Nền tảng livestream nổi tiếng “lấy lòng” nữ streamer với chính sách thanh lọc mới
Nền tảng phát trực tiếp Twitch đưa ra chính sách mới hạn chế hành vi quấy rối trên MXH.
Twitch, nền tảng phát trực tiếp nổi tiếng thuộc sở hữu của Amazon, vừa công bố những thay đổi mới nhất, quan trọng trong chính sách và công cụ kiểm duyệt của mình. Tại đây, Twitch nhấn mạnh mục tiêu đối phó và đẩy lùi dần nạn quấy rối trên nền tảng.
Một trong những cải tiến là công cụ kiểm duyệt AutoMod. Người dùng AutoMod hiện có thể sử dụng để lọc các bình luận không mong muốn, liên quan đến ngoại hình, yêu cầu hoặc gạ gẫm. Tính năng này giống với lưới lọc trước đó về sự gây hấn và bắt nạt. Hiện tại, danh mục mới này chỉ hỗ trợ tiếng Anh, nhưng sẽ sớm được mở rộng sang các ngôn ngữ khác.
Twitch cho biết: “Chúng tôi cấm các bình luận không mong muốn, bao gồm cả những bình luận sử dụng biểu tượng cảm xúc liên quan đến ngoại hình, cơ thể của ai đó, hoặc gạ gẫm, quấy rối… “. Nền tảng này cũng nhấn mạnh rằng việc chia sẻ hoặc ghi lại các hình ảnh hoặc video riêng tư mà không có sự đồng ý sẽ không bị báo cáo tới cơ quan thực thi pháp luật.
Mặc dù chính sách chống quấy rối của Twitch không thay đổi nhiều, nhưng hiện tại định nghĩa rõ ràng hơn. Những hành vi khiến người dùng cảm thấy bị hạ thấp, khó chịu, hoặc không thoải mái khi sử dụng nền tảng đều được nền tảng nỗ lực giảm thiểu.
Những cập nhật mới này được thực hiện sau khi một nam streamer nổi tiếng bị cấm khỏi Twitch vì gửi tin nhắn không phù hợp tới fan. Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát cho thấy các nữ streamer vẫn chịu nạn quấy rối khi làm nghề nhiều hơn nam giới trên mạng cũng là động lực để Twitch đổi mới. Nền tảng không chỉ nhằm bảo vệ tốt hơn cho người dùng mà còn để nâng cao trải nghiệm trực tuyến an toàn, tích cực, lành mạnh và thân thiện hơn trên mạng xã hội.
Kỳ vọng khi Trung Quốc cân nhắc công nhận livestream là một ngành nghề
Trung Quốc hiện có trên 15 triệu người livestream (phát trực tiếp). Theo các chuyên gia, việc chính thức công nhận nghề livestream sẽ cải thiện các tiêu chuẩn của ngành, giảm tỷ lệ thất nghiệp và Chính phủ cũng được hưởng lợi từ việc thu thuế hoạt động này.
Một phiên livestream bán trà ngay trên đồi chè ở tỉnh Quý Châu. Ảnh minh hoạ: THX
Theo hãng tin CNA, bốn giờ mỗi ngày, cô Qian Yongjing đứng trước máy quay tại văn phòng ở Thâm Quyến, chia sẻ bí quyết thành công tại nơi làm việc cho nhiều người, thông qua giao tiếp tốt và trí tuệ cảm xúc cao.
Người phát trực tiếp 40 tuổi này thường phát sóng trên các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc như Douyin, Kuaishou và Xiaohongshu, thu hút 5 triệu người theo dõi và con số này vẫn đang tiếp tục tăng. Qian không muốn chia sẻ thu nhập chính xác của cô, chỉ tiết lộ rằng cô kiếm được 6 chữ số nhân dân tệ mỗi tháng.
Video đang HOT
Đây là thực tế tương đối mới đối với cô Qian. Giống như nhiều người khác, bà mẹ khởi nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy về bí quyết giao tiếp nơi công sở đã buộc phải chuyển hướng kinh doanh sang trực tuyến khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020.
Nhóm livestream của Qian tại Homeland, công ty sáng tạo nội dung có trụ sở tại Thâm Quyến thành lập vào năm 2015, đã trải qua nhiều lần thử nghiệm và sai sót trong hai năm đầu tiên của quá trình chuyển đổi.
