Nền kinh tế toàn cầu chuẩn bị cho ‘cú sốc vĩ mô’ hậu bầu cử Mỹ
Theo tờ Financial Times, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khiến cả châu Âu và châu Á lo ngại, khi các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp giờ đây phải đối mặt với sự chuyển dịch sang hướng bảo hộ thương mại do Mỹ dẫn đầu.
Cảng hàng hóa Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Các quốc gia xuất khẩu của châu Âu, dẫn đầu là Đức, sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu ông Trump thắt chặt các hạn chế thương mại như đã tuyên bố.
Chủ tịch Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức), Moritz Schularick, mô tả nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump sẽ là “thời khắc kinh tế khó khăn nhất” trong lịch sử hậu chiến của Đức. Ông cho rằng Đức đã không chuẩn bị để đối phó với những thách thức về chính sách thương mại mà nước này sẽ sớm phải đối mặt.
Tuy nhiên, những tác động đối với nền kinh tế toàn cầu không đến ngay lập tức và cũng không đơn giản.
Nhiều nhà phân tích kỳ vọng tuyên bố của ông Trump về việc giảm kéo dài vĩnh viễn Đạo luật Giảm thuế năm 2017 đối với các tập đoàn và người giàu sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Theo ông Innes McFee tại tổ chức nghiên cứu và dự báo kinh tế Oxford Economics (Anh), các biện pháp kích thích tài khóa có thể chiếm ưu thế và là một điểm tích cực nhỏ trong tương lai gần.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt trong ngày sau chiến thắng quyết định của ông Trump khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào triển vọng giảm thuế doanh nghiệp và bãi bỏ quy định.
Nếu ông Trump thực hiện kế hoạch áp mức thuế 20% đối với các nhà xuất khẩu ngoài Trung Quốc, quốc gia có thể bị áp mức thuế 60%, điều này sẽ làm tăng khả năng về các biện pháp thương mại đáp trả có thể làm chệch hướng thương mại. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều tháng nữa trước khi các chi tiết về chính sách thương mại của ông Trump được công bố.
Ông McFee nhận định tác động tới phần còn lại của thế giới sẽ phụ thuộc vào quyết định cuối cùng về chế độ thuế quan của Mỹ.
Ông Peter Sand, nhà phân tích trưởng tại công ty phân tích dữ liệu vận chuyển Xeneta (Na Uy), nhận định giá cước vận chuyển sẽ tăng mạnh khi các công ty đổ xô gửi hàng đến Mỹ trước lễ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1.
Ông Sand cho biết phản ứng theo quán tính của các hãng vận chuyển Mỹ sẽ là nhập khẩu trước khi ông Trump áp mức thuế mới, nếu có kho bãi và hàng hóa để vận chuyển, từ đó quản lý rủi ro trong ngắn hạn.
Advertisements
X
Trong một dấu hiệu cho thấy áp lực dài hạn trước sự dịch chuyển sang hướng bảo hộ thương mại của Mỹ, cổ phiếu của các công ty vận chuyển toàn cầu đã giảm trong ngày 6/11. Cổ phiếu của tập đoàn vận chuyển container lớn thứ hai thế giới, Maersk, giảm 7,6%, trong khi Hapag-Lloyd giảm 5,8%.
Các dự báo của Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF) cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng lớn quyết định về thuế của ông Trump nhằm vào một phần đáng kể thương mại toàn cầu.
Trong dự báo vào tháng trước, IMF cho biết thuế quan, cùng với phần còn lại của chương trình nghị sự kinh tế của ông Trump, gồm việc thắt chặt các quy định về nhập cư, gia hạn cắt giảm thuế và tăng chi phí vay toàn cầu, sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 0,8% trong năm 2025 và 1,3% vào năm 2026.
Ông Krishna Guha, Phó Chủ tịch Evercore ISI (Mỹ), nhận định “cú sốc vĩ mô” đến từ chiến thắng của ông Trump sẽ có những tác động trái chiều mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu, với việc Mỹ ghi nhận lạm phát và tăng trưởng cao hơn, trong khi các quốc gia khác chịu tình trạng giảm phát và sản lượng giảm.
Ông Hildegard Mller, người đứng đầu hiệp hội thương mại ô tô Đức, cho biết các nhà sản xuất đối mặt áp lực rất lớn phải di dời sản xuất từ châu Âu sang Mỹ.
Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế Cologne, Michael Hther, cảnh báo các công ty Đức cần chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại tốn kém ngay từ bây giờ.
Ireland (Ai-len), nơi các công ty công nghệ và dược phẩm lớn của Mỹ có những hoạt động quan trọng hoặc đặt trụ sở chính, cũng có mối quan hệ thương mại rất lớn với Mỹ.
Nhà kinh tế trưởng tại Viện Các vấn đề quốc tế và châu Âu, Dan O’Brien, cho biết đây thực sự là vấn đề lớn đối với nền kinh tế Ireland. Ông cho biết thêm việc áp thuế quan trên diện rộng là rủi ro lớn nhất trong ngắn hạn đối với nền kinh tế Ireland.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), châu Âu dường như rất dễ bị tổn thương, khi Mỹ chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của khối vào năm ngoái. Với 502 tỷ euro (538 tỷ USD), xuất khẩu của Liên minh châu Âu (EU) lớn hơn 46% so với lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ khu vực.
Các nhà kinh tế tại ngân hàng ABN Amro (Hà Lan) cảnh báo thuế quan mà ông Trump áp đặt sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vốn đã mong manh, với rủi ro tăng trưởng giảm và lạm phát tăng đáng kể.
Kết quả sẽ là lãi suất thấp hơn tại khu vực và chênh lệch lãi suất giữa EU và Mỹ sẽ lớn hơn.
Trong khi hầu hết các cổ phiếu của các doanh nghiệp châu Âu đều mất giá, giá cổ phiếu của Raiffeisen Bank International (Áo), ngân hàng phương Tây lớn nhất vẫn đang hoạt động tại Nga, vượt trội trong chỉ số ngân hàng Euro Stoxx, khi tăng hơn 6%. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump liên tục tuyên bố ông có thể nhanh chóng chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Những tác động ở những nơi khác sẽ phụ thuộc vào mức độ ông Trump theo đuổi chương trình nghị sự chống toàn cầu hóa của mình.
Các nhà xuất khẩu châu Á phải chịu nhiều rào cản thương mại hơn, trong khi nền kinh tế vốn đã yếu của Trung Quốc sẽ phải chịu tổn thất nghiêm trọng nếu ông Trump tiếp tục kế hoạch áp thuế 60% đối với tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.
Các nhà phân tích tại Citigroup lập luận cảnh báo áp thuế 60% đối với Trung Quốc giống như một “con bài mặc cả” hơn là một rủi ro thực sự.
Mexico, quốc gia đã vượt Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ, cũng dễ bị tổn thương mặc dù đã ký một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ và Canada trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Ông Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế, gồm mức thuế 200% đối với ô tô nhập khẩu từ Mexico, trừ phi nước láng giềng phía nam hạn chế dòng người di cư qua biên giới.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda ngày 6/11 cảnh báo về tác động cực kỳ lớn đến hoạt động xuất khẩu của họ sang Mỹ từ các nhà máy ở Mexico nếu ông Trump thực hiện cam kết trên.
Đối với các đối tác thương mại của Mỹ, viễn cảnh trước mắt là một đợt bất ổn gia tăng kéo dài khi nền kinh tế quan trọng nhất thế giới trải qua sự thay đổi mang tính lịch sử.
Nhà kinh tế tại Ngân hàng Berenberg (Đức), Holger Schmieding, cho rằng những động thái điều chỉnh về chính sách kinh tế, thương mại của ông Trump luôn khó đoán, vì vậy không thể thực sự đán.h giá được ông sẽ thực hiện những cam kết nào trong số các tuyên bố không phải luôn nhất quán trong chiến dịch tranh cử của mình.
Chiến thắng của ông Trump sẽ tác động như thế nào đối với kinh tế toàn cầu
Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc đua trở lại Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ hai được dự báo sẽ có tác động kinh tế đối với phần còn lại của thế giới một cách sâu sắc và khá cấp bách.
Video đang HOT
Ông Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử ở Grand Rapids, bang Michigan ngày 20/7/2024. Ảnh: AP/TTXVN
Khi liên tiếp đón nhận những lời chúc mừng từ các nhà lãnh đạo thế giới, ông Trump đã tuyên bố vào ngày 6/11 rằng ông đã được trao "quyền lực" để lãnh đạo đất nước. Nếu ông chỉ thực hiện một phần nhỏ trong số các cam kết của mình - từ áp thuế quan thương mại cao hơn đến bãi bỏ quy định cho phép khoan dầu nhiều hơn và đưa ra nhiều yêu cầu hơn đối với các đối tác NATO của Mỹ - thì áp lực đối với tài chính chính phủ, lạm phát, tăng trưởng kinh tế và lãi suất sẽ được cảm nhận ở mọi ngóc ngách của thế giới.
Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng đã bảo đảm kiểm soát Thượng viện và đang đạt được những bước tiến tại Hạ viện, có khả năng giúp tổng thống dễ dàng hơn trong việc lập pháp các đề xuất của mình và thúc đẩy các cuộc bổ nhiệm quan trọng.
Ảnh hưởng với nước Mỹ và thế giới
"Các cam kết về tài chính của ông Trump thực sự gây rắc rối - đối với nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu - vì chúng có thể sẽ mở rộng đáng kể thâm hụt vốn đã quá mức trong khi đ.e dọ.a làm suy yếu các thể chế quan trọng", Erik Nielsen, Cố vấn kinh tế trưởng của Tập đoàn UniCredit, nhận xét.
Ông Nielsen cũng cho rằng, thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng đứng trước nguy cơ nghiêm trọng do những thay đổi chính sách tiềm tàng, và từ đó kéo theo sự ổn định tài chính toàn cầu.
Theo các chuyên gia kinh tế, thuế nhập khẩu, bao gồm mức thuế quan phổ cập 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia nước ngoài và thuế quan 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, là một chính sách then chốt của ông Trump và có khả năng sẽ có tác động toàn cầu lớn nhất.
Thuế quan cản trở thương mại toàn cầu, làm giảm tăng trưởng cho các nhà xuất khẩu và gây áp lực lên tài chính công của tất cả các bên liên quan. Chúng có khả năng làm tăng lạm phát ở Mỹ, buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải hành động với chính sách tiề.n tệ chặt chẽ hơn.
Cổ phiếu tại Mỹ đóng cửa đã tăng mạnh trong một đợt tăng giá rộng rãi vào ngày 5/11 sau khi các dữ liệu báo hiệu một nền kinh tế vững chắc.
Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF) đã mô tả tăng trưởng toàn cầu hiện nay là yếu, với hầu hết các quốc gia đều có sự mở rộng "yếu ớt". Trong bối cảnh đó, một tác động tiếp theo đối với thương mại toàn cầu có khả năng gây ra rủi ro sụt giảm đối với mức dự báo tăng trưởng GDP 3,2% của quỹ này cho năm tới.
Các công ty chủ yếu chuyển chi phí nhập khẩu sang khách hàng, vì vậy thuế quan có khả năng gây lạm phát cho người mua ở Mỹ, buộc Fed phải giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn hoặc thậm chí đảo ngược hướng đi và tăng chi phí đi vay một lần nữa.
Điều này thậm chí còn có khả năng xảy ra hơn nếu ông Trump giữ nguyên các cam kết về chi tiêu và thuế - hành động có thể làm tăng nợ của Mỹ thêm 7,75 nghìn tỷ USD cho đến năm 2035, theo Ủy ban Ngân sách Liên bang có Trách nhiệm, một ủy ban phi đảng phái.
"Lạm phát cao hơn sẽ gây áp lực lên nhu cầu trong nước, đặc biệt là khi nó đòi hỏi phải có phản ứng chính sách tiề.n tệ hạn chế, với tác động tiêu cực đến tăng trưởng", chuyên gia Anis Bensaidani tại BNP Paribas cho biết.
Giao dịch đồng USD tại Rawalpindi, Pakistan. Ảnh: THX/TTXVN
Các thị trường mới nổi gặp khó
Đối với các thị trường mới nổi phụ thuộc vào nguồn quỹ bằng USD, sự kết hợp chính sách như vậy sẽ khiến chi phí vay nợ trở nên đắt đỏ hơn, gây ra tác động kép lên lượng hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất (do tăng thuế quan).
Lực tác động đẩy lạm phát của Mỹ lên cao cũng có thể gây áp lực lên giá cả ở những nơi khác, đặc biệt là nếu ông Trump áp thuế quá cao đối với Trung Quốc như ông đã hứa.
