Nền sản xuất Mỹ đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc
Việc thiếu đầu tư vào ngành sản xuất trong thời gian dài khiến Mỹ phụ thuộc nặng nề vào tư liệu sản xuất nước ngoài, không ít trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một nhà máy sản xuất ô tô của Hãng General Motors tại bang Michigan (Mỹ) – Ảnh: REUTERS
Mỹ cần Trung Quốc để duy trì sản xuất
Theo tạp chí Asia Times ngày 19-6, do ít đầu tư vào ngành sản xuất trong khoảng 20 năm qua, Mỹ đang phải nhập khẩu hầu hết trang thiết bị phục vụ ngành này. Năm 2022, Mỹ nhập siêu lên đến 1.000 tỉ USD. Trong đó, có khoảng 300 tỉ USD từ nhập khẩu tư liệu sản xuất – tức máy móc, nguyên vật liệu để làm ra các sản phẩm khác.
Số liệu của tạp chí Asia Times cho thấy Trung Quốc là một trong những nhà cung cấp tư liệu sản xuất lớn nhất của Mỹ, với trị giá trong tháng 4-2023 lên đến 33 tỉ USD. Các mặt hàng Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc rất đa dạng, trải dài từ máy móc công nghiệp đến vi mạch điện tử.
Nhìn rộng hơn, trong năm 2022, Trung Quốc đã xuất khẩu sang Mỹ số thiết bị điện tử trị giá gần 140 tỉ USD. Trị giá máy móc công nghiệp, nồi hơi và thiết bị phục vụ nhà máy điện được Mỹ nhập từ Trung Quốc cũng lên đến 125 tỉ USD.
Bên cạnh Trung Quốc, Mexico cũng là một trong những nước xuất khẩu tư liệu sản xuất vào Mỹ nhiều nhất. Tạp chí Asia Times khẳng định một phần không nhỏ mà Mỹ đang nhập khẩu từ Mexico lại có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Thực tế này cũng xảy ra với nhiều đối tác thương mại khác của Mỹ, tiêu biểu trong đó là Ấn Độ.
Những số liệu trên cho thấy nền sản xuất của Mỹ hiện phụ thuộc khá nhiều vào hàng hóa đến từ Trung Quốc. Do đó, việc cắt đứt đột ngột nguồn hàng nhập khẩu này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung lập tức và rất tai hại với nhiều ngành công nghiệp Mỹ.
Việc chia tách kinh tế Mỹ khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vì thế cũng mang lại rủi ro vô cùng lớn.
Mọi ngả đường đều dẫn đến Trung Quốc
Bài toán chia tách Mỹ khỏi Trung Quốc trở nên phức tạp hơn nếu Mỹ muốn giảm nhập siêu. Để giảm nhập siêu, Mỹ sẽ phải đầu tư mạnh mẽ hơn vào tư liệu sản xuất.
Tuy nhiên, năng lực sản xuất của Mỹ hiện tại lại chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trên. Từ đó, Mỹ buộc phải tăng cường mua sắm từ thị trường bên ngoài.
Nói cách khác, để giảm nhập siêu trong thời gian dài, Mỹ cần tăng cường nhập khẩu trong thời gian ngắn. Khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục là bạn hàng quan trọng của Mỹ.
Thực tế cho thấy để vực dậy ngành công nghiệp sản xuất, thời gian qua, Chính phủ liên bang Mỹ đã cung cấp nhiều chương trình hỗ trợ xây nhà máy sản xuất chip và nhà máy năng lượng xanh. Dưới ảnh hưởng của các chương trình này, số nhà máy được xây mới ở Mỹ đang tăng đáng kể.
Số nhà máy sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu tư liệu sản xuất ngày một cao. Nguồn máy móc, nguyên vật liệu nội địa không đủ đang buộc Mỹ phải đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, trang thiết bị từ nước ngoài.
Do đó, tạp chí Asia Times kết luận thay vì chia tách khỏi kinh tế Trung Quốc với cái giá rất đắt, Mỹ nên dồn lực đầu tư vào các ngành mũi nhọn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hướng đến việc “nhảy cóc” vượt Trung Quốc trong những ngành công nghiệp chiến lược.
Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga không phát huy tác dụng vì giá năng lượng tăng cao
Tác động từ lệnh cấm Nga của Liên minh châu Âu (EU) có thể bị cản trở do giá năng lượng tăng cao và các quốc gia khác sẵn sàng mua dầu Nga.