"Chúng tôi đã phải vật lộn rất nhiều nhưng đã cố gắng vượt qua. Chúng tôi tin rằng lĩnh vực livestream không chỉ quan trọng trong thời kỳ đại dịch, và điều đó đã được chứng minh", cô Qian nói.
Theo Hiệp hội dịch vụ livestream do nhà nước điều hành, có ít nhất 15 triệu người phát trực tiếp hay còn gọi "wangluo zhubo" tại Trung Quốc vào cuối năm 2023.
Mặc dù vậy, livestream chưa được công nhận chính thức là một nghề tại quốc gia này. Điều đó có nghĩa là những người livestream không đủ điều kiện nhận hỗ trợ của Chính phủ trong các lĩnh vực như đào tạo và phát triển.
Nhưng điều này có thể sớm thay đổi khi Trung Quốc đang lên kế hoạch công nhận livestream cùng với hơn 10 nghề nghiệp khác - hầu hết đều liên quan đến các ngành công nghiệp công nghệ cao, là một ngành nghề.
Động thái này diễn ra khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tìm cách củng cố thị trường việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên gia tăng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước hàng loạt thách thức trong và ngoài nước.
Phát trực tiếp sẽ trở thành một nghề
Trên 40% người dùng Internet ở Trung Quốc coi video ngắn và phát trực tiếp là "kênh tiêu thụ chính" của họ. Ảnh minh hoạ: THX
Ngày 24/5, Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội đã công bố danh sách 19 lĩnh vực sẽ chính thức công nhận là một nghề. Danh sách này sẽ được mở để công chúng xem xét cho đến ngày 7/6, sau đó các sửa đổi (nếu có) sẽ được thực hiện trước khi các nghề này được đưa vào danh sách chính thức.
Không rõ toàn bộ quá trình này sẽ mất bao lâu. Dựa trên các hồ sơ trước đó, các thông báo đánh giá được phát hành theo từng đợt và công việc sửa đổi mất từ 3 đến 5 năm để hoàn thành.
Các vai trò - gồm người dẫn chương trình livestream, người vận hành hệ thống trí tuệ nhân tạo, người kết nối thử nghiệm xe thông minh và nhân viên bảo trì hệ thống sản xuất thông minh - đã lọt vào danh sách, nhằm đáp ứng nhu cầu công nghệ cao của Trung Quốc.
Nhưng việc đưa người dẫn livestream vào danh sách này đã thu hút nhiều sự chú ý nhất, gây ra nhiều cuộc tranh luận trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Trong khi một số người bày tỏ hoài nghi, hầu hết các bình luận đều chia sẻ phản ứng tích cực. Một cuộc thăm dò không chính thức của Sina News trên Weibo cho thấy 57% trong số 1.756 người được hỏi coi livestream là một nghề sinh lợi.
"Hãy ngừng làm việc bán thời gian hoặc làm nông để kiếm sống, mọi người nên chuyển sang livestream và tận hưởng các lợi ích từ chính sách quốc gia", một người bình luận.
Một người dùng khác nói: "Có rất nhiều người làm công việc livestream, bất kể nội dung là gì. Đây là bước đi tự nhiên".
Lợi ích cho thị trường việc làm
Những người nông dân ở tỉnh Tứ Xuyên livestream bán hàng. Ảnh: THX
Kỷ lục 11,7 triệu sinh viên tốt nghiệp sẽ gia nhập lực lượng lao động của Trung Quốc trong năm nay. Và livestream được coi là một trong những công việc có rào cản gia nhập thấp hơn.
Khi công bố kế hoạch mới nhất vào tháng trước, Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội tuyên bố việc công nhận các nghề nghiệp mới có thể nâng cao hơn nữa ý thức nghề nghiệp của những người hành nghề, cho phép họ được hưởng lợi từ các chính sách quốc gia có liên quan, đồng thời cũng thúc đẩy thị trường việc làm.
Việc một nghề nghiệp được công nhận chính thức sẽ mang lại một số lợi ích cho cả những người đang làm trong lĩnh vực đó, cũng như những người muốn tham gia vào lĩnh vực này. Động thái này sẽ đảm bảo địa vị chính thức và đánh giá phù hợp thông qua chứng nhận của các cơ quan có liên quan.
