Nên kiểm toán các BOT có doanh thu sụt giảm trước khi xem xét tăng phí
Bộ GTVT vừa có đề xuất tăng phí nhiều dự án BOT giao thông do doanh thu sụt giảm không đảm bảo phương án tài chính. Trước đề xuất này, nhiều ý kiến cho rằng, trước khi tăng phí, cần phải kiểm toán để làm rõ doanh thu thực tế của các BOT có đúng là sụt giảm như báo cáo hay không.
Bộ GTVT cần làm sáng tỏ doanh thu thực tế tại các BOT giao thông hiện nay.
Lưu lượng xe ôtô ngày càng tăng cao
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số của toàn thị trường ôtô luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua. Riêng tháng 3.2019, số lượng xe bán ra đạt hơn 32.000 xe (tăng 160% so với tháng trước và tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái).
Trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo VAMA cho biết, từ khi thành lập từ năm 2000 đến nay, VAMA thực hiện việc tổng hợp dữ liệu bán hàng của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam và nhận thấy có sự tăng trưởng nhanh chóng, số lượng xe bán ra năm sau luôn cao hơn năm trước.
Cao tốc TPHCM – Trung Lương thường xảy ra ùn tắc do lưu lượng xe ngày càng tăng cao. Ảnh: Huân Cao
Doanh thu nhiều BOT giao thông sụt giảm so với phương án tài chính
Video đang HOT
Theo Bộ GTVT, đến thời điểm này, có 37 dự án BOT tới hạn tăng phí từ 12-18% theo lộ trình. Trong 37 dự án BOT đề xuất tăng phí, có 25 dự án có doanh thu thực tế giảm so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT. Nếu không có giải pháp kịp thời, 25 dự án trên có nguy cơ bị phá vỡ phương án tài chính.
Một số dự án BOT được xem là hụt thu năm 2018 so với phương án tài chính như: Dự án mở rộng Quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh Bình Định (doanh thu chỉ đạt 49% dự báo trong hợp đồng BOT); dự án mở rộng Quốc lộ 1, đoạn tránh TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (doanh thu đạt 77%); dự án mở rộng Quốc lộ 1 và tuyến tránh TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (doanh thu đạt 76%)…
Theo Bộ GTVT, nguyên nhân sụt giảm của các BOT trên là do một số địa phương đầu tư dự án giao thông chạy song hành với tuyến đường BOT. Đồng thời, các phương tiện vận tải cố ý tránh trạm thu phí, kế hoạch phát triển của địa phương không đúng dự báo làm giảm lưu lượng xe, một số trạm BOT có số lượng sử dụng vé tháng lớn nên làm doanh thu các trạm giảm.
Lượng xe ngày càng tăng cao nên thường gây ùn ứ trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Ảnh: Huân Cao
Nên kiểm toán các BOT có doanh thu sụt giảm
Sáng 11.6, trao đổi với PV báo Lao Động, TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho rằng, trước khi tăng phí cho các BOT sụt giảm, cần phải Thanh tra, Kiểm toán để làm rõ doanh thu thực tế của của các BOT này có đúng là sụt giảm như báo cáo không.
Theo ông Bá, dư luận có quyền nghi ngờ sự thiếu minh bạch trong các dự án BOT, từ lập dự án đến việc thực hiện dự án để thu hồi vốn. Kiểm toán Nhà nước từng kiến nghị giảm 222 năm thu phí tại các BOT, như vậy nếu không có kiểm toán thì người dân phải trả phí thêm tới 222 năm.
“Chỉ có Kiểm toán Nhà nước vào cuộc mới trả lời được BOT đó có công khai, minh bạch về doanh thu và có sụt giảm doanh thu như đã báo cáo hay không” – TS Trần Đình Bá nói.
Đồng tình với quan điểm này, TS Ngô Viết Nam Sơn – chuyên gia quy hoạch giao thông cho biết, ngoài những nguyên nhân mà Bộ GTVT nêu dẫn đến sụt giảm doanh thu, Bộ GTVT cần làm rõ có hay không doanh thu giảm là do yếu kém trong công tác quản lý khai thác, hoặc có sự che giấu doanh thu của chủ đầu tư, vì trên thực tế đã có BOT TPHCM – Trung Lương từng khai thấp doanh thu để trốn thuế.
“Bộ GTVT nên làm sáng tỏ doanh thu thực của các BOT đang sụt giảm hiện nay, cần thiết thì mời cả Thanh tra, Kiểm toán, Công an vào cuộc để xem việc sụt giảm đấy có đúng không. Khi nào có kết quả thực của sự sụt giảm này, mới tính đến phương án tăng phí hay kéo dài thêm thời hạn thu phí” – TS Sơn nói.
CAO HUÂN
Theo Laodong
7 ôtô đâm liên hoàn, cao tốc TP.HCM - Trung Lương ùn tắc
Xe tải nổ lốp dừng bất ngờ trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương khiến 7 ôtô lưu thông phía sau không kịp né tránh. Tai nạn liên hoàn làm cao tốc ùn tắc cục bộ.
Hiện trường vụ 7 ôtô tông liên hoàn trên cao tốc 7 ôtô trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương va chạm liên hoàn khi không kịp tránh xe tải nổ lốp dừng bất ngờ phía trước.
8h sáng 8/6, ôtô 7 chỗ biển số TP.HCM lưu thông trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương theo hướng từ thành phố đến Tiền Giang. Đến địa phận xã Tân Lý Đông (huyện Châu Thành, Tiền Giang), xe này phát hiện ôtô tải biển số 66C lưu thông phía trước bị nổ lốp nên phanh gấp.
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc. Ảnh: Anh Minh.
Hai ôtô 16 chỗ lưu thông phía sau không kịp tránh, xe sau tông vào đuôi xe trước.
4 ôtô khác lưu thông cùng chiều (gồm ôtô 7 chỗ, ôtô 16 chỗ và 2 xe khách) cũng tông vào nhau sau tình huống bất ngờ này.
Tại hiện trường, phần đầu và phần sau của các ôtô bị hư hỏng, kính chắn gió phía trước bị vỡ. Sự cố không gây thương vong về người nhưng khoảng 100 hành khách đi trên các ôtô hoảng sợ.
Vụ tai nạn liên hoàn khiến các xe xếp hàng dài trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Ảnh: Anh Minh.
Vụ tai nạn liên hoàn gây ùn tắc giao thông trên cao tốc, hướng từ TP.HCM đi Tiền Giang.
Cảnh sát đã đến địa điểm xảy ra tai nạn để điều tiết giao thông, khám nghiệm hiện trường làm rõ nguyên nhân.
Tuyến cao tốc qua xã Tân Lý Đông (khoanh đỏ). Ảnh : Google Maps.
Theo Zing.vn
Dùng chung trạm thu phí Bắc Hải Vân cho 2 dự án BOT giao thông Ban Quản lý dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân (Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư) vừa cho biết, Bộ GTVT đã có quyết định cho sử dụng chung Trạm thu phí Bắc Hải Vân (đóng tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) cho 2 dự án BOT giao thông....