Nền kinh tế Mỹ đang mất hàng tỷ đô la vì lượng du học sinh giảm
Lượng sinh viên quốc tế đến học tập tại Mỹ đang ngày càng giảm xuống. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến các trường đại học và nền kinh tế nước này.
Theo ước tính từ Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA), sự suy giảm liên tục trong tuyển sinh sinh viên quốc tế kể từ năm 2016 đã khiến nền kinh tế Mỹ mất 11,8 tỷ đô la và hơn 65.000 việc làm.
“Có nhiều biến số, nhưng chủ yếu là chính sách từ chính quyền đã thúc đẩy các con số theo hướng đó”, Rachel Banks, giám đốc chính sách công tại NAFSA nói.
Các sinh viên quốc tế cho rằng việc xin thị thực vào Mỹ là khó khăn hơn và họ ngày càng cảm thấy không an toàn ở Mỹ, dữ liệu khảo sát NAFSA cho thấy.
“Không chỉ các chính sách chống người nhập cư của chính quyền này mà còn có cả những mối lo ngại về bạo lực súng đạn ở Mỹ”, Banks nói. “Đã có một số vụ nổ súng xảy ra và được báo cáo trên toàn thế giới. Phụ huynh chắc chắn tính đến tất cả những điều này khi họ nghĩ đến một nơi cho con đi học”.
Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ, số sinh viên quốc tế mới giảm 0,9% trong năm học 2018-2019, sau khi giảm 6,6% số lượng ghi danh mới trong năm trước đó. Điều này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ chứng kiến sự suy giảm trong vòng ba năm.
Nền kinh tế Mỹ đang mất hàng tỷ đô la vì lượng du học sinh giảm (Ảnh minh họa)
Việc sụt giảm lượng sinh viên quốc tế gây ảnh hưởng tới tài chính các trường. Tại California State University Northridge, việc giảm sinh viên quốc tế từ năm 2016-2019 đã dẫn đến việc mất 26% doanh thu khoảng 6,5 triệu đô la.
Hơn một triệu sinh viên quốc tế hiện đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học Mỹ đã đóng góp gần 41 tỷ đô la cho nền kinh tế Mỹ và hỗ trợ 458.290 việc làm trong năm học 2018-2019.
Sinh viên quốc tế có ý nghĩa rất lớn đối với ngân sách của trường vì nhiều trường cao đẳng và đại học thu học phí cao hơn từ họ.
Tại trường cao đẳng ở bang Washington, sinh viên quốc tế phải trả khoảng 10.000 đô la một năm học phí, trong khi sinh viên trong tiểu bang phải trả khoảng 5.000 đô la.
Video đang HOT
Trường cao đẳng ở Port Angeles, Washington đã giảm 25% số lượng sinh viên quốc tế trong 2 năm qua. Trường cũng phải cắt giảm 13 vị trí và hủy các chương trình do thâm hụt 800.000 đô la, chủ yếu là do thu hẹp số lượng sinh viên ghi danh học
Luke Robins, Chủ tịch của Peninsula College cho rằng, một số yếu tố góp phần vào sự suy giảm, bao gồm đồng đô la Mỹ đang ở mức cao gần như lịch sử so với các loại tiền tệ khác. Điều này có thể đã khuyến khích sinh viên quốc tế chọn các quốc gia khác trên Hoa Kỳ.
“Nhưng yếu tố quan trọng nhất là chính trị”, Jack Huls – Phó chủ tịch phụ trách dịch vụ sinh viên tại Peninsula College nói. Ở những quốc gia mà trường có truyền thống tuyển sinh quốc tế mạnh mẽ, ví dụ như Trung Quốc, việc sinh viên lấy visa trở nên khó khăn hơn.
“Trong khi, các quốc gia như Canada, Úc và Trung Quốc đã phát triển các chiến lược để thu hút các sinh viên tới học”, Banks nói.
Trường Giang
Theo CNN Business/vietnamnet
Sóng gió bủa vây tứ phía, Tổng thống Trump làm thế nào thoát ải cam go hiện tại?
Với tính khí thất thường, bốc đồng, rất khó để dự đoán Tổng thống Trump sẽ tung ra các cú phản đòn gì để thoát khỏi tình thế cam go hiện tại.
