tự estrogen có trong thực vật) nếu được điều trị estrogen thay thế sẽ bị triệu chứng thừa estrogen như: buồn nôn, đầy bụng, tăng huyết áp, cương vú, phù. Vì vậy, các bác sĩ và dược sĩ ở Mỹ được khuyên hỏi bệnh nhân có dùng chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" hay không trước khi chỉ định hay cung cấp thuốc. Theo luật pháp Mỹ, trên nhãn và bao bì chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" không được ghi những thông tin liên quan đến bệnh và chữa bệnh. Thí dụ, chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" không được ghi: "Trị bệnh cảm cúm" mà chỉ được ghi: "Tăng cường hệ miễn dịch (hay sự đề kháng) của cơ thể". Do vitamin được xem là chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" nên các bệnh do thiếu vitamin như scurvy (bệnh do thiếu vitamin C), pellagra (bệnh do thiếu vitamin PP) được ghi nhãn. Hiện nay có một từ ghép khá thông dụng là "nutraceuticals" ghép từ "nutrient" (thực phẩm) và "pharmaceuticals" (thuốc). Nhưng dù nutraceuticals được dịch là "thuốc - thực phẩm" thì vẫn là sản phẩm liên quan đến chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" và "thực phẩm chức năng" (functional food) mà thôi.
Phải tự mình phân định
Ở nước ta hiện có nhiều chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" được nhập vào và lập lờ gán cho cái tên "thuốc - thực phẩm". Có tình trạng chế phẩm được thông báo là thực phẩm để không chịu sự kiểm soát của ngành y tế. Nhưng với người sử dụng thì cũng chế phẩm này lại được quảng cáo là thuốc trị đủ mọi thứ bệnh! Cần có sự quan tâm đến loại sản phẩm đặc biệt này, phân định rõ đâu là chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng". Có thứ phải xem là thuốc, mặc dù ở nước ngoài họ xem là chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" (như thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất, hoặc thuốc có nguồn gốc hormone). Còn nếu đã phân định là chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng", phải quản lý chặt chẽ phạm vi sử dụng, tuyệt đối không được quảng cáo dùng cho việc chữa bệnh. Cuối cùng, người sử dụng cần cảnh giác trước lời đồn đại về các chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng". Thực tế cho thấy nhiều chế phẩm mà tác dụng chưa được các nhà khoa học khẳng định chính thức (như GH, DHEA), hoặc được thổi phồng tác dụng "cải lão hoàn đồng" (như melatonin) khiến một số người tìm cách mua dùng tuỳ tiện.
Xin lưu ý, nếu đang điều trị bệnh, nhất thiết phải hỏi ý kiến hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị về các loại thuốc nam, thuốc bắc hoặc chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" dùng thêm.
Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức
Sài Gòn tiếp thị
Càng cao tuổi càng thận trọng với thuốc Theo thống kê của ngành y, không dưới 1/4 số người từ tuổi 65 trở lên phải dùng mỗi ngày tối thiểu 5 thứ thuốc đặc hiệu. Đáng nói là theo kết quả khảo sát đáng tin cậy, 1/5 trong số đó thậm chí đang dùng vài thứ thuốc không cần thiết, nghĩa là không hiệu quả gì trừ... phản ứng phụ! Đó...