Nền tảng kinh tế “sưởi ấm” quan hệ Nhật-Trung
Là một đồng minh truyền thống của Mỹ, Thủ tướng Shinzo Abe công du Trung Quốc vào lúc Washington “tấn công” Bắc Kinh trên nhiều mặt trận.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới quan sát cho rằng Thủ tướng Nhật Bản cần tìm một sự cân bằng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vì lợi ích kinh tế, Nhật Bản và Trung Quốc đành “sưởi ấm” quan hệ.
Những xung khắc về chiến lược và phản ứng của Mỹ vẫn thách thức quan hệ Tokyo-Bắc Kinh. Trong cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Trung, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mặc dù đối thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng vẫn để ý đến phản ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Washington.
Chính sách ngoại giao khác thường của Nhà Trắng và chủ trương bảo hộ mậu dịch của Tổng thống Trump đang góp phần giúp cải thiện quan hệ Nhật-Trung.
Lần đầu tiên công du Trung Quốc kể từ khi trở lại nắm quyền năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản không che giấu tham vọng đưa quan hệ song phương bước sang trang mới sau 7 năm “nguội lạnh”. Khoảng 500 doanh nhân Nhật Bản tháp tùng ông Abe tới Bắc Kinh lần này. Có nhiều tín hiệu cho thấy đối thoại song phương giữa ông Abe và ông Tập sẽ suôn sẻ, ít ra là về vấn đề kinh tế và thương mại.
Đơn giản vì Nhật Bản không thể thờ ơ với Trung Quốc, thị trường gần 1,5 tỷ người tiêu dùng, cũng là đối tác thương mại và kinh tế hàng đầu của nhiều tập đoàn xứ hoa anh đào. Tokyo vẫn còn choáng váng vì bị Mỹ bỏ rơi khi quyết định rút khỏi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau cùng, từ mùa xuân năm nay, điểm tựa của Nhật Bản là Mỹ lại liên tục dùng lá bài kinh tế và thương mại để hù dọa Tokyo.
Trước khi lên đường thăm Bắc Kinh, Thủ tướng Abe liên tục có những tuyên bố chứng tỏ thiện chí thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Thậm chí, ông để ngỏ khả năng tham gia dự án “Vành đai và Con đường”. Đây là một sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm kết nối Trung Quốc với các châu lục từ Á sang Phi và cả châu Âu.
Bắc Kinh cần đến đối tác và cũng là đối thủ trong khu vực Đông Bắc Á này, trong lúc Washington liên tục tăng thuế nhập khẩu nhắm vào hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ. Để bảo đảm cho tăng trưởng quốc gia và đối phó với những đòn tấn công liên tục từ một tổng thống chủ trương bảo vệ quyền lợi của “Nước Mỹ trước tiên”, ông Tập Cận Bình đang cần có thêm đồng minh ở châu Á, và Nhật Bản là yếu tố không thể thiếu.
Video đang HOT
Theo một chuyên gia về Nhật Bản thuộc trường đại học Bắc Kinh, được báo Japan Times trích dẫn, “đôi bên cần có nhau” và sưởi ấm quan hệ song phương là điều cần thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh chính sách của Donald Trump về châu Á gây nhiều lo ngại.
Việc chỉ có 3 ngày ở Trung Quốc để xua tan những hiềm khích giữa hai cường quốc Đông Bắc Á này là nhiệm vụ bất khả thi đối với ông Abe. Riêng về mặt kinh tế, Trung Quốc và Nhật Bản là những đối thủ cạnh tranh với nhau.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, Bắc Kinh đang thu hẹp khoảng cách với Tokyo. Ngoài ra, Thủ tướng Abe cũng phải thận trọng, tránh để thái độ thân thiện với Bắc Kinh khiến Tổng thống Mỹ phẫn nộ. Đến nay, Tổng thống Donald Trump vẫn treo lơ lửng quyết định đánh thuế nhôm, thép và nhất là xe hơi Nhật bán sang thị trường Mỹ. Đó là chưa kể an ninh của Nhật Bản được đặt trong tay Mỹ, và Washington có thể dùng lá bài này để chi phối đối thoại Nhật-Trung.
