Nên lấy gió trong hay gió ngoài khi sử dụng điều hòa ô tô?
Nhiều lái xe phân vân không biết lúc nào nên bật chế độ lấy gió trong và lúc nào bật chế độ lấy gió ngoài khi sử dụng điều hòa ô tô.
Chức năng lấy gió trong hay gió ngoài đều vô cùng quan trọng với xe hơi
Chế độ lấy gió trên ô tô được điều khiển bởi hệ thống điều khiển lấy gió. Đây là bộ phận quan trọng thuộc hệ thống điều hòa ô tô. Khi hệ thống hút gió vào chính là lấy không khí để tiến hành quy trình làm lạnh để cung cấp khí mát cho cabin xe. Không khí được lấy vào sẽ được thổi qua giàn nóng ô tô hay giàn lạnh ô tô để tăng/hạ nhiệt độ.
Trên hầu hết các loại ô tô hiện nay đều có chế độ lấy gió ngoài hoặc gió trong thông qua hệ thống điều hòa. Nút bấm chuyển chế độ có hình mũi tên xoay vòng ở bên trong hình chiếc xe. Điểm khác nhau giữa hai chế độ lấy gió chính là nguồn lấy gió. Lấy gió trong là hệ thống hút không khí có sẵn trong xe để tiến hành quy trình làm nóng hay làm lạnh. Còn lấy gió ngoài chính là lấy không khí bên ngoài xe đưa vào trong hệ thống điều hòa.
Công tắc để bật chế độ lấy gió ngoài trên xe
Chế độ lấy gió ngoài (Fresh Air mode)
Khi bật chế độ lấy gió ngoài, hệ thống điều hòa sẽ hút trực tiếp không khí ở bên ngoài vào qua lọc gió rồi đến giàn lạnh làm mát rồi mới thổi vào cabin. Với chế độ lấy gió ngoài, không khí thường tươi mát hơn, nếu đi qua các vùng không khí trong lành và ít bụi. Hoặc những người sợ mùi điều hòa ô tô, nếu không bật điều hòa không khí thì nên bật chế độ lấy gió ngoài.
Nhược điểm lớn nhất của chế độ lấy gió ngoài là bị bụi và mùi lạ nếu xe đi qua khu vực có mùi hoặc bụi bẩn.
Video đang HOT
Công tắc để bật chế độ lấy gió trong trên xe
Chế độ lấy gió trong (Recirculation mode)
Đối với chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ sử dụng không khí tuần hoàn ở trong cabin đi qua lọc gió và đưa đến giàn lạnh để làm lạnh hoặc làm nóng không khí. Ưu điểm của lấy gió trong chính là thời gian diễn ra quá trình làm lạnh hay sưởi đều nhanh chóng và tiết kiệm nhiên liệu. Ví dụ như nhiệt độ trong xe đang là 25 độ C thì khi bạn muốn làm lạnh xuống 20 độ sẽ nhanh hơn việc bạn lấy gió ngoài nhiệt độ đang là 28 độ C. Như vậy khi di chuyển trên đoạn đường ngắn bạn nên sử dụng chế độ lấy gió trong để hiệu quả làm lạnh được cao nhất.
Tuy nhiên, những xe không có hệ thống điều hòa tự động, nếu lấy gió trong một thời gian dài sẽ gây thiếu oxi, ngột ngạt, buồn ngủ hoặc ngủ lịm đi, không có lượng khí tuần hoàn.
Tóm lại, chức năng lấy gió trong hay gió ngoài đều quan trọng với xe hơi. Lấy gió trong giúp xe một phần tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng khi dừng một chỗ nên hạn chế dùng gió ngoài để tránh trường hợp khí CO tụ lại trong xe gây buồn ngủ dẫn đến tai nạn. Nếu hít phải khí CO vào máu sẽ thiếu oxi làm cho người hít phải buồn ngủ bất chợt và không thể cưỡng lại. Khi thời tiết ẩm hoặc hơi lạnh, nếu dùng lấy gió trong dễ bị hiện tượng kính mờ làm cản trở tầm nhìn.
Theo Giaothong
Các bệnh thường gặp trên điều hòa ô tô không phải tài xế nào cũng rõ
Hiểu rõ những "bệnh" thường gặp và cách sử dụng hợp lý sẽ giúp các chủ xe tiết kiệm một khoản tiền lớn cho việc sửa điều hòa.
