Nền tảng di động phát triển thúc đẩy thương mại điện tử
Lượng người dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm và mua hàng qua mạng tăng cao, tạo điều kiện cho thương mại di động tăng trưởng.
Tại sự chuỗi kiện Mobile Day 2016 diễn ra tại TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội từ ngày 18/6 tới 2/7, ông Trần Hữu Linh – Cục trưởng Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho rằng thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát triển tất yếu của thương mại điện tử.
Ông Trần Hữu Linh – Cục trưởng Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trình bày về tầm quan trọng của thương mại điện tử trên nền tảng di động tại chuỗi sự kiện Mobile Day 2016.
Ông Trần Hữu Linh cho biết, hiện trên toàn thế giới có khoảng 7,4 tỷ thiết bị di động, 2,16 tỷ người dùng smartphone. Tại Việt Nam có khoảng 45 triệu người dùng Internet và 35 triệu người dùng smartphone cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh cùng kết nối di động.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015 do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin công bố, 45% người dùng tìm kiếm thông tin mua hàng qua điện thoại nhiều hơn một lần trong ngày và có tới 27% người tiêu dùng đã từng đặt hàng qua điện thoại di động.
“Smartphone và Internet di động ngày càng phổ biến, người dùng thích mua sắm qua mạng, công nghệ thanh toán trên di động phát triển và tăng độ an toàn cho người dùng cá nhân sẽ thúc đẩy thương mại điện tử trên nền tảng di động bùng nổ trong thời gian tới”, ông Linh chia sẻ.
Video đang HOT
Còn đại diện Google nhận xét, điện thoại thông minh trở thành chìa khóa tiếp cận khách hàng mới, đồng thời là kênh tạo ra doanh thu trực tuyến cao. Nếu như năm 2015, doanh thu từ kênh di động ở Việt Nam chỉ chiếm 25% thì tỷ lệ này năm 2016 sẽ gần 50%.
Cùng với tìm kiếm, tiếp thị trên nền tảng di động (online marketing) là một yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh doanh trực tuyến. Do đó, sau loạt sự kiện Mobile Day, vào tháng 8, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) sẽ tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến (VOMF) nhằm giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả hơn các giải pháp tiếp thị trực tuyến, đặc biệt là tiếp thị trên nền tảng di động.
Hãng nghiên cứu thị trường Nielsen công bố, năm 2015, 70% trong số những người Việt có điện thoại di động ở thành phố sở hữu điện thoại di động thông minh. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 40%. Có tới 91% người truy cập Internet có smartphone, trong khi tỷ lệ này với máy tính để bàn là 75%. Từ năm 2015, điện thoại thông minh sử dụng nhiều nhất để truy cập mạng, tạo nền tảng cho các hoạt động liên quan tới mua sắm trực tuyến phát triển.
Minh Trí
Theo VNE
"Vết dầu loang" thương mại điện tử qua smartphone
Smartphone đang là xu hướng chính của thương mại điện tử hiện nay, quyết định lớn tới thanh khoản của doanh nghiệp.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có là 35 triệu người dùng smartphone
Cuối tháng 7/2015, sàn thương mại điện tử Sendo.vn mới bắt đầu đưa vào sử dụng ứng dụng Sendo App cho điện thoại thông minh (smartphone), nhưng kết thúc năm 2015, lượng đơn hàng thông qua thiết bị di động của Sendo.vn chiếm khoảng 45% và dự kiến năm 2016 có thể vượt 60%. Trước thời điểm đó, giống như nhiều sàn thương mại điện tử khác, số lượng đơn hàng qua di động mới đạt 10-15%.
Đây chỉ là một ví dụ điển hình cho việc smartphone đã thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm và đã trực tiếp làm thay đổi doanh số của ngành thương mại điện tử.
Có vẻ như "kỷ nguyên smartphone" đang lan đến Việt Nam với tốc độ "vết dầu loang". Nếu cuối năm 2013, Việt Nam có 17 triệu người dùng, thì theo số liệu mới của Bộ Thông tin và Truyền thông là 35 triệu người.
