“Nền kinh tế Việt Nam có 4 động cơ thì 3 đang trục trặc!”
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế 2017: Cơ hội cho các nhà đầu tư trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI cho rằng nếu nhìn nhận lại sức khoẻ của doanh nghiệp tư nhân thì có nhiều điều đáng ngại, chỉ có khối FDI còn mạnh.
Dẫn ra báo cáo của đại học Fullbright trước đó, ông Đậu Anh Tuấn cho biết nền kinh tế Việt Nam đang có 4 động cơ, tuy nhiên, 3 động cơ đang trục trặc, chỉ có mỗi FDI là mạnh.
Dù vậy, thời gian tới FDI có duy trì được hay không thì rất khó đoán định. Bởi lẽ, theo nhiều nghiên cứu, khảo sát, vốn FDI đổ vào Việt Nam là bởi các nhà đầu tư có chi phí rẻ.
“Trong tương lai, những điều này sẽ không còn nữa. Đất đai hết rồi, nhân công cũng không còn rẻ nữa, lại thêm câu chuyện TPP, liệu nguồn vốn FDI có còn đổ nhiều vào Việt Nam, trở thành 1 trong những động lực của Việt Nam nữa hay không”, ông Tuấn cho biết.
Cũng theo ông, bức tranh kinh tế doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn đáng ngại bởi quy mô của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang ngày càng nhỏ đi, hoạt động không hiệu quả.
Cụ thể, nếu như lao động bình quân 1 doanh nghiệp năm 2009 là hơn 40 người thì đến năm 2015 chỉ còn 26 người; Cũng theo khảo sát, 58% doanh nghiệp tư nhân không có thu nhập để nộp thuế.
Các chỉ số khác cũng đang rất đáng ngại, như là việc xuất khẩu dù tăng trưởng nhanh, nhưng xuất đi được 10 đồng thì 8 đồng thuộc khu vực có vốn nước ngoài, chỉ có 2 đồng thuộc doanh nghiệp nội, trong khi 4 năm trước tỷ lệ này là 50/50.
Video đang HOT
Báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng cho thấy năng suất của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm. Doanh nghiệp bé, không thể áp dụng được các ưu thế, do đó cứ loay hoay với bài toán phát triển…
“Chúng ta đang chú ý nhiều đến số lượng doanh nghiệp thành lập, 1 triệu doanh nghiệp là mục tiêu, nhưng phải là những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có chất lượng”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Do đó, để doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả, cơ quan quản lý cần đảm bảo quyền kinh doanh công bằng. Bởi hiện tại chính sách ban hành ra đang chỉ dành cho các ông lớn mà các doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận.
“Nếu không có các doanh nghiệp nhỏ thì sao có các doanh nghiệp lớn. Chưa kể các doanh nghiệp lớn vì không có ai cạnh tranh nên cũng không chịu đổi mới, phát triển”, ông Tuấn cho biết.
Dù vậy, không có nghĩa là doanh nghiệp lớn không gặp khó khăn. Trên thực tế, các doanh nghiệp này đang gặp nhiều bất lợi về thủ tục hành chính. Bởi lẽ, doanh nghiệp càng lớn, thủ tục hành chính càng nhiều, càng hay bị kiểm tra, thanh tra.
Nói về điều này, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên cho rằng nhiều doanh nghiệp không muốn lớn để khỏi phải phiền phức, một số khác thì tìm cách lách để không bị nhũng nhiễu mà làm ăn.
(Theo Soha News)
Xử lý taxi ngoại tỉnh "nằm vùng" ở Hà Nội bằng cách nào?
Theo qui định, các xe taxi phải thực hiện giao ca hàng ngày tại bãi đỗ xe mà doanh nghiệp đã đăng ký địa chỉ với Sở GTVT nơi mình được cấp phép. Tuy nhiên, hàng nghìn xe taxi ngoại tỉnh đang hoạt động thường xuyên ở Hà Nội không thực hiện được quy định này. Sở GTVT các tỉnh có thể căn cứ vào nội dung này để xử lý, thu hồi phù hiệu.
Taxi ngoại tỉnh đang phá vỡ qui hoạch taxi Hà Nội, góp phần làm gia tăng thêm áp lực giao thông của thành phố này (Ảnh minh họa: Nguyễn Dương).
Trước thực trạng hàng nghìn xe taxi do các tỉnh lân cận Hà Nội cấp phép như Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,... thường xuyên "tụ" về Thủ đô để kiếm khách, Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc này đang gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, phá vỡ qui hoạch taxi và làm tăng lượng phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố.