Tàu chở dầu Moscow University tại cảng Kozmino, Nga. Ảnh: Reuters
Quyết định cấm một phần dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) được cho là một đòn cú giáng vào nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, tác động từ lệnh cấm này có thể bị cản trở do giá năng lượng tăng cao và các quốc gia khác sẵn sàng mua dầu Nga.
Theo hãng tin AP, cuối ngày 30/5, các nhà lãnh đạo EU đa nhất trí cắt giảm lượng dầu nhập khẩu của Nga tới 90% trong 6 tháng tới. Khối liên minh với 27 quốc gia thành viên phụ thuộc thuộc vào Nga với 25% dầu mỏ và 40% khí đốt tự nhiên.
"Lệnh trừng phạt có một mục tiêu duy nhất: buộc Nga chấm dứt xung đột và rút binh sĩ, đạt được nhất trí với Ukraine về một nền hòa bình công bằng và hợp lý", Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu. Ukraine ước tính lệnh cấm có thể khiến Nga thiệt hại hàng chục tỷ USD.
Các nhà lãnh đạo châu Âu ca ngợi quyết định trên là một bước ngoặt, nhưng giới phân tích cảnh báo EU cần thận trọng hơn. Lệnh cấm của EU được áp dụng đối với tất cả dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển. Với sự phản đối của Hungary, dầu của Nga vẫn sẽ chảy qua đường ống Druzhba tới một số quốc gia ở Trung Âu và đây là một sự miễn trừ trừng phạt.
Theo ông Chris Weafer - Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Macro-Advisory, bên cạnh việc duy trì một số thị trường châu Âu, Nga có thể bán một lượng dầu vốn dĩ chuyển cho châu Âu theo cam kết từ trước sang Trung Quốc, Ấn Độ và các khách hàng khác ở châu Á với giá "hữu nghị".
"Ngay hiện tại, lệnh cấm này không gây ra nỗi đau tài chính quá lớn cho Nga vì giá năng lượng toàn cầu đang gia tăng. Giá cao hơn rất nhiều so với năm ngoái. Ngay cả khi Nga đề nghị giá giảm, nước này vẫn thu về được lợi nhuận từ dầu tương đương năm ngoái", vị chuyên gia giải thích.
Ông Chris Weafer lưu ý "Ấn Độ luôn là một người mua sẵn sàng" và "Trung Quốc thì chắc chắn luôn muốn mua thêm dầu Nga" vì "hai nước này đều được giảm giá lớn so với giá thị trường toàn cầu".
Matteo Villa, một nhà phân tích tại viện nghiên cứu chiến lược ISPI ở Milan (Italy), cho biết Nga sẽ bị ảnh hưởng khá lớn ngay bây giờ nhưng cảnh báo về lâu dài, các lệnh trừng phạt có thể phản tác dụng. "Rủi ro là giá dầu toàn cầu tăng do các lệnh trừng phạt của châu Âu. Và nếu giá tăng nhiều, Nga bắt đầu kiếm được nhiều hơn. Khi đó, rõ ràng là châu Âu thua ngược", ông nói.
Cũng giống như các vòng trừng phạt trước, lệnh cấm dầu Nga không thể thuyết phục Điện Kremlin chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt của mình. Moskva cho rằng những lệnh trừng phạt mới này muốn "hủy diệt" nền kinh tế Nga và kêu gọi sự ủng hộ từ công chúng phản đối phương Tây.
Ông Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga, nhấn mạnh lệnh cấm vận dầu được đưa ra chỉ nhằm mục đích làm giảm thu nhập xuất khẩu của đất nước và buộc chính phủ phải giảm quy mô lợi ích xã hội.
Nga cho biết đã có những biện pháp đáp trả trước loạt lệnh trừng phạt dồn dập. Tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga cho biết họ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho hai công ty lớn của Hà Lan là GasTerra và công ty Oersted của Đan Mạch, đồng thời cũng dừng việc vận chuyển dầu cho công ty năng lượng châu Âu Shell. Trước đó, Gazprom cũng đã ngưng dòng chảy đến Bulgaria, Ba Lan và Phần Lan.
Xung đột địa chính trị và dịch COVID-19 tại Trung Quốc định hình lại tương lai các chuỗi cung ứng toàn cầu Các cuộc xung đột địa chính trị, trừng phạt lẫn nhau và đại dịch COVID-19 đang làm thay đổi thế giới, trong đó định hình lại tương lai của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Xung đột địa chính trị và COVID-19 định hình lại tương lai các chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào Trang chinausfocus.com dẫn lời chuyên gia Larry...