Smarphone cũng là thiết bị được người dùng sử dụng để truy cập trực tuyến cao nhất khi chiếm tới 91% trong số các thiết bị được dùng. Cụ thể, người Việt Nam trung bình dùng 24,7 giờ/tuần, tăng 160% so với năm 2014, đặc biệt là nhóm tuổi 21-19 có thời gian truy cập lên tới 27,2 giờ/tuần.
Với việc smartphone ngày càng phổ biến, thói quen mua sắm tiêu dùng online, công nghệ 3G - 4G, công nghệ thanh toán trên di động đang là những yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử qua smartphone phát triển mạnh mẽ.
Nghiên cứu của Nielsen cho thấy, gần 50% người sử dụng smartphone ở thành thị có các hoạt động liên quan đến mua sắm trên nền tảng này. Họ dùng smartphone để tìm kiếm sản phẩm trên trang web hoặc ứng dụng, đọc các đánh giá về sản phẩm, so sánh giá trong lúc mua sắm tại cửa hàng truyền thống... Dự báo thời gian tới, xu hướng thương mại điện tử trên smartphone sẽ bùng nổ, mở ra thời đại mới để phát triển kinh doanh trực tuyến.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử (Bộ Công thương) cho rằng, thương mại điện tử trên smartphone sẽ bùng nổ trong tương lai gần. Nguyên nhân là số người sử dụng Internet trên thiết bị di động chiếm 57,56% dân số, đồng thời người tiêu dùng Việt Nam nhận thấy việc mua sắm qua mạng bằng các thiết bị di động ngày càng tiện lợi và an toàn hơn.
Người Việt Nam trung bình dùng 24,7 giờ/tuần, tăng 160% so với năm 2014, đặc biệt là nhóm tuổi 21-19 có thời gian truy cập lên tới 27,2 giờ/tuần.
Theo bà Hoàng Ngọc Yến, đại diện Google phụ trách khách hàng chiến lược mảng thương mại điện tử tại Việt Nam, smartphone đang góp phần không nhỏ về chất trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. "Hiện các ngành thời trang, phụ kiện, sách, điện tử - điện gia dụng đang thu hút nhiều khách mua hàng online. Đặc biệt, với hàng thời trang, người dùng điện thoại để tìm kiếm thông tin cao gấp 2 lần so với người dùng máy tính. Smartphone đang là xu hướng chính của thương mại điện tử hiện nay, quyết định lớn tới thanh khoản của doanh nghiệp", bà Yến cho biết.
Gần đây, các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn như Lazada.vn, Sendo.vn, Tiki.vn, Adayroi.com... đang tập trung đầu tư xây dựng các website tương thích với smartphone, máy tính bảng và phát triển ứng dụng di động (mobile app). Đại diện Zalora Việt Nam cho biết, từ tháng 4/2013, Zalora ra mắt ứng dụng app trên mobile và đến hết năm 2015 có hơn 1 triệu người đã tải App về, đóng góp tới hơn 60% lượng truy cập hàng ngày vào website zalora.vn. Vì vậy, App là lựa chọn duy nhất cho con đường phát triển thương mại điện tử về lâu dài tại Việt Nam.
Theo ông Lê Xuân Long, Giám đốc tiếp thị của Lazada Việt Nam, doanh nghiệp đầu tư vào thương mại di động cần lựa chọn mobile site hay mobile app. Mỗi loại hình có những ưu, nhược điểm khác nhau và tùy theo tình hình thực tế mà doanh nghiệp chọn cho mình hướng đầu tư phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đặt khách hàng làm trung tâm, liên tục phát triển và ứng dụng những công cụ, giải pháp đo lường có thể nghiên cứu và thấu hiểu hành vi, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, doanh nghiệp cần liên tục đưa ra những chiến lược hiệu quả, kích cầu mua sắm trên di động như các chương trình giảm giá, hoặc giao hàng miễn phí khi mua sắm từ ứng dụng di động.
Theo Tú Ân
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cập nhật kiến thức thương mại điện tử tại Vietnam Mobile Day 2016 Năm nay, Vietnam Mobile Day 2016 được tổ chức bởi Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Applancer Topdev, mạng lưới tuyển dụng hiệu quả dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực IT. Đây được coi là một trong những sự kiện lớn nhất trong năm, sẽ diễn ra tại 3 thành phố: TP. HCM vào ngày 18/6, Hà...