Nên làm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng dịch mũi họng hay nước bọt
Công trình nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu tại Yale School of Public Health, New Haven, CT đã củng cố lập luận lấy mẫu nước bọt thay cho dịch mũi họng. Điều này hứa hẹn sẽ giải quyết được nhiều khó khăn trong quy trình lấy mẫu làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.
Nên lấy dịch mũi họng hay lấy nước bọt để làm xét nghiệm SARS-CoV-2?
Có tổng cộng 70 bệnh nhân dương tính Covid-19 đang được điều trị nội trú đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Sau khi xác nhận SARS-CoV-2 dương tính với mẫu tăm bông mũi họng lúc nhập viện, nhóm nghiên cứu đã lấy thêm các mẫu khác từ cùng bệnh nhân khi nhập viện: mẫu nước bọt do chính bệnh nhân thu thập và mẫu gạc mũi họng do nhân viên y tế lấy tại cùng thời điểm.
Sử dụng trình tự mồi (primer sequences) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều bản sao RNA SARS-CoV-2 trong mẫu nước bọt hơn so với trong mẫu tăm bông mũi họng (mean log copies per milliliter, 5.58; 95% confidence interval [CI], 5.09 to 6.07 của mẫu nước bọt; mean log copies per milliliter, 4.93; 95% CI, 4.53 to 5.33 của mẫu tăm bông mũi họng):
Video đang HOT
Các mẫu nước bọt cho kết quả dương tính trong vòng 10 ngày sau khi đã chẩn đoán Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với các mẫu tăm bông mũi họng. Tại thời điểm 1 đến 5 ngày sau khi chẩn đoán, có 81% (95% CI, 71-96) mẫu nước bọt dương tính, so với 71% (95% CI, 67-94) của mẫu tăm bông mũi họng. Những phát hiện này cho thấy mẫu nước bọt và mẫu tăm bông mũi họng ít nhất có độ nhạy tương tự nhau trong việc phát hiện SARS-CoV-2 trong quá trình nhập viện:
Đánh giá việc phát hiện vi rút trong các mẫu theo thời gian, mức độ của SARS-CoV-2 RNA giảm sau khi khởi phát triệu chứng ở cả hai mẫu nước bọt (độ dốc ước tính, 0,11; khoảng tin cậy 95%, 0,15 đến 0,06) và mẫu tăm bông mũi họng (độ dốc ước tính, 0,09; Khoảng tin cậy 95%, 0,13 đến 0,05):
Có ba trường hợp mẫu tăm bông mũi họng âm tính được theo sau bởi dương tính ở lần lấy mẫu tiếp theo, hiện tượng này chỉ xảy ra một lần với các mẫu nước bọt.
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có thể được phát hiện trong nước bọt của những người không có triệu chứng. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành sàng lọc 495 nhân viên y tế không có triệu chứng đồng ý tham gia vào nghiên cứu để kiểm tra cả mẫu nước bọt và mẫu dịch mũi họng.
Kết quả, 13 nhân viên y tế phát hiện thấy có SARS-CoV-2 RNA trong các mẫu nước bọt, trong đó, có 9 trường hợp lấy các mẫu tăm bông mũi họng trong cùng một ngày, và 7 cho kết quả âm tính. Xét nghiệm kiểm tra đối chiếu 13 nhân viên y tế có mẫu nước bọt dương tính tại phòng xét nghiệm chứng nhận CLIA, kết quả đều dương tính.
Sự không đồng nhất trong cách lấy mẫu tăm bông dịch mũi họng có thể là lời giải thích cho kết quả âm tính giả. Trong các mẫu bệnh phẩm do nhân viên y tế thu thập từ bệnh nhân nội trú, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự biến đổi lớn hơn về giá trị ngưỡng chu kỳ RNase P (Ct) của nhóm người lấy mẫu tăm bông mũi họng (độ lệch chuẩn, 2,89 Ct; KTC 95%, 26,53 đến 27,69) so với nhóm người lấy mẫu nước bọt (độ lệch chuẩn , 2,49 Ct; KTC 95%, 23,35 đến 24,35).
Việc lấy mẫu nước bọt của chính bệnh nhân sẽ giúp loại bỏ nhu cầu tương tác trực tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Chính sự tương tác này là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn (nút thắt cổ chai) trong quy trình làm xét nghiệm khi thực hiện với một số lượng lớn bệnh nhân và có nguy cơ gây lây nhiễm trong môi trường bệnh viện. Việc bệnh nhân tự lấy mẫu nước bọt của mình cũng làm giảm nhu cầu cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân.
TP.HCM ghi nhận 640 ca mắc tay chân miệng chỉ trong một tuần
Chỉ trong vòng một tuần, TP.HCM ghi nhận 640 ca mắc tay chân miệng. Đây là số mắc cao nhất trong tất các tuần tính từ đầu năm 2020 đến nay.
Từ đầu năm 2020 đến nay, TP.HCM ghi nhận 6.358 ca mắc tay chân miệng Ảnh minh họa
Ngày 1/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6.358 ca mắc tay chân miệng. Riêng trong tuần thứ 3 của tháng 9/2020, toàn thành phố ghi nhận 640 ca bệnh, là số mắc cao nhất trong tất các tuần tính từ đầu năm đến thời điểm này. Số ca bệnh trong tuần tăng tại 19/24 quận huyện, trong đó có 4 quận huyện ở mức độ cảnh báo.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, lây truyền qua đường tiêu hóa. Bệnh lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh.
Khả năng lây cao nhất là trong một tuần sau khi trẻ khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, virus có thể tồn tại trong cơ thể trẻ vài tuần sau đó. Bệnh dễ lây lan nhất là trong những nơi đông trẻ như trường mẫu giáo, nhóm trẻ. Hiện nay, do trẻ em, học sinh tập trung trở lại vào năm học mới, là thời điểm tay chân miệng có thể bùng phát.
Khi mắc bệnh, trẻ có biểu hiện sốt, loét miệng khiến trẻ rất đau khi ăn, nổi bóng nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi... dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện diễn biến xấu như sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc li bì, bỏ bú, nôn trớ, co giật... Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm kích thích sự ngon miệng như các loại rau có tính mát, chứa nhiều vitamin. Thức ăn nên được ray, xay thật nhỏ, mềm và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thu. Các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tránh cho trẻ các thức ăn cay, nóng, cứng. Đối với trẻ còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc còn khỏe.
Đồng thời, thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của trẻ mắc bệnh phải được xử lý đúng để bệnh không phát tán.
Điều gì xảy ra khi ngừng đánh răng? Việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày sẽ giúp vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa bệnh tật. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi không đánh răng? Không đánh răng trước khi đi ngủ Bạn có biết rằng miệng chúng ta là nơi cư trú của hàng ngàn vi khuẩn và vi khuẩn hoạt động cực mạnh về đêm...