Là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang rất muốn phục hồi tăng trưởng, vì vậy họ có thể tìm kiếm thị trường mới cho hàng hóa bị ép ra khỏi Mỹ và bán phá giá sản phẩm ở nơi khác, đặc biệt là châu Âu.
Các ngân hàng trung ương có thể sẽ phản ứng nhanh chóng vì tâm lý kinh doanh (đặc biệt là đối với các nền kinh tế mở phụ thuộc vào thương mại) sẽ nhanh chóng xấu đi.
Chuyên gia Greg Fuzesi tại JP Morgan cho biết: "Ngay cả trước khi các cuộc khảo sát giảm, ECB (Ngân hàng trung ương châu Âu) có thể đẩy nhanh việc cắt giảm lãi suất xuống mức trung tính 2% và khi các chính sách thuế quan của Mỹ trở nên rõ ràng hơn, việc cắt giảm lãi suất xuống mức dưới trung tính là hợp lý". (lãi suất trung tính là mức lãi suất không có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng không gây áp lực suy giảm tăng trưởng).
Các chính phủ trên thế giới cũng có khả năng trả đũa bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào của Mỹ, qua đó kìm hãm thương mại hơn nữa và cắt giảm sâu hơn vào tăng trưởng toàn cầu.
Lãi suất cao của Fed và chi phí vay thấp hơn ở những nơi khác cũng sẽ thúc đẩy đồng đô la Mỹ gây ra nhiều đa.u đớ.n hơn nữa cho các thị trường mới nổi vì hơn 60% nợ quốc tế được tính bằng USD. (Và bằng chứng là giá trị đồng euro và đồng yên đã giảm 1,5% qua đêm 5/11).
Mexico có thể là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau những phát ngôn của ông Trump về việc đóng cửa biên giới, trong lúc triển vọng kinh tế trong nước đang xấu đi.
"Mexico có nguy cơ cao nhất", chuyên gia Jon Harrison của TSLombard cho biết, khi đồng peso Mexico giảm 3% so với USD ngày 5/11.
Mexico đặc biệt dễ bị tổn thương vì căng thẳng thương mại và các mối đ.e dọ.a trục xuất có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề trong nước như hoạt động của các băng đảng và việc chính phủ không kiềm chế được bạo lực - theo ông Harrison.
Trong khi đó, cũng có những nước được hưởng lợi, và một trong số đó là Brazil, đắc lợi từ hoạt động thương mại lớn hơn với Trung Quốc vì Bắc Kinh đã thay thế toàn bộ đậu nành nhập khẩu từ Mỹ bằng đậu nành Brazil khi căng thẳng thương mại bùng phát trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump.
Theo Al Jazeera, Ngân hàng Thụy Sĩ UBS ước tính rằng mức thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và mức thuế phổ cập 10% sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu 1% vào năm 2026.
Một nghiên cứu của các nhà phân tích tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London đã dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ giảm 0,68% và GDP của Liên minh châu Âu sẽ giảm 0,11%. Trong khi đó, Ấn Độ, Indonesia và Brazil sẽ chứng kiến GDP giảm lần lượt 0,03%, 0,06% và 0,07%, theo nghiên cứu này.
Châu Âu trước áp lực tài chính
Châu Âu cũng có thể chịu thêm đòn giáng của chi phí quốc phòng tăng nếu ông Trump giảm hỗ trợ cho NATO.
Châu lục này đã dựa vào sự hiện diện của quân đội Mỹ kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai và khi cuộc xung đột ở Ukraine vẫn chưa có hồi kết, châu Âu sẽ buộc phải lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào do một cuộc rút lui tiềm tàng của Mỹ để lại.
Nhưng nợ chính phủ ở châu Âu đã đạt mức gần 90% GDP, do đó, nền tài chính bị căng thẳng và các chính phủ sẽ phải vật lộn để kích thích nền kinh tế đang chịu nhiều rào cản thương mại trong khi vẫn phải rót tiề.n cho chi tiêu quân sự.
Tương lai những vụ án nhằm vào ông Trump Cuộc trở lại Nhà Trắng một cách phi thường của ông Trump chắc chắn sẽ tác động đến bốn vụ án hình sự đang nhằm vào ông. Ông Trump ra trình diện tại tòa án quận Manhattan, bang New York vào ngày 2/10/2023. Ảnh: TTXVN phát Chiến thắng vang dội của ứng cử viên Donald Trump, người sẽ một lần nữa đảm nhiệm...