Nền nhiệt xuống 0 độ C, băng giá xuất hiện vào đêm và sáng sớm ở miền Tây Nghệ An
Băng giá bao phủ một lớp dày trên các cây bụi ở thung lũng xã Mường Lống ( huyện Kỳ Sơn) khi nhiệt độ xuống tới 0 độ C. Một số người dân vùng cao Nghệ An đã thắp lửa ngay trong phòng ngủ để xua tan giá rét.
Mấy ngày qua, nhiệt độ tại xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn – Nghệ An) nhiệt độ trong khoảng 5-6 giờ sáng xuống đến 0 độ C.
Tùy từng thời điểm nhiều hay ít, băng giá luôn xuất hiện trên các sườn đồi, thung lũng vùng “cổng trời” này. Ảnh: Đào Thọ
Băng xuất hiện dày trên những lối mòn của người dân đi lên nương rẫy. Ảnh: Đào Thọ
Video đang HOT
Những cây ở thung lũng không có gió ngậm trắng băng. Ảnh: Đào Thọ
Ảnh: Đào Thọ
Khi nghe tin ở Mường Lống xuất hiện băng giá, một số du khách đã đến đây để chiêm ngưỡng khoảnh khắc này. Tuy nhiên, nếu đi quá muộn lúc mặt trời lên, băng sẽ tan.
Do ảnh hưởng của băng giá và sương muối, hàng loạt các loại cây bụi ven rừng bị chết cháy. Ảnh: Đào Thọ
Ảnh: Đào Thọ
Để chống chọi lại cái lạnh 0 độ C, nhiều người đã đốt lửa ngay trong phòng ngủ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không được sử dụng hình thức đốt cháy để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín dẫn đến nguy cơ ngộ độc khí cacbon, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em.
Đào Thọ
Theo baonghean.vn
Mùa hồng chín mọng nơi 'cổng trời' Nghệ An
Thiên nhiên ưu đãi cho Kỳ Sơn nhiều trái cây ngon trong đó có quả hồng. Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch giống quả này.
Cây hồng được bắt đầu trồng từ năm 1996, từ dự án hỗ trợ xóa bỏ cây thuốc phiện do huyện Kỳ Sơn triển khai. Dù cây hồng không phải là cây bản địa nhưng lại rất hợp với thời tiết khí hậu huyện biên giới này. Ảnh: Lữ Phú
Hồng được trồng nhiều ở các xã vùng cao: Tây Sơn, Huồi Tụ, Mường Lống, Nậm Càn, Na Ngoi... Tranh thủ ngày trời nắng ráo người dân vùng cao Kỳ Sơn đang tích cực thu hoạch hồng bán cho thương lái. Mùa thu hoạch sẽ kết thúc vào tháng 11. Ảnh: Lữ Phú
Dù chỉ được trồng nhỏ lẻ, hộ ít chỉ từ 3 đến 5 cây, hộ nhiều thì vài chục đến vài trăm cây, nhưng cây hồng đã góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho đồng bào dân tộc nơi đây, giúp bà con dần dần xóa được đói, giảm được giảm nghèo bền vững. Ảnh: Lữ Phú
Những ngày này gia đình bà Già Y Và, bản Huồi Giảng 3 xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn tích cực vào vụ thu hoạch hồng trong vườn nhà. Ảnh: Lữ Phú
Để bảo quản hồng, các chị, các mẹ thường dùng gùi để bế về nhà. Ảnh: Lữ Phú
Hồng ở huyện vùng cao Kỳ Sơn không sử dụng phân bón và chất bảo quản, lúc chín hồng có màu khá đẹp, mọng nước và rất ngon ngọt hấp dẫn người sành ăn.
Năm nay hồng chín rộ nên bà con phải thu hoạch nhanh để bán được giá. Ảnh: Lữ Phú
Để quả hồng không bị hỏng, thương lái ép giá trong quá trình vận chuyển, người dân đã biết cách bảo quản trong các thùng xốp khá cẩn thận. Ảnh: Lữ Phú
"Với màu sắc khá đẹp, vị quả ngọt và thơm mềm, không chát nên quả hồng ở Kỳ Sơn được nhiều thị trường ưa chuộng. Năm nay mới giữa mùa mà gia đình tôi đã xuất bán được hơn 3 tấn hồng rồi" - ông Nguyễn Đức Lâm, một thương lái có thâm niên hơn 6 năm thu mua hồng ở thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn chia sẻ. Ảnh: Lữ Phú
Theo nhiều tiểu thương chuyên buôn hồng trên địa bàn Kỳ Sơn thì thị trường ưa chuộng hồng Kỳ Sơn nhiều nhất là vẫn là Hải Phòng, các huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân ( tỉnh Hà Tĩnh) và thành phố Vinh. Ảnh: Lữ Phú
Theo Nghệ an
Nơi cổng trời Mường Lống có một người thầy tận tụy với sự nghiệp trồng người như thế Trong chuyến đồng hành cùng Quỹ trao tặng yêu thương Hà Nội đến với vùng cao Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. PV Pháp Luật Plus đã ghi lại được những cảm xúc đặc biệt về một nhà giáo tâm huyết, tận tụy trong sự nghiệp trồng người, ở vùng đất xa xôi, còn nhiều khó khăn, việc học vẫn là...