Nền tảng và cộng đồng là tương lai của ngành game
Qua nhiều thập kỷ phát triển mạnh mẽ với nhiều tiến bộ công nghệ vượt bậc, nhiều người tự hỏi tương lai của ngành game sẽ ra sao? Dưới đây là quan điểm của James Gwertzman – Giám đốc Cloud gaming tại Microsoft.
Ngành game đã trải qua một quá trình phát triển trong nhiều thập kỷ, với nhiều công nghệ ra đời và các game ngày nay càng phụ thuộc vào internet. Trước đây game thủ mua một trò chơi trên đĩa CD, sau đó trải nghiệm, hoàn thành nhiệm vụ là xong. Đó là một trải nghiệm “hàng hóa đóng gói”. Sau đó các game ra đời theo kiểu là một dịch vụ theo đó game được lưu trữ tại những máy chủ và các game thủ chơi cùng với những người chơi khác. Vì vậy, một nửa trò chơi được cài đặt trên máy tính của bạn, và nửa còn lại trên một máy chủ ở đâu đó.
Theo thời gian danh sách trò chơi sử dụng máy chủ và kết nối internet ngày càng mở rộng và giờ đây hầu như bất kỳ trò chơi nào bạn có thể nghĩ đến đều có ít nhất một số yếu tố để trở thành một dịch vụ. Trò chơi không chỉ là một sản phẩm đóng gói, nó đã trở thành một dịch vụ và hiện nay đã vượt ra ngoài giới hạn dịch vụ và trở thành cộng đồng.
Ví dụ như Fortnite là một cộng đồng đầy đủ. Đây không chỉ là một trò chơi, nó là một nền tảng và các hoạt động như các buổi hòa nhạc là này nằm ngoài khả năng của game. Ngay cả hầu hết các trò chơi chơi đơn cũng đang làm điều này. Có các bản cập nhật, có các phần của trò chơi được cá nhân hóa và mọi người chơi hiện có thể có trải nghiệm khác nhau. Có số liệu phân tích và dữ liệu được thu thập từ trò chơi, và các nhà thiết kế trò chơi dùng để phân tích cái gì hiệu quả và cái gì không và sáng tạo ra những nội dung, bản cập nhật mới.
Như vậy sự tiến hoá của game dần trở thành một nền tảng có phải là những người chơi tự xây dựng nên trò chơi của họ? Theo James Gwertzman – Giám đốc Cloud gaming tại Microsoft cho biết: “Một trong những điều chúng tôi sẽ thay đổi ở Microsoft trong những tháng tới là chúng tôi sẽ nói ít hơn về các nhà phát triển trò chơi mà thay vào đó là những người sáng tạo trò chơi”. Lý do đằng sau điều này là tầng lớp những người “làm game” đã được mở rộng theo thời gian.
Video đang HOT
Trước đây chỉ là các tựa game AAA, sau đó đã xuất hiện các game indies và bây giờ chúng ta đang ở trong một thời kỳ mà người chơi bình thường giờ cũng có thể là một nhà phát triển. Có thể đơn giản từ việc tạo một bản đồ và bán nó, hay có thể phức tạp như việc tạo ra một cấp độ toàn diện và đưa nó ra thế giới, và Microsoft đang đưa những công cụ sáng tạo này đến tay của số đông.
Microsoft cũng đã tạo ra Minecraft Realms, một dịch vụ mà qua đó người chơi có thể thuê không gian máy chủ trên đám mây và lưu trữ thế giới Minecraft của riêng họ. Các loại dịch vụ và công cụ mà Microsoft dành cho tương lai có thể sẽ thúc đẩy sự sáng tạo trên quy mô đáng kinh ngạc, đặc biệt nếu những công cụ đó có thể được đặt trong tay của cộng đồng game năng động, nhiệt tình.
Theo bạn tương lai của ngành game sẽ là gì? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi tại phần bình luận nhé!
Vì sao ngành game Nhật Bản không bị tụt hậu?
Dù ngành công nghệ Nhật Bản đã bị Hàn Quốc và Trung Quốc vượt mặt, ngành game xứ sở hoa anh đào vẫn có chỗ đứng nhất định.
Năm 1983, bong bóng video game phát nổ khiến cả ngành công nghiệp game chao đảo. Khi đó, người Mỹ đã chứng kiến sự sụp đổ của Atari còn Nhật Bản với Nintendo hay Sony đã vươn mình trở thành những đế chế có sức ảnh hưởng toàn cầu.
Từ đây, thời kỳ hoàng kim của ngành game Nhật Bản đã được mở ra, và kéo dài mãi cho tới tận những năm 2000. Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 nổ ra, ngành game Nhật Bản tiếp tục đứng vững trước sự chuyển dịch của thị trường game từ offline sang online, từ console sang mobile, mà tất cả đều có nguyên do của nó.
Một phong cách rất Nhật Bản
Sự quy tắc và kỷ luật của người Nhật đã giúp ích rất nhiều cho ngành game. Nhờ đó, các sản phẩm game đầu ra luôn được đảm bảo chất lượng Nhật Bản, giống như các mặt hàng đồ điện tử điện lạnh xuất xứ đất nước mặt trời mọc.
