Nên lựa chọn tình cũ, tình mới hay từ bỏ cả hai?
Liệu rằng tôi có nên từ bỏ cả hai để lại bắt đầu làm lại cuộc đời mình? Liệu như vậy có tốt hơn không? Tôi sẽ không có cảm giác tội lỗi với người này khi ở bên người kia. Và liệu hai người đàn ông có cảm thấy đỡ đau khổ đi phần nào khi tôi chia tay họ mà không đến với người còn lại không?
ảnh minh họa
Đứng giữa hai người đàn ông tôi thực sự không biết nên làm thế nào? Một người là người yêu cũ của tôi. Cách đây hơn một năm tôi và anh đã chia tay. Chúng tôi chia tay không phải vì hai người không còn yêu nhau mà chỉ đơn giản là vì cả hai cùng hiếu thắng, không ai chịu xuống nước trước. Tuy chia tay nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gọi điện và tâm sự với nhau hàng giờ liền.
Tôi vẫn cảm nhận được tình cảm anh dành cho tôi và tôi tin là anh cũng biết điều ngược lại. Tôi vẫn luôn nghĩ về anh và vẫn mong tới một ngày chúng tôi quay lại. Nhưng mãi tôi vẫn không thấy anh có động tĩnh gì mà con gái thì chỉ có thì. Và tôi đã quyết định đến với người khác. Anh cũng rất yêu tôi, tôi biết điều đó và tôi cũng cảm thấy mình có tình cảm với anh. Chúng tôi đã nhanh chóng nghĩ đến hôn nhân.
Cuộc sống chứa đựng quá nhiều chữ ngờ. Đúng vào lúc tôi đã cố gắng vượt qua tất cả (về tình cảm, về hoàn cảnh kinh tế và gia đình, về sự khác biệt trong tính cách) để đến với người yêu mới thì cũng là lúc người yêu cũ của tôi ngỏ lời quay lại. Nếu tình cảm không còn thì vượt qua điều đó là chuyện đơn giản, nhưng khi nghe anh nói và khi ở bên anh tôi phát hiện ra rằng tình cảm tôi dành cho anh vẫn còn rất rất nhiều, tôi có cảm giác bình yên khi ở bên cạnh anh, cái cảm giác mà tôi không thể tìm đến ở người mới.
Tâm trạng của tôi thực sự bất ổn. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều nhưng không biết mình nên làm thế nào? Nếu tôi đến với người mới thì chắc chắn tôi sẽ phải hối hận vì tình cảm của tôi đã dành cho người khác và tôi thực sự đến với anh vì tình thương nhiều hơn là tình yêu. Liệu rằng sau này anh có không trách cứ tôi khi đã có thời lòng tôi nghiêng ngả vì người khác. Và liệu rằng tôi có thực sự hạnh phúc khi trong tôi luôn có cảm giác mình là người có tội?
Video đang HOT
Còn quay lại với người cũ ư? Tôi thực sự không đành lòng nhìn thấy cảnh tan nát trái tim của người mới. Những ngày qua với người mới quả là một cực hình. Còn gì buồn hơn khi thấy người yêu mình chao đảo vì người khác. Anh đã có những hành động không phải nhưng tôi hiểu và tôi cũng không trách anh vì người gây ra tình cảnh này là tôi chứ không phải ai khác. Nếu quay lại với người cũ tôi cũng sẽ luôn có cảm giác tội lỗi. Tội lỗi vì mình đã phũ phàng rũ bỏ tình cảm của người khác. Có lẽ cái cảm giác tội lỗi đó sẽ luôn đeo đẳng theo tôi suốt cả cuộc đời.
Liệu rằng tôi có nên từ bỏ cả hai để lại bắt đầu làm lại cuộc đời mình? Liệu như vậy có tốt hơn không? Tôi sẽ không có cảm giác tội lỗi với người này khi ở bên người kia. Và liệu hai người đàn ông có cảm thấy đỡ đau khổ đi phần nào khi tôi chia tay họ mà không đến với người còn lại không? Tôi biết mình sai! Tôi biết tôi đang làm cho cả ba người đau khổ! Giờ đây tôi cũng không biết mình nên xử sự thế nào cho hợp lý?
Tôi mong các bạn đọc là những người ngoài cuộc có thể cho tôi được những lời khuyên sáng suốt!
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Theo VNE
Luồn cúi nhà vợ vì... quá nghèo
Khi quen và yêu nhau, tôi không nghĩ rằng nhà cô ấy lại giàu có và quyền lực như vậy!
Tôi quen vợ tôi từ hồi còn là sinh viên. Yêu nhau bốn năm học đại học, chúng tôi quyết định xin phép hai gia đình tổ chức đám cưới. Thế nhưng, mọi việc không diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ như những gì tôi tưởng tượng. Bố của cô ấy là giám đốc của một doanh nghiệp xây dựng. Còn tôi, trai quê chính hiệu. Sống ở đâu tôi cũng được mọi người yêu mến, nhận xét là hiền lành, ngoan ngoãn. Thế nhưng, khi tôi về ra mắt gia đình nhà cô ấy, bố cô ấy không nói một lời, rời khỏi bữa cơm bởi cho rằng tôi là kẻ "đào mỏ".
