Nên hiểu kỹ hơn: Chụp CT để làm gì?
Cũng như mọi phương tiện khác, chụp CT Scanner không phải cây đũa thần cho tất cả các bệnh, nó chỉ thực sự cần thiết khi bệnh nhân biết sử dụng đúng và khi thầy thuốc chỉ định đúng.
Hiện nay, đến bệnh viện chúng ta đã khá quen với với một y lệnh “cho đi chụp CT (xiti)”, nhưng để thực sự hiểu được ứng dụng kỹ thuât này sao cho đúng cũng cần biêt đôi điều cơ bản.
Nguyên văn tiếng Anh kỹ thuật chụp này là CT Scanner, có nghĩa là kỹ thuật chụp quét định khu vi tính hoá. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là kỹ thuật dùng nhiều tia X quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp.
So với kỹ thuật chụp X quang trước đây, CT Scanner là một thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh giúp ích đắc lực cho thầy thuốc trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh và do đó mang lại lợi ích không cần bàn cãi cho người bệnh. Ngành y tế nước ta đã mau chóng đầu tư trang bị máy và đào tạo nhân lực đủ trình độ để đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng chẩn đoán.
CT Scanner có những ứng dụng tiện ích sau: phát hiện khối u, dị dạng mạch máu não, khối máu tụ giập não, chảy máu, thiếu máu, phù não… trong chuyên khoa thần kinh sọ não. Cũng có thể phát hiện khối u, dị dạng, phồng lóc động mạch trong lồng ngực. Tương tự như vậy, chụp cắt lớp vùng bụng dễ dàng phát hiện những khối u, ổ ápxe, những hình ảnh bệnh lý khác trong ổ bụng hay trong khung chậu.
Để làm rõ hơn hình ảnh của một khối bất thường, có thể dùng phối hợp thuốc cản quang theo đường tiêu hoá hay đường tĩnh mạch. Hiện nay, khó có thể hình dung, những bệnh nhân bị u não, bị chấn thương sọ não hay bị ung thư phổi mà lại thiếu phim CT Scanner để chẩn đoán và duyệt mổ.
Video đang HOT
Từ vị trí chỉ là một chuyên khoa cận lâm sang tiến lên vai trò chẩn đoán hình ảnh, các kỹ thuật điện quang đã góp phần quan trọng giúp thầy thuốc không chỉ đoán bệnh chính xác mà còn đánh giá được mức độ nặng nhẹ, tiến triển của bệnh để chủ động tìm ra cách chữa tốt nhất.
Nhưng kỹ thuật này cũng có những hạn chế mà ta cần biết để lựa chọn giải pháp thích hợp. Trước hết, nó chỉ cho ta hình ảnh theo những lát cắt ngang song song với nhau nên khi có những tổn thương nằm lọt giữa hai lát cắt sẽ không nhìn thấy.
Hoặc những lúc cần nhìn theo chiều dọc của cơ thể, ví dụ như hình ảnh cơ, xương, khớp, đường đi của mạch máu thần kinh hay ảnh dọc của sọ não… thì CT Scanner không làm được (lúc này phải cần đến một kỹ thuật khác là chụp cộng hưởng từ MRI).
Một điều rất đáng quan tâm là khi chụp cắt lớp, người bệnh phải chịu một lượng tia X quang nhiều gấp hàng chục lần chụp thông thường, rất có hại đến sức khoẻ, đặc biệt là đối với sản phụ và trẻ em. Vì vậy, cũng như mọi phương tiện khác chụp CT Scanner không phải cây đũa thần cho tất cả các bệnh, nó chỉ thực sự cần thiết khi bệnh nhân biết sử dụng đúng dịch vụ y tế và khi thầy thuốc chỉ định đúng.
Có thể nói không quá là hiện nay, không ít thầy thuốc đã quá rộng rãi khi chỉ định chụp cắt lớp nếu không muốn nói là lạm dụng kỹ thuật này; làm dễ cho mình nhưng lại làm khó cho bệnh nhân tạo nên thói quen ỷ lại kỹ thuật cao đắt tiền mà lười hỏi bệnh, thăm khám người bệnh ân cần và cẩn thận.