Văn hóa làm việc của người Nhật chính là dòng chảy xuyên suốt tạo ra những sản phẩm game liền mạch, đúng thời hạn. Thật vậy, một studio như Ubisoft Montreal ở Canada có tới trên 3.500 người làm việc trên các dự án bom tấn như Assassin's Creed, Far Cry, hay Watch Dogs. Với Level-5 hay FromSoftware của Nhật, con số này chỉ là vỏn vẹn 300 người mà vẫn cho ra đời những game trứ danh như Professor Layton hay Souls series.
Nhật Bản có nhiều sản phẩm mang màu sắc riêng không giống bất cứ game nào trên thế giới
Và để cạnh tranh về mặt số lượng với hằng hà sa số game Trung Quốc, người Nhật chọn cách kiên trì làm ra những sản phẩm ít nhưng chất lượng. Nhật Bản thậm chí rất biết tận dụng chiến lược remake, reboot hay remastered, tức ám chỉ việc làm mới một tựa game đã cũ. Nhờ đó, game Nhật Bản luôn hấp dẫn, tươi mới với đủ mọi lứa tuổi.
Chủ tịch Level-5 ông Akihiro Hino từng thừa nhận: "Tôi nghĩ điều đóng góp vào phần thay đổi mà ai cũng thấy, đó là thay vì cạnh tranh với các game AAA trên sân khấu lớn, chúng tôi đã chuyển trọng tâm vào việc tạo ra cái gì đó đặc trưng Nhật Bản. Tôi nghĩ đó là điều chạm đến trái tim game thủ".
Giám đốc dự án Atsushi Hashimoto ở Tokyo RPG Factory (một studio con của Square Enix) cũng đồng tình với quan điểm này, ông cho biết: "Cách các nhà phát triển Nhật Bản tạo ra game về cơ bản không khác quá khứ là mấy. Nếu có thay đổi, tôi nghĩ là do chúng tôi đã nắm được thị hiếu khách hàng phương Tây. Về mặt cốt lõi, chúng tôi vẫn làm game với ý tưởng như nhau".
Kết quả của sự chuyển dịch này là ngành game Nhật Bản đã chứng kiến sự trở lại trong nửa cuối thập niên 2010. Thống kê của Newzoo hay Sensor Tower cho thấy Nhật hiện nằm trong Top 3 thị trường tạo ra doanh thu lớn nhất thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.
Những bộ não quái dị
Không giống sự rập khuôn ở bất cứ ngành nghề nào, ngành game Nhật Bản có rất nhiều thiên tài, những bộ não quái dị với những sản phẩm không giống ai mà chỉ điểm qua một vài cái tên tiêu biểu như Shigeru Miyamoto (cha đẻ Mario) hay Hideo Kojima (cha đẻ Metal Gear) cũng là thiếu sót rất lớn.
Đó còn là những thiên tài ở thời đại này với những video game cực khó đến từ FromSoftware cho đến các game mobile doanh thu tỷ đô của Mixi và GungHo. Thậm chí có những thể loại đã được đóng đinh, cộp mác Nhật Bản như JRPG, viết tắt của Japanese role-playing game (ám chỉ thể loại game nhập vai chiến đấu theo lượt phong cách Nhật Bản).
Những bộ não thiên tài Nhật Bản cũng rất biết thay đổi cho hợp thời cuộc. Thay vì những đoạn hội thoại dài dòng lê thê, tính năng phức tạp, menu loằng ngoằng, các game Nhật Bản thời nay dần đơn giản hóa, hành động nhiều hơn để phù hợp thị hiếu nước ngoài. Kết quả chứng kiến ngành game Nhật vươn mình trở lại mạnh mẽ với những series hàng chục triệu bản như Pokemon, Kingdom Hearts, Monster Hunter hay Resident Evil...
Nhật vẫn đóng góp trung bình 26,2% vào tổng doanh thu toàn thị trường game mobile ở thời đại chuyển mình của video game (nguồn: SensorTower)
Dưới xu thế MOBA và battle royale đang lên, Nhật Bản vẫn đang kiên trì với một lối đi riêng và đây chính là nền móng để người Nhật giữ một vị thế không thể lung lay trong ngành công nghiệp game toàn cầu, như tác giả của hai cuốn sách best-selling về ngành game, Blake J. Harris đã từng nhận xét:
"Không có sự đóng góp của Nhật Bản, chúng ta sẽ không có một ngành công nghiệp video game, hoặc ít nhất là không giống cái mà chúng ta có ngày hôm nay. Từ phần cứng tới phần mềm, từ tay cầm đến văn hóa chơi game, không nước nào có tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với máy chơi game gia đình như Nhật Bản".
15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ - Giai thoại có một không hai của lịch sử ngành game Việt Ai cũng biết về Võ Lâm Truyền Kỳ nhưng mấy ai được nghe kể về hành trình game cập bến Việt Nam đã có bao gian nan vất vả cùng những câu chuyện hết sức thú vị. Câu chuyện đưa Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam bắt đầu vào khoảng giữa tháng 9/2004, khi CEO Lê Hồng Minh của VNG gửi chiếc...