Trong một dòng tweet đăng tải hồi tháng 6, Tổng thống Trump hồ hởi khẳng định với cử tri Mỹ rằng nền kinh tế xứ cờ hoa hiện tại là nền kinh tế tuyệt vời nhất trong lịch sử.
Tuyên bố này được đưa ra không lâu sau khi các con số thống kê cho thấy tính đến tháng 6/2019, GDP Mỹ tăng liên tục 121 tháng, vượt qua kỷ lục 120 tháng của giai đoạn 1991-2001. Phải lâu lắm rồi sau thời kỳ Đại suy thoái, kinh tế Mỹ mới tăng trưởng trong một thời gian ổn định đến vậy.
Thế nhưng gió bắt đầu đổi chiều từ đầu tháng 8 khi manh nha xuất hiện các cảnh báo kinh tế Mỹ đang đứng trước bờ vực suy thoái mà nguyên do phần lớn xuất phát từ các diễn biến leo thang trong thương chiến Mỹ-Trung.
Với người lấy sức mạnh kinh tế là vốn liếng cho cuộc bầu cử năm tới, các cảnh báo này chẳng khác nào một giáng điếng người với ông Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty)
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy cứ 10 cử tri thì có tới 6 người không đánh giá cao sự thể hiện của ông Trump trên cương vị Tổng thống cho tới thời điểm hiện tại. Nhưng hầu hết đều hài lòng với làn gió mới ông thổi vào nền kinh tế đất nước và sẵn sàng bỏ qua cho các nhiễu loạn trong các chính sách đối nội, đối ngoại của vị Tổng thống với tính khí thất thường.
Vậy nên, khi lợi thế đó đang dần mất đi, ông Trump thừa hiểu niềm tin mà ông cấy vào các cử tri rằng bản thân là người duy nhất có thể nối dài đà tăng trưởng có thể trở nên phai nhạt.
Để cứu vãn tình hình, ông hoãn áp thuế với một số mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc để bảo vệ người tiêu dùng khi chuẩn bị vào mùa mua sắm dịp Giáng sinh, gỡ bỏ thuế đối với hơn 400 mặt hàng của Bắc Kinh bị Washington áp thuế hồi năm ngoái.
Ông cũng tìm cách trấn an người dân khi khẳng định: "Chúng tôi đang làm rất tốt, người tiêu dùng Mỹ đang rất nhiều tiền, hàng hóa của Walmart cao tới nóc. Chúng tôi sẽ không suy thoái, dù thế giới đang bị suy thoái ngay lúc này".
Bất chấp khẳng định đó, nỗi lo suy thoái vẫn chưa vơi bớt, các nhà đầu tư và người tiêu dùng lo sợ bóng ma của cuộc Đại suy thoái cách đây 1 thập kỷ quay trở lại ám ảnh nước Mỹ.
Nhiều người chờ đợi vào vòng đàm phán Mỹ-Trung mới vào tuần tới để tìm kiếm những tia hy vọng sau chuỗi ngày chỉ nhận được các thống kê ảm đạm về các chỉ số kinh tế nghèo nàn. Ông Trump có lẽ cũng vậy.
Nhưng khi còn đang bận tìm cách vực dậy nền kinh tế, sóng gió liên tục ập tới với chính quyền Trump.
Giữa tháng 9, Cố vấn An ninh Nhà Trắng John Bolton từ chức. Bộ máy chính quyền chắp vá từ sau hàng loạt sự ra đi của các quan chức Nhà Trắng như Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis, Giám đốc Cơ quan Mật vụ Randolph Alles, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế Kevin Hasset... nay lại càng thêm mỏng manh sau sự ra đi của ông Bolton.
Vài tuần sau đó, bê bối chính trị nghiêm trọng nhất kể từ ngày lên nắm quyền ập đến với nhà lãnh đạo Mỹ. Đảng Dân chủ tuyên bố mở cuộc điều tra với cáo buộc ông Trump lạm dụng quyền lực để gây áp lực buộc Ukraine điều tra cựu phó Tổng thống Joe Biden và con trai trong cuộc điện đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky hồi tháng 7. Cuộc điều tra khiến ông Trump đối mặt với nguy cơ trở thành Tổng thống thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội.
Tổng thống Trump từng nhẹ nhàng bước qua các bê bối trong quá khứ nhưng cuộc điều tra lần này hoàn toàn khác với các cuộc điều tra mơ hồ và không có mục đích rõ ràng trước đây.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Polesi từng nhất mực phản đối luận tội vì lo chia rẽ trong đảng Dân chủ nhưng việc bà bất ngờ hồi tâm chuyển ý chứng tỏ nữ chính trị gia kỳ cựu tin tưởng vào phần thắng trong tay mình.