Trước khi quen biết và yêu cô ấy, tôi cũng không thể ngờ rằng gia đình cô ấy lại giàu có và quyền lực đến như vậy. Tôi yêu cô ấy thật lòng, không vụ lợi, không có chút tơ tưởng nào tới tài sản gia đình cô ấy nắm giữ dù cho tôi rất nghèo.
Trước sức ép từ phía gia đình, cô ấy và tôi vẫn quyết tâm lấy nhau cho đến cùng. Bởi lẽ, hai chúng tôi không thể sống thiếu nhau. Hai đứa sẵn sàng ra ở riêng, tự làm tự ăn, quyết không nhòm ngó gì đến tiền bạc của bố mẹ.
Dù như vậy, nhưng tôi và cô ấy đều là những người có học thức nên vợ chồng tôi không muốn chỉ vì chuyện này mà nảy sinh mâu thuẫn tình cảm cha con của cô ấy. Tôi chờ đợi cho tới khi gia đình cô ấy đồng ý, đặc biệt là người cha độc tài của cô ấy.
Dù bị gia đình ngăn cản nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đến với nhau (Ảnh minh họa)
Trong suốt nửa năm chờ đợi, tôi làm việc hăng say ngày đêm để chứng tỏ mình có năng lực, đủ tài chính để lo cho cuộc sống gia đình. Cô ấy cũng vậy, chăm chỉ làm việc để hai đứa tích góp một khoản tiền tiết kiệm riêng, lo thuê nhà, mua sắm đồ đạc. Tôi cũng thường xuyên "chai" mặt tới gặp bố vợ tương lai, dọn dẹp vườn tược trong khuôn viên nhà, làm tất cả mọi việc để mong bố cô ấy có cái nhìn khác về tôi.
Cuối cùng "trời không chịu đất thì đất cũng phải chịu trời", thấy chúng tôi quyết tâm, bố cô ấy quyết định tổ chức đám cưới cho hai đứa. Thế nhưng, cái nhìn của bố vợ tôi vẫn không thay đổi, luôn cho rằng gia đình tôi nghèo hèn, kém phân và hay nói móc khoáy về sự nghèo khó của gia đình tôi mỗi lần tôi đưa vợ về thăm nhà.
Bẵng đi một thời gian, vợ tôi mang bầu rồi sinh được một cậu con trai. Phần vì thương vợ không có người chăm sóc, phần vì mẹ vợ tôi xót con gái nên hai vợ chồng tôi quyết định về nhà ngoại để bà tiện chăm nom cho vợ tôi và cháu nhỏ.
Những ngày đầu, bố vợ tôi có vẻ quý cháu nên không nhiếc móc gì tôi. Thế nhưng, chỉ được khoảng hai tháng, bố vợ tôi lại "chứng nào tật nấy", họ hàng đến chơi với vợ tôi, ông vẫn than phiền ngay trước mặt tôi: "Đấy, có chăm được nhau đâu rồi lại phải về đây!".
Nghe những câu nói ấy của bố vợ, tôi chỉ còn biết cười xòa nhưng thực tâm trong lòng tôi vô cùng tự ái. Tôi đã lấy vợ được hơn một năm, vậy mà ông vẫn không chịu nhìn nhận tôi như một người con rể. Đối với ông, tôi chỉ là một kẻ đào mỏ, dù rằng tôi chưa xin xỏ một xu từ bố vợ.
Có lần, tôi phải đi công tác, bố tôi rút hai triệu rồi bảo: "Cầm tiền mà mua quà về, lương của anh được bao nhiêu". Tôi nhất định không lấy thì ông lại dè bỉu: "nghèo mà còn sĩ".
Sống trong gia đình nhà vợ giàu có, tôi như kẻ hầu người hạ trong nhà, không có quyền nói, không được phép tham gia vào bất cứ công việc gì của nhà vợ.
Đã rất nhiều lần tôi muốn chuyển ra khỏi nhà vợ, nhưng rồi nhìn vợ, nhìn đứa con thơ bé bỏng không người chăm nom tôi lại thấy xót xa. Bố mẹ tôi thì ở quê xa, nhà lại đông các cháu, ngẫm lại tôi thấy phận làm rể ở nhà vợ thật tủi nhục.
Đến bao giờ tôi mới hết bị bố vợ khinh, đến bao giờ ông mới chịu thừa nhận tôi không phải kẻ đào mỏ? Tôi phải làm sao?
Theo VNE
Tủi nhục phận đàn ông ở rể Trong lúc tức giận, Thương đã chỉ tay thẳng mặt đuổi chồng ra khỏi nhà mình. Hiện nay, cuộc sống xã hội văn minh và phát triển, mối quan hệ nam nữ được dung hòa, mọi quyền lợi và trách nhiệm sống ngang nhau. Việc người đàn ông tá túc nhà vợ có lẽ không còn xa lạ, không là vấn đề to...