Nên mua chung cư đã qua sử dụng hay hàng mới?
Trong bối cảnh nguồn cung mới tại Hà Nội ghi nhận ở mức thấp đã khiến người mua phải tìm kiến căn hộ ở thị trường thứ cấp. Mặc dù vậy, người dân có xu hướng lựa chọn căn hộ sơ cấp, trong đó chú ý hơn tới những sản phẩm mới được chào bán trên thị trường.
Theo số liệu từ Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam, số lượng căn hộ mới tung ra thị trường đã có nhiều biến động khác nhau qua từng năm. Năm 2018 đạt mức trên 30.000 căn và lên đến gần 40.000 vào năm 2019. Nhưng từ năm 2020, con số này giảm chỉ còn ở quanh mức 20.000 căn. Năm 2021 ghi nhận lượng nguồn cung sơ cấp ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm.
Những tháng đầu năm 2022, hầu như không có dự án mới được đưa ra thị trường mà toàn bộ nguồn cung sơ cấp đến từ giai đoạn tiếp theo của sáu dự án đã công bố. Đặc biệt, phân khúc nhà ở giá rẻ đang thiếu trầm trọng nguồn cung mới; các căn hộ có giá dưới 20 triệu đồng/m2 tại các dự án hiện có đã được bán hết.
Về nguồn cung mới trong tương lai, Savills nhìn nhận rằng chưa có nhiều đột biến trong năm nay. Điều này có thể hiểu được vì các đơn vị bất động sản vừa trải qua một khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cùng với hạn chế từ chính sách thắt chặt tín dụng đầu năm.
Do nguồn cung mới hạn chế nên nhiều người có nhu cầu nhà ở phải tìm mua những dự án đã đi vào hoạt động nhiều năm trước. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ chuyên gia Savills, người dân có xu hướng lựa chọn căn hộ sơ cấp, trong đó chú ý hơn tới những sản phẩm mới được chào bán trên thị trường.
Ông Nguyễn Đức Thêm, Quản lý kinh doanh, Bộ phận Kinh doanh Nhà ở Quốc tế, Savills Hà Nội giải thích rằng sản phẩm mới từ chủ đầu tư thường có nhiều ưu điểm hơn đối với người mua nhà để ở.
Video đang HOT
“Người mua với nhu cầu thực vẫn luôn tìm kiếm những sản phẩm có giá thành hợp lý và chất lượng đạt yêu cầu. Những đối tượng này thường ưu tiên những căn hộ sơ cấp bởi đây là các sản phẩm mới hoàn toàn, chưa bị khấu hao qua thời gian sử dụng.
Khi lựa chọn căn hộ được chào bán lần đầu, người mua thường cũng không phải chịu nhiều áp lực về dòng tiền do được hưởng lợi từ các chính sách bán hàng của Chủ đầu tư như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, thanh toán theo tiến độ và các ưu đãi khác. Trong khi đó, nếu mua lại một sản phẩm thứ cấp thì hầu hết người mua sẽ phải thanh toán toàn bộ trong thời gian rất ngắn để nhận bàn giao nhà. Đây là điều kiện mà những gia đình tài chính eo hẹp khó đáp ứng được.
Ngoài ra, đối với sản phẩm thứ cấp, chủ nhà khi mua được hưởng giá thấp hơn do tính theo mặt bằng trong quá khứ nhưng khi bán lại ở thời điểm hiện tại, họ luôn cố gắng bán theo mức giá của thị trường. Do vậy, giá cả sẽ có độ chênh lệch nhất định trong khi sản ph ẩm thực tế đã bị khấu hao tùy mức độ. Mà tâm lý chung của nhiều người mua không sẵn sàng trả thêm đối với một sản phẩm đã qua sử dụng”, ông Thêm nhận định.
Một lý do khác khiến người dân ưu tiên các sản phẩm sơ cấp là bởi các dự án mới ngày càng chú trọng hơn về hệ thống tiện ích nội và ngoại khu như siêu thị, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, khu tập thể thao. Nhiều dự án còn tập trung xây dựng công viên cây xanh, hồ nước nhằm cải thiện chất lượng không gian sống, cũng như mang đến cảnh quan đẹp mắt cho cư dân.
Với các dự án mới, người mua có thể lựa chọn từ danh mục sản phẩm đa dạng, tận hưởng các tiện ích nội khu và ngoại khu mới hoàn thiện. Việc được tự thiết kế nội thất căn hộ phù hợp với sở thích và chi phí là một điểm cộng khi mua sản phẩm mới, thay vì chọn sản phẩm thứ cấp với nội thất có sẵn hoặc mất nhiều chi phí phát sinh để cải tạo như ý.
Có thể thấy, đối với người mua nhà ở thực thì sản phẩm sơ cấp là sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, đại diện Savills cũng lưu ý rằng các dự án cần có pháp lý rõ ràng và người mua nên đánh giá kỹ năng lực phát triển dự án của chủ đầu tư để tránh các rủi ro, vướng mắc trong quá trình bàn giao và sử dụng. Những dự án có chất lượng xây dựng và vận hành tốt sẽ luôn là sản phẩm được săn đón trong thị trường.