Ngoài ra, điều này cũng giúp các cá nhân tiếp cận các lợi ích như đào tạo nghề và trợ cấp đánh giá kỹ năng.
Giáo sư Liu Erduo, chuyên gia lao động tại Viện Nghiên cứu Việc làm Trung Quốc (CIER), cho rằng việc công nhận các ngành nghề mới sẽ giúp ích cho nhiều người tìm kiếm việc làm.
Ngoài ra còn có một lý do thực tế hơn. Ông cho biết: "Khi một nghề nghiệp được công nhận là hợp pháp, chính quyền sẽ giám sát chặt chẽ hơn việc thu thuế".
Theo góc nhìn rộng hơn, điều này thậm chí có thể làm giảm số lượng người thất nghiệp. Ông lưu ý: "Trước đây, những cá nhân này có thể được coi là thất nghiệp, nhưng khi nghề nghiệp của họ được chính thức công nhận, họ không được coi là thất nghiệp nữa. Họ đã thoát khỏi vùng xám".
Phản ứng của công chúng
Cô Qian, người phát trực tiếp tại Thâm Quyến, tin rằng động thái công nhận livestream là một nghề có thể cải thiện chất lượng chung của những người dẫn chương trình phát trực tiếp vì họ sẽ phải tuân theo các quy định và yêu cầu chặt chẽ hơn.
"Một số người dẫn phát trực tiếp sẽ bị loại bỏ mặc dù Internet đã là một bộ lọc riêng", cô nói.
Cô Chen, 30 tuổi, người dẫn chương trình phát trực tiếp khác, cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
"Ngành công nghiệp này sẽ được hợp pháp hóa hơn khi những nội dung định hướng giá trị tiêu cực, chẳng hạn khoe khoang sự giàu có, sẽ bị cơ quan chức năng xoá bỏ", cô cho hay.
Anh Lu Haoran, 29 tuổi, người quay phim tự do ở Trung Quốc, chỉ ra rằng những người phát trực tiếp cũng có thể hưởng lợi về mặt tài chính khi ngành này chính thức được công nhận. Theo Lu, điều này sẽ giúp những người livestream thu hút các nhà quảng cáo, đặc biệt là những nhà quảng cáo có liên quan đến chính phủ.
Tuy nhiên, anh cho rằng mô tả công việc livestream ở Trung Quốc còn quá hạn chế.
"Chúng tôi thường sử dụng 'livestreamer' để mô tả những người bán hàng thông qua phát trực tiếp. Song thuật ngữ này không bao gồm các công việc như blogger du lịch hoặc ẩm thực", anh nói.
Anh Lu thường đăng tải các đoạn phim về du lịch trên Douyin và Xiaohongshu vào thời gian rảnh rỗi. Tài khoản của anh có hơn 700.000 người theo dõi. Mặc dù vậy, Lu cho biết anh sẽ không cân nhắc làm công việc này toàn thời gian khi trở thành người có sức ảnh hưởng, ngay cả khi nghề này chính thức được công nhận với nhiều lợi ích tiềm năng đi kèm, bởi anh chỉ coi đây là đam mê cá nhân.
Những người có sức ảnh hưởng hiện không nằm trong danh sách các nghề được công nhận chính thức ở Trung Quốc. Nghề này cũng không nằm trong danh sách đề xuất mới nhất.
Ngoài ra, thu nhập cũng là một yếu tố.
"Thu nhập không quá ổn định", anh Lu nói và chia sẻ công việc hiện tại của anh kiếm được tới 500.000 nhân dân tệ/mỗi năm. Trong khi đó, thu nhập từ việc hợp tác với các nhà quảng cáo trên mạng xã hội của anh chỉ ở khoảng 7.000 - 10.000 nhân dân tệ/tháng.
Bắt nhóm nam nữ quan hệ tình dục rồi phát trực tiếp lên mạng xã hội Một nhóm nam nữ tổ chức quan hệ tình dục rồi phát trực tiếp lên ứng dụng mạng xã hội vừa bị Công an tỉnh Lai Châu bắt giữ. Ngày 29/5, Công an tỉnh Lai Châu công bố chuyên án 0542V, đồng thời bắt giữ nhóm nam nữ tổ chức quan hệ tình dục rồi phát trực tiếp lên mạng xã hội. Nhóm...