Nền kinh tế Ukraine èo uột, Tổng thống vẫn ngày càng giàu
Trái ngược với thực trạng nền kinh tế đang mỗi lúc một èo uột của Ukraine, Tổng thống Petro Poroshenko vẫn ngày một giàu lên một cách nhanh chóng.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (đứng giữa)
Nhà lãnh đạo của Ukraine đã nhảy lên vị trị thứ Sáu trong danh sách 100 người giàu nhất đất nước. Tổng tài sản của ông này hiện ước tính đạt 858 triệu USD.
Theo tạp chí uy tín Forbes của Mỹ, trong năm qua, tài sản của Tổng thống Poroshenko đã tăng thêm 100 triệu USD, cho phép ông này vươn lên từ vị trí thứ 8 lên vị trí thứ 6 trong danh sách những người giàu nhất Ukraine.
Tài sản của Tổng thống Poroshenko tiếp tục tăng lên trong khi tài sản của hàng loạt tỉ phú khác của Ukraine đang sụt giảm mạnh và nền kinh tế của Ukraine mỗi lúc một trở nên èo uột hơn. Hiện tại, Ukraine đang mỏi mòn chờ đợi khoản cứu trợ tài chính từ IMF.
Video đang HOT
Nhà tài phiệt Rinat Akhmetov hiện đang giữ vị trí đứng đầu trong danh sách những người giàu nhất đất nước Ukraine dù tổng tài sản của ông này đã giảm cực mạnh từ mức 4,6 tỉ USD xuống còn 2,3 tỉ USD trong năm qua.
Theo tạp chí Forbes, sự sụt giảm về giá trị tài sản của tỉ phú giàu nhất đất nước Ukraine là do giá quặng và kim loại cũng như nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến hoạt động khai thác mỏ, luyện kim đang giảm mạnh.
Tỉ phú Igor Kolomoisky với khối tài sản 1,3 tỉ USD là người giàu thứ hai Ukraine. Tạp chí của Mỹ nhấn mạnh, trong 5 năm qua, tài sản của người dầu nhất khu vực Dnipropetrovsk này đã giảm hơn 2 lần.
Bạn đồng hành của tỉ phú Kolomoisky và là đồng sở hữu tập đoàn Privat ông Gennadiy Bogolyubov cũng đã phải chật vật, khó khăn để tìm cách giữ được khối tài sản của mình ở mức 1,3 tỉ USD.
Một tỉ phú khác của Ukraine chủ của tập đoàn Interpipe ông Viktor Pinchuk đã rơi từ vị trí người giàu thứ hai xuống vị trí thứ tư do mất 300 triệu USD trong năm qua. Tài sản của ông này hiện tại ước tính còn 1,2 tỉ USD.
Tạp chí Forbes nhận định, xét về tổng thể, tài sản của 100 người giàu nhất Ukraine đã giảm 1/4, còn khoảng 20 tỉ USD. Tạp chí của Mỹ cho rằng, lý do của tình trạng trên là do sự sụt giảm về giá các nguyên liệu thô, do nhiều nhà máy ở vùng Donbass ngừng hoạt động cũng như do Ukraine mất đi thị trường to lớn là Nga.
Kiệt Linh(theo Itar Tass)
theo_VnMedia
Tổng thống Ukraine bị chỉ trích "khiếm nhã" khi nói về Nga
Reuters đưa tin Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm thứ Hai (24-8) cho hay Ukraine đang trải qua một năm vật lộn với chiến lược của Nga trong việc ngăn chặn Kiev phát triển quan hệ với các nước châu Âu.
Phát bểu trước hàng ngàn người dân tại lễ kỉ niệm 24 năm độc lập khỏi Liên Xô, ông Peroshenko nói: "Chúng ta phải chạm mốc 25 năm độc lập (trong năm 2016)" dù rằng Ukraine đang bước đi trên "tảng băng sắp đổ" dưới chân. "Chúng ta phải hiểu rằng chỉ một bước sai lầm nhỏ cũng đủ dẫn đến cái chết. Cuộc chiến vì độc lập của Ukraine vẫn tiếp diễn", ông nói.
Ông Poroshenko cũng cáo buộc 50.000 lính Nga đã áp sát biên giới Nga-Ukraine. Ngoài ra, 9.000 quân khác cũng được điều động hỗ trợ lực lương nổi dậy ly khai ở miền đông.
Nhận định rằng Ukraine đang đứng trước nguy cơ bị "xâm lược vũ trang trên diện rộng", Tổng thống Ukraine tố cáo Nga "đang có chiến lược thay thế nhằm phá hoại tình hình đất nước Ukraine". Ông còn cho rằng Moscow cũng âm mưu khiến Ukraine bất hòa với đối tác nước ngoài, cô lập nước này bằng bọn xâm lược.
Tổng thống Ukraine Petro Peroshenko phát biểu trước công chúng trong ngày Quốc Kỳ hôm 23-8, trước ngày kỉ niệm độc lập đất nước khỏi Liên Xô 24-8 (ảnh: Reuters)
Ngay sau những lời bình luận từ phía Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng đây là những lời "khiếm nhã". Không những vậy, vị này cho rằng phía Ukraine đang âm mưu phá vỡ truyền thống duy trì sự thống nhất của đất nước Nga". Điện Kremlin đến nay vẫn nhất mực phủ định quân đội Nga đang hỗ trợ lực lượng miền đông Ukraine. Và hiện nay, sau thỏa thuận ngừng bắn được thiết lập hồi tháng 2-2015 tại Minsk (Belarus), những vụ nổ súng nhỏ lẽ vẫn diễn ra và hằng ngày vẫn có người thiệt mạng. Hơn 6.500 đã chết trong cuộc đụng độ bùng phát từ hồi tháng 4-2014 đến nay. Chính vì vậy, Lavrov bày tỏ mong muốn Đức và Pháp gây áp lực yêu cầu chính quyền Kiev hành xử đúng với thỏa thuận Minsk. Đồng thời, ông kêu gọi chính phủ miền tây Ukraine nên công nhận vùng tự trị miền đông do lực lượng ly khai tiếp quản.
Hồng Phạm
Theo_PLO
Kiev sẽ giành lại quyền kiểm soát Donbass cuối năm 2015 Hãng tin Sputnik News hôm 19-7 cho hay, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang hy vọng Kiev có thể sớm giành lại quyền kiểm soát vùng Donbass trước cuối năm 2015. Tổng thống Poroshenko hôm 19-7 khẳng định, Kiev đã hoàn thành phần cam kết của mình trong thỏa thuận Minsk và hy vọng sẽ giành lại quyền kiểm soát khu vực Donbass...