Liên quan đến nội dung trên, ông Đào Việt Long - Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) - cho biết: Trong số các điều kiện để thành lập 1 hãng taxi, có qui định các doanh nghiệp phải có bãi tập kết xe theo qui định tại địa phương nơi được cấp phép.
Cũng theo ông Long, tại Phụ lục 8a của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 qui định: Đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi và vận tải hàng hóa phải thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn phương tiện: tổng số phương tiện, số xe vận doanh bình quân, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ các phương tiện, nội dung kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện trước khi đưa xe ra hoạt động hàng ngày (bao gồm kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát hành trình xe).
"Các doanh nghiệp taxi sẽ phải đăng ký với Sở GTVT nơi mình được cấp phép về thời gian giao ca trong ngày, sáng hoặc chiều. Từ đó, Sở GTVT sẽ theo dõi qua thiết bị giám sát hành trình (GPS) xem các xe taxi có "tụ" về bãi đỗ xe của hãng mình để thực hiện công việc giao ca không, nếu không thực hiện Sở GTVT có quyền xử lý, thu hồi phù hiệu" - ông Long phân tích.
Ông Đào Việt Long thông tin thêm, theo kết quả truy xuất từ thiết bị giám sát hành trình, hàng nghìn xe taxi ngoại tỉnh chỉ hoạt động ở Hà Nội thì không thể thực hiện đúng điều kiện giao cao hàng ngày cũng như điểm đỗ được. Do đó, Sở GTVT các tỉnh có thể căn cứ vào đây để xử lý, thu hồi phù hiệu taxi nếu các doanh nghiệp vi phạm.
Về việc này, khi làm việc với PV Dân trí, đại diện lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh cho rằng rất khó để xử lý vì không có qui định về phạm vi hoạt động của xe taxi. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Sở GTVT các tỉnh đang cố tình "tiếp tay" cho xe taxi ngoại tỉnh về Hà Nội hoạt động. Bởi nếu các Sở này thực hiện nghiêm túc công tác hậu kiểm và kiểm tra thường xuyên các hãng taxi sau khi cấp phép thì sẽ không có chuyện hàng nghìn xe taxi nói trên đồng loạt về Hà Nội hoạt động như vậy.
"Thực tế là Hà Nội không cấm các xe taxi ngoại tỉnh về thành phố trả khách. Nhưng khi các doanh nghiệp đăng ký phương án hoạt động ở các tỉnh, cấp phù hiệu tỉnh đó thì để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tỉnh đó chứ không phải phục vụ cho Hà Nội" - ông Đào Việt Long nói.
Ông Long thông tin thêm, trước mắt, Sở GTVT Hà Nội đã chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp chặt chẽ với lực lượng của Công an thành phố và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các vi phạm của phương tiện taxi ngoại tỉnh theo đúng qui định.
Ngày 28/9/2016, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản số 3815/SGTVT-QLVT đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo kiểm tra các điều kiện kinh doanh vận tải đối với phương tiện taxi do Sở GTVT các tỉnh quản lý về hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội. Ngày 30/9/2016, Sở GTVT Hà Nội đã chủ động mời các Sở GTVT các tỉnh liên quan dự cuộc họp để thống nhất về công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi.
Theo số liệu thống kê của Sở GTVT Hà Nội cung cấp, hiện nay có khoảng gần 8.000 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có biển kiểm soát tại Hà Nội (chưa được cấp phù hiệu hoặc đã trả lại phù hiệu) chuyển đi Sở GTVT các tỉnh, thành phố khác quản lý và cấp phù hiệu.
Qua kiểm tra, theo dõi trên hệ thống giám sát hành trình nhiều thời điểm trong tháng 9, tháng 10 năm 2016 cho thấy: Trong danh sách các xe đã được Sở GTVT xác nhận di chuyển đi thì có 2.272 xe đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội tại tất cả các thời điểm kiểm tra, cụ thể như bảng thống kê sau:
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hưng Yên: Điều tra làm rõ vụ chồng sát hại vợ rồi tự sát Ngày 19-5, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên đang điều tra làm rõ vụ án sát hại cô giáo mầm non tại xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên vào sáng 18-5. Nạn nhân bị đâm tử vong là chị Đặng Thị Thu Hà (46 tuổi), giáo viên trường mầm non tại xã Minh Đức. Nghi can...