Ngoài hồ sơ kinh tế là lĩnh vực Tokyo và Bắc Kinh dễ nói chuyện với nhau, còn lại hiềm khích từ quá khứ lịch sử giữa hai nước và hàng loạt những xung khắc từ quân sự đến chiến lược. Một ngày trước khi lên đường sang Trung Quốc, Thủ tướng Abe nhắc lại quyết tâm thúc đẩy việc cải tổ bản Hiến pháp hòa bình. Mục tiêu của Tokyo là làm đối trọng với Bắc Kinh trước những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Một chủ đề nhạy cảm khác trong đối thoại giữa Thủ tướng Abe với Chủ tịch Tập Cận Bình là chính sách trừng phạt Triều Tiên. Nhật Bản chủ trương cứng rắn với Bình Nhưỡng, trong khi Bắc Kinh vận động quốc tế nhanh chóng xóa bỏ cấm vận Triều Tiên và khuyến khích chế độ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ bỏ tham vọng hạt nhân. Trong bối cảnh đó, không một ai tin quan hệ Tokyo-Bắc Kinh được cải thiện thực sự trong “một sớm một chiều”./.
Theo TTXVN
Vợ chồng Hoàng tử Harry lần đầu lộ diện sau khi có tin vui
Hoàng tử Anh Harry và Công nương Meghan Markle đang có chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Australia sau khi công bố tin vui sẽ đón con đầu lòng vào mùa Xuân năm tới.
Trong ngày thứ 2 của chuyến công du kéo dài 16 ngày tại Australia, Hoàng tử Harry và Công nương Meghan đã gặp gỡ hàng nghìn người hâm mộ. Một ngày trước đó, Điện Kensington tại London thông báo Meghan đang mang thai con đầu lòng và em bé dự kiến chào đời vào mùa Xuân năm 2019. (Ảnh: Reuters)
Trước khi công bố thông tin chính thức, những đồn đoán về việc Công nương mang thai đã xuất hiện trên truyền thông Anh nhất là sau đám cưới Hoàng gia của Công chúa Eugenie ngày 12/10, khi Công nương Meghan lựa chọn trang phục che bụng khác với ngày thường. Trong ảnh: Hai vợ chồng Hoàng tử vui mừng trước sự chào đón của dòng người hâm mộ tại Australia. (Ảnh: Wire)
Công nương Meghan cùng chồng trò chuyện với một người hâm mộ đặc biệt, bà Daphne Dunne, một góa phụ 98 tuổi, bên ngoài nhà hát Opera Sydney. (Ảnh: Wire)
Chuyến thăm của Hoàng tử và Công nương được cảnh sát bảo vệ rất nghiêm ngặt. Australia đã huy động lực lượng an ninh dày đặc để đảm bảo sự an toàn cho cặp đôi Hoàng gia. (Ảnh: MEGA)
Khoảnh khắc tình cảm ngọt ngào của cặp đôi. Những người hâm mộ cho biết họ đã nhận được những sự đáp trả vô cùng lịch thiệp và dịu dàng từ Hoàng tử và Công nương khi chúc mừng cô Meghan có tin vui. "Cô ấy là người ngọt ngào nhất trên đời", người hâm mộ Lulu Hogan nói. (Ảnh: MP)
Trước đó, cặp đôi Hoàng gia đã tham gia buổi tập dượt của một tác phẩm múa đương đại trong nhà hát Opera Sydney. (Ảnh: Rex)
Để di chuyển tới nhà hát Opera Sydney, cặp đôi đã di chuyển bằng tàu của hải quân Hoàng gia Australia sau chuyến thăm sở thú Taronga. (Ảnh: MP)
Cặp đôi Hoàng gia đã gặp Tổng Toàn quyền Australia Peter Cosgrove và phu nhân. Công nương Meghan được tặng một con chuột túi nhồi bông thay cho lời chúc mừng cặp đôi có tin vui. (Ảnh: Reuters)
Lực lượng an ninh bịt mặt với các khẩu súng canh gác đảm bảo an toàn cho cặp đôi Hoàng gia. (Ảnh: Getty)
Australia huy động cảnh sát trên đường phố để đảm bảo an ninh. (Ảnh: MP)
Ngoài ra, lực lượng an ninh đường thủy cũng thực hiện các nhiệm vụ tuần tra. (Ảnh: Getty)
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Dailymail
Tới tấp thượng đỉnh cấp cao Nga, Trung và Triều Tiên Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tiết lộ về các chuyến công cấp cao sắp tới của Triều Tiên và Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dự kiến sẽ sớm đến thăm Nga, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết hôm thứ Hai, và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng dự kiến sẽ có chuyến...