Ông Thêm nhận định, thời gian tới đây sẽ là quãng thời gian cần thiết để nhà phát triển và chủ đầu tư chuẩn bị về nguồn lực tài chính và đưa ra những sản phẩm có giá trị cho thị trường.
Công khai thông tin bất động sản
Những đợt "sốt đất" từ cuối năm 2021 đến nay đã đẩy giá đất ở các địa phương lên cao hơn nhiều giá trị thật và mặt bằng chung, nên thời điểm hiện tại hầu hết nhà đầu tư không dám bỏ vốn, trong khi người dân có nhu cầu để ở cũng không đủ khả năng mua, thị trường hạn chế giao dịch.
Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố công khai thông tin bất động sản.
Nhà đầu tư thận trọng
Từ năm 2021 đến nay, thị trường nhà đất tại các khu vực ven Hà Nội liên tục ghi nhận những đợt sốt đất chạy theo thông tin quy hoạch phát triển hạ tầng, nâng cấp huyện lên quận, khiến giá đất liên tục tăng, xác lập mặt bằng giá mới.
Công khai thông tin bất động sản.
Đơn cử, tại huyện Đông Anh, trong đợt "sốt" cuối quý I/2021 khi có thông tin quy hoạch đô thị ven sông Hồng, giá nhà đất tại các xã Kim Chung, Xuân Canh, Hải Bối... tăng 2 lần so với thời điểm cuối năm 2020. Đến quý I/2022năm nay, giá nhà đất tại các xã này lại ghi nhận tăng thêm 20 - 30% so với cũng kỳ năm trước...
Khảo sát của Batdongsan.com.vn cho thấy, thời điểm sốt đất đạt đỉnh cuối quý I/2021, đất nền dự án trên địa bàn huyện Đông Anh giá trung bình 50 - 80 triệu đồng/m2, mặc dù giá đến nay vẫn được giữ nguyên, nhưng gần như không có giao dịch. Nhân viên môi giới tại các sàn giao dịch khu vực này cho biết, từ đầu năm 2022, giá đất đã đứng im, thậm chí, nhiều chủ đầu tư giảm mạnh giá, rao bán cắt lỗ, nhưng cũng không bán được, thị trường đang rơi vào tình trạng ảm đạm.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, những điểm nóng đất nền ven Hà Nội như Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Gia Lâm đều rơi vào thực trạng đất nền có mức độ quan tâm giảm, nhưng mặt bằng giá rao bán vẫn tiếp tục tăng.
Còn ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam nhận định, những đợt sốt đất đã đẩy giá đất ở lên cao hơn nhiều giá trị thật và mặt bằng chung, nên thời điểm hiện tại nhà đầu tư không dám bỏ tiền đầu tư, kể cả lướt sóng.
Công khai thông tin
Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Nghị định 44/2022 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS, trong đó, đề nghị UBND các địa phương kiểm tra việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và thị trường BĐS, bảo đảm sự vận hành của hệ thống cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS, nhất là thông tin vế các dự án BĐS cần được công bố trước khi chủ đầu tư đưa BĐS ra giao dịch.
Đối với các bộ ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị phối hợp trong việc kết nối, chia sẻ thông tin từ các cơ sở dữ liệu có liên quan do bộ, ngành quản lý, đảm bảo việc duy trì, kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS.
Trong báo cáo đánh giá toàn diện thị trường BĐS năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Xây dựng thông tin, hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS hiện chưa đầy đủ, hoàn chỉnh. Vì vậy, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ thường xuyên theo dõi sát tình hình, diễn biến của thị trường BĐS; hàng quý có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh doanh BĐS, thị trường BĐS cả nước và kiến nghị giải pháp để thị trường phát triển ổn định.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm hoạt động của các sàn giao dịch BĐS và hoạt động môi giới BĐS vi phạm pháp luật, các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.
Các chuyên gia cho rằng, Quốc hội cần ban hành các Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS mới, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Trong đó, nội dung thông tin đất đai, nhà ở và thị trường BĐS phải tương thích, phối hợp với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Trong đó, đưa vào các luật nội dung tính toán các chỉ số giá đất, giá nhà, giá BĐS; chỉ số thị trường đất đai, thị trường nhà ở và thị trường BĐS theo hướng: Cập nhật tự động theo thời gian; thông tin phải phủ trùm cả nước; thông tin đất đai, nhà ở, BĐS phải kết nối thông tin với dữ liệu cá nhân (Căn cước công dân...); thông tin phải công khai, minh bạch và dự báo được; sử dụng thông tin có tính phí...
Chung cư cũ có thể sập, TP.HCM dời khẩn 23 hộ dân tới nơi an toàn Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa đồng ý cho chính quyền quận 5 di dời, tháo dỡ khẩn cấp chung cư 440 Trần Hưng Đạo. Các hộ dân tại đây sẽ được tạm cư ở cao ốc An Phú (đường Hậu Giang, quận 6) trong lúc chờ đền bù để tìm nơi ở mới. Chung cư 440 Trần Hưng Đạo, quận...