Nền nhiệt nhích nhẹ, Bắc Bộ vẫn rét đậm, rét hại đến hết tuần
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 2/1, nền nhiệt ở khu vực các tỉnh, thành Bắc Bộ đã tăng nhẹ so với ngày 1/1, nhưng vẫn tiếp tục rét đậm, vùng núi cao rét hại.
Một bệnh nhân được ủ ấm nhập viện tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Hằng Nga/TTXVN)
Cụ thể, nhiệt độ ghi nhận lúc 5 giờ 30 sáng 1/1 ở Hà Nội là 10,2 độ C, Sa Pa (Lào Cai) 3,8 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 5,2 độ C, Trùng Khánh (Cao Bằng) 4,3 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 0 độ C, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 6 độ C.
Từ ngày 2/1, do không có đợt không khí lạnh nào tăng cường xuống nên nền nhiệt Bắc Bộ tiếp tục tăng dần. Trời chủ yếu hửng nắng vào trưa và chiều, đêm và sáng trời rét hại, ban ngày ở mức rét đậm. Hình thái thời tiết này sẽ duy trì đến hết tuần.
Về diễn biến của cơn bão số 1 (Pabuk), hồi 4 giờ ngày 2/1, vị trí tâm bão ở vào khoảng 6,1 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Nam Bộ khoảng 460km về phía Đông Nam, cách Côn Đảo khoảng 360km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 4 giờ ngày 3/1, vị trí tâm bão ở 6,7 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, cách mũi Cà Mau khoảng 200km về phía Nam, cách Côn Đảo khoảng 270km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 5 độ Vĩ Bắc.
Video đang HOT
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 4 giờ ngày 4/1, vị trí tâm bão ở khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 102 độ Kinh Đông, cách mũi Cà Mau khoảng 300km về phía Tây Tây Nam, cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 200km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 4 giờ ngày 5/1 vị trí tâm bão ở khoảng 10 độ Vĩ Bắc; 99 độ Kinh Đông, trên khu vực Chumphôn (Thái Lan), cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 510km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Từ ngày 2/1 đến hết ngày 3/1 ở vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh; vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh; vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm huyện đảo Côn Đảo) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) tiếp tục có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Dự báo thời tiết các vùng ngày 2/1 như sau: Phía Tây Bắc Bộ có mưa vài nơi. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá. Độ ẩm từ 65-97%. Nhiệt độ thấp nhất từ 10-13 độ C, vùng núi 6-9 độ C, có nơi dưới 5 độ C, cao nhất từ 13-16 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội có mưa vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá. Độ ẩm từ 58-90%. Nhiệt độ thấp nhất từ 9-12 độ C, vùng núi 6-9 độ C, vùng núi cao dưới 5 độ C, cao nhất từ 12-15 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hóa-Thừa Thiên-Huế có mưa to đến rất to. Gió Đông Bắc cấp 3-4. Phía Bắc trời lạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 65-98%. Nhiệt độ thấp nhất từ 12-15 độ C, cao nhất từ 14-17 độ C, phía Nam 17-19 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vừa; riêng Đà Nẵng đến Khánh Hòa có mưa to, có nơi mưa rất to. Gió Đông Bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Phía Bắc trời lạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 75-98%. Nhiệt độ thấp nhất từ 18-21 độ, phía Nam 21- 24 độ C, cao nhất từ 20-23 độ C, phía Nam 24-27 độ C.
Khu vực Tây Nguyên có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Độ ẩm từ 65-97%. Nhiệt độ thấp nhất từ 18-21 độ C, cao nhất từ 22-25 độ C.
Nam Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Độ ẩm từ 60-97%. Nhiệt độ thấp nhất từ 21-24 độ C, cao nhất từ 27-30 độ C./.
Theo VietNam
Gồng mình chống rét cho gia súc, gia cầm ở vùng biên xứ Lạng
Những ngày qua, không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có Lạng Sơn giảm sâu. Thậm chí, nhiệt độ ở Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình tụt xuống âm độ C, băng giá, mưa tuyết xuất hiện, ảnh hưởng đến việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân.