Mục đích trang bị điều hòa cho xe hơi là để lọc sạch không khí và duy trì nhiệt độ thích hợp bên trong ôtô. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống điều hòa sao cho đúng. Chính việc thiếu kiến thức trong sử dụng và bảo dưỡng điều hòa đã khiến nhiều người tốn kém không ít tiền của cũng như thời gian khi phải đưa xe đến các gara. Sau đây, xin gửi tới các bạn một số cách cơ bản để sử dụng và "bắt bệnh" điều hòa.
1. Hệ thống điều hòa bốc mùi khó chịu
Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa bốc mùi khó chịu, bao gồm bụi bẩn trên lưới lọc, quạt gió và thói quen hút thuốc lá, ăn uống trong xe hoặc mồ hôi bám khắp nơi.
Hệ thống điều hòa bốc mùi khó chịu
Xử lý: Tháo lọc gió điều hòa và vệ sinh sạch sẽ (bằng vòi xịt khí nén) hoặc thay thế, có thể kết hợp vệ sinh cả dàn lạnh với chi phí không đáng kể. Lọc gió điều hòa cần thay sau mỗi 20.000km hoặc 2 năm một lần.
2. Điều hòa tự dưng kém mát và gió yếu
Khi điều hòa kém mát, nguyên nhân thứ nhất có thể là nhiệt độ của giàn lạnh không đạt được mức tối ưu và thứ hai là do lượng gió thổi qua giàn lạnh không đủ, không kịp với sự tăng của nhiệt độ không khí trong xe.
Điều hòa tự dưng kém mát và gió yếu
Xử lý: Nếu nguyên nhân là do giàn lạnh hoạt động kém thì bạn cần có chuyên gia chẩn đoán và xử lý. Còn nếu lượng gió kém thì có thể là do dị vật lọt vào trong ống thông gió hoặc lưới lọc bị tắc, hãy kiểm tra lưới lọc điều hòa.
3. Trong xe có mùi ga và lạnh không sâu
Nếu trong xe có mùi gas nhè nhẹ hay độ lạnh không sâu thì nguyên nhân là do rò rỉ hệ thống lạnh. Thực tế, hệ thống điều hòa là một chu trình tuần hoàn khép kín và rất ít khi bị rò rỉ nếu không bị can thiệp một cách cẩu thả vì một sự cố gì trước đó.
Xử lý: Nếu không phải là người am hiểu, chủ xe không nên tự ý can thiệp vào sự cố này. Hãy khẩn trương đem xe đến trạm dịch vụ ủy quyền gần nhất hoặc xưởng dịch vụ uy tín để được kiểm tra và xử lý dứt điểm.
4. Điều hòa lúc đầu mát, sau không mát
Đây là hiện tượng khá phổ biến trên những chiếc xe đã nhiều năm sử dụng nhưng lại không được chăm sóc tốt. Có thể chẩn đoán nguyên nhân là do giàn nóng điều hòa bị bám nhiều bụi bẩn và không được làm mát tốt nên lúc mới bật AC thì mát, nhưng sau đó lại kém. Ngoài ra, quạt làm mát bị hư hỏng cũng có thể là nguyên nhân.
Điều hòa lúc đầu mát, sau không mát
Xử lý: Vệ sinh giàn nóng điều hòa bằng dung dịch chuyên dùng. Chú ý là các lá tản nhiệt của giàn nóng rất mỏng và mềm, không phun nước có áp suất quá mạnh. Kiểm tra quạt làm mát xem có sự cố hay không.
5. Điều hòa đóng ngắt liên tục khi trời nóng
Việc đóng/ngắt điều hoà xe hơi được điều khiển bởi các cảm biến và công tắc. Nguyên nhân thường gặp với sự cố này là do áp suất gas trong hệ thống vượt quá mức khuyến cáo. Khi phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh, hệ thống cảm biến sẽ ngắt ly hợp lốc lạnh để bảo vệ các bộ phận trong hệ thống.
Điều hòa đóng ngắt liên tục khi trời nóng
Xử lý: Người sử dụng sẽ không thể tự xử lý nếu không có thiết bị chuyên dùng. Để tìm đúng nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất cho hiện tượng trên, hãy mang xe đến trung tâm dịch vụ uy tín để được tư vấn và khắc phục.
Theo Cartimes.
Coupe 4 cửa Mazda sử dụng khung gầm như Lexus sẵn sàng ra mắt Dòng xe thể thao mới của Mazda được cho là sẽ sử dụng khung gầm dẫn động cầu sau vừa được họ hoàn tất phát triển. Phiên bản hoàn thiện của concept Mazda Vision Coupe ra mắt hồi 2017 được cho là sẽ xuất hiện tại triển lãm Tokyo tổ chức vào tháng 10 tới đây theo tờ Best Car. Thiết kế xe...