Trong các cuộc thăm dò mới đây, tỷ lệ ủng hộ luận tội Tổng thống Trump tăng mạnh lên mức gần 50%, cao hơn nhiều so với các cuộc khảo sát trước đó.
Những con số biết nói đó cùng tình thế ngặt nghèo, khó khăn bủa vây tứ phía đang đẩy ông Trump vào những ngày tháng khó khăn nhất kể từ khi nhậm chức.
Dù vậy, nhiều người tin rằng vị Tổng thống Mỹ thứ 45 vẫn sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi vũng lầy và đưa mình thoát ra khỏi vùng tối trong sự nghiệp. Bản ghi mà Nhà Trắng công khai về cuộc điện đàm cho thấy ông Trump không hề lấy bất cứ thứ gì ra để ép buộc Kiev điều tra cha con ông Biden. Thương chiến với Trung Quốc có thể sẽ có những biến chuyển tích cực nếu vòng đàm phán vài ngày tới đưa ra kết quả thuận lợi. Ông Bolton ra đi nhưng ông Trump vẫn còn đó những thân tín sát cánh bên mình như Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, luật sư cá nhân Rudy Giuliani.
Nhưng không ít người quan ngại với tính cách bốc đồng của mình và thói quen "quăng bom" lên Twitter, ông Trump có thể nối dài thêm những tranh cãi và chưa kể sẽ tự dâng thêm các cơ hội để đảng Dân chủ luận tội mình.
Trong dòng tweet hôm 29/9, 4 ngày sau khi đảng Dân chủ tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội, ông dẫn lại một loạt tweet của mục sư truyền giáo Robert Jeffress, người từng khẳng định nếu Tổng thống bị phế truất, nước Mỹ sẽ phải chịu một vết gãy nứt giống như nội chiến mà họ sẽ không bao giờ chữa lành.
"Nếu đảng Dân chủ thành công trong việc loại bỏ Tổng thống (điều mà họ không bao giờ làm được), nó sẽ gây ra một cuộc nội chiến như một vết gãy nứt trong nước Mỹ mà đất nước chúng ta sẽ không bao giờ chữa lành", ông Trump viết trên Twitter.
Giáo sư John Coates tới từ Đại học Luật Harvard cho rằng dòng tweet này có thể trở thành một căn cứ để luận tội Tổng thống Trump dù không nhiều người đồng tình với ông.
Cũng chỉ mới đây vài ngày, ông bất ngờ đề nghị Trung Quốc điều tra cha con ông Biden. Mục đích của lời kêu gọi này được cho là nỗ lực của nhà lãnh đạo Mỹ để chứng minh yêu cầu điều tra ông Biden trong cuộc điện đàm gây tranh cãi với người đồng cấp Ukraine hồi tháng 7 là bình thường.
Nhưng Thượng nghị sĩ Mitt Romney chỉ trích lời cậy nhờ Trung Quốc là hành động "sai lầm" và "kinh khủng".
"Khi một công dân Mỹ như Tổng thống Trump kêu gọi Trung Quốc điều tra ông Biden - đối thủ chính trị, ứng cử viên đề cử của đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử năm 2020, thì không có lý do gì khác ngoài động cơ chính trị", ông Romney viết trên Twitter.
Tính cách thất thường của Tổng thống Trump khiến các cú phản đòn của ông trở nên khó đoán. Do đó, không thể dự đoán trước được bất cứ điều gì xảy ra.
Chỉ có một điều chắc chắn, cuộc đua tới Nhà Trắng vào năm tới sẽ còn rất nhiều bất ngờ không thể đoán định.
SONG HY
Theo VTC
Giải mã tên gọi thành phố Nelson, New Zealand qua từ điển của du học sinh Việt Nelson là thành phố lâu đời nhất New Zealand và nằm ở Đảo Nam xứ Kiwi. Không chỉ có nền văn hóa độc đáo, nền giáo dục hiện đại, Nelson còn có rất nhiều điều thú vị để thu hút sinh viên quốc tế. Cùng khám phá Nelson qua chính cái tên của nó, bạn sẽ hiểu vì sao thành phố này lại...