Để chống rét cho đàn vật nuôi, người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chuẩn bị nhiều biện pháp như: Xây dựng, che chắn lại chuồng trại; chuẩn bị chất đốt để sưởi ẩm cho trâu bò trong những ngày mưa rét; dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô khô (rơm, rạ) và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Nhờ những biện pháp này, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận những thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
Người dân chăm sóc đàn gia súc trong những ngày gía rét.
Bà Hứa Thị Sao, người chăn nuôi ở huyện Văn Quan cho biết: Nghe dự báo sắp có đợt không khí lạnh mạnh tràn về, gia đình tôi đã chủ động dùng bạt che kín chuồng lợn hơn 20 con và chuồng nhốt trâu. Do thời tiết mưa và lạnh buốt nên trâu được nhốt trong chuồng quây kín, chủ yếu ăn rơm khô. Đồng thời tôi cũng nấu cám gạo loãng bổ sung tinh bột cho đàn trâu.
Trước tình hình rét đậm rét hại như hiện nay, người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến thời tiết; khuyến cáo người dân khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C không sử dụng trâu, bò để cày, kéo và không chăn thả trâu, bò ở ngoài đồng ruộng hoặc trên bãi chăn thả cũng như trong rừng. Hướng dẫn người chăn nuôi giữ ấm chuồng trại và chủ động dự trữ đủ thức ăn cho gia súc trong mùa rét.
Ngoài thức ăn khô, cần bổ sung thức ăn tinh như cám lợn, cháo nóng, các loại khoáng, vi chất, vitamin; giúp nông dân trồng cỏ, dự trữ rơm, rạ, cỏ khô và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Tổ chức vệ sinh chuồng trại, phun các loại thuốc sát trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực chuồng nuôi, các lối đi để ngăn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Phát quang bụi rậm, xử lý hệ thống cống, rãnh thoát nước thải, hạn chế ao tù nước đọng.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm đến từng thôn, bản và hộ gia đình, qua đó nắm chắc số lượng đàn gia súc, gia cầm hiện có. Chủ động bố trí kinh phí và xây dựng phương án hỗ trợ kịp thời cho những gia đình có trâu, bò chết rét theo quy định, nhất là các hộ gia đình chính sách, các hộ nghèo.
Người dân tăng cường giữ ấm, bổ sung thức ăn cho trâu bò.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lý Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lạng Sơn cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại trên đàn gia súc, gia cầm do thời tiết rét đậm rét hại. Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại vẫn còn diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất, chăn nuôi, Sở NN&PTNT Lạng Sơn đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, phân công cán bộ xuống các địa bàn trọng điểm để chỉ đạo, hướng dẫn cho nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi như: đưa gia súc thả rông về chuồng trại để chăm sóc, chủ động dự trữ thức ăn, sửa chữa, che chắn chuồng trại, chống rét cho vật nuôi, không chăn thả hoặc để trâu, bò cày kéo vào những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C, đồng thời bổ sung chất khoáng, vitamin và cho uống nước ấm, tăng cường vệ sinh phòng bệnh, sát trùng chuồng trại, ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập; chủ động kinh phí hỗ trợ các hộ chăn nuôi, nhất là hộ nghèo, gia đình chính sách; thành lập các đoàn đi kiểm ra công tác phòng chống đói, rét cho cho đàn vật nuôi.
Hiện, trên toàn tỉnh Lạng Sơn có hơn 112.000 con trâu, 37.000 con bò, đàn lợn có trên 330.000 con. Với sự chỉ đạo quyết liệt của ngành nông nghiệp và sự chủ động của bà con trong việc phòng chống đói rét cho trâu, bò, đàn gia súc của tỉnh Lạng Sơn đang chống chọi tốt với đợt rét đậm kéo dài.
Theo Danviet
Đồ sưởi ấm "cháy hàng", tăng giá mạnh vì rét đậm Không khí lạnh tăng cường, những mặt hàng chống rét như đồ điện sưởi ấm, chăn, đệm, quần áo, găng tay, tất, mũ... mặc dù đã tăng từ 10-30% nhưng lượng người mua không hề giảm. Trong những ngày rét đậm, rét hại gần đây, thị trường các loại thiết bị sưởi chống rét được dịp loạn giá do nhu cầu tăng đột...