Nhưng cũng cần nói cho công bằng, ngay người bệnh bây giờ lại có tâm lý sính kỹ thuật cao siêu, nghe nói xiti thì đi khám bệnh cũng đòi được CT, cứ nghĩ rằng CT Scanner là kính chiếu yêu thấy được tất cả lục phủ ngũ tạng phát hiện tất cả các thứ bệnh; bác sĩ không cho chụp thì không an tâm, hay là có tiêu cực, hay là trình độ kém…
Ta đã biết một ít về CT Scanner, hãy hỏi thêm thầy thuốc để được tư vấn sao cho có lựa chọn thích hợp nhất khi đi khám chữa bệnh.
Theo VNE
Đau đầu khi nào cần chụp CT, MRI
Tại Bệnh viện Tâm thân TP HCM, nhiêu ngươi đên khám vì lý do đau đâu, đau đâu - rôi loan tiên đinh, đau đâu - mât ngu.
Hâu hêt bênh nhân khai đa đươc cac bac si chuyên khoa trươc cho chup CT hoăc chup MRI và nghe thông bao kết quả binh thương. Không ít người bệnh yêu cầu chụp CT hoặc MRI, hoặc ghi điện não (EEG) vì chưa tìm hiểu kỹ, vì tâm lý người bệnh, và các bác sĩ phải giải quyết dù có thể biết trước kết quả các thủ thuật đó sẽ không có dấu hiệu bất thường.
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần có nhiều cơ sở nhận định triệu chứng tâm thần nên thường chưa giải quyết theo yêu cầu và khuyến cáo theo dõi tiến triển tiếp theo của bệnh theo chuyên khoa của mình. Hầu như bệnh nhân nào cũng trải qua stress với lo lắng, khó ngủ, mất ngủ, đau đầu vì ngày đêm phải tìm cách tự vệ để thoát khỏi stress... Ảnh hưởng bởi các các yếu tố gây sang chấn tinh thần xung quanh, nhiều người nằm mà không ngủ được và đôi khi không dám thổ lộ cùng ai về nguyên nhân đau đầu.
Tất nhiên cũng phải loại trừ các nguyên nhân gây đau đầu do tăng áp lực nội sọ như u não, tiền căn chấn thương đầu, xuất huyết não (tai biến mạch máu não) và một vài bệnh mạch máu não khác với những triệu chứng chỉ điểm rất đặc trưng.
Bênh nhân đau đầu cần trao đổi với bác sĩ đê tim ra phương pháp điều trị thât sư cân thiêt mang lai sưc khoe và chi phí hợp lý. Ảnh: sirv.
Cơ hôi chăm soc điêu tri tốt nhất là bênh nhân cần trao đổi với bác sĩ đê tim ra phương pháp điều trị (chụp hình ảnh não bộ CT và MRI, lựa chọn thuốc chuyên khoa) nao thât sư cân thiêt mang lai sưc khoe và chi phí hợp lý.
Hôi Đau đâu Mỹ vưa ra khuyên cao danh sach chi đinh chụp CT, MRI dùng làm chẩn đoán hình ảnh khi khám điêu tri đau đầu và đau đầu migraine (một thể đau đặc biệt, biểu hiện bởi những cơn đau nửa đầu, thường gặp ở phụ nữ) như sau.
- Không chup hinh anh so nao nêu được chân đoan đau đâu migraine. Ngươi bênh se tôn nhiêu tiên va kha năng bi anh hưởng cua tia phong xa. Mặt khác, khi tiên hanh thu thuât nay co thê lam bênh nhân lo lăng qua mưc du không đê lai hâu qua phưc tap năng nê.
- Không chup CT khi đau đâu nêu co thê chup MRI, ngoai trư trương hơp câp cưu khac. Chup CT đươc khuyên tiên hanh khi đau đâu xay ra đôt ngôt va tiến triển ngay cang năng. Nhưng nên chon lưa chup MRI vi ky thuât nay ít liên quan phong xa va có thể thây đươc nhiêu hình ảnh của bênh ly khac chưa co triêu chưng lô diên.
- Không dùng thuốc co thanh phân thuôc phiên hoăc butalbital cho cac cơn đau đâu tai phát. 2 loại thuốc này lam giam sư tỉnh tao, nếu dùng thường xuyên co thê gây ra tinh trang phu thuôc. Do vây, nhưng thuôc nay nên đươc dung sau khi cac thuôc triptans hoặc thuôc khang viêm không steroids không hiêu qua hoăc co chông chi đinh.
- Không khuyên cao keo dai thơi gian hoăc tân suât sư dung cac loai thuôc giam đau đê điêu tri đau đâu. Dung qua nhiêu thuôc giam đau OTC (mua không cần toa) cung co thê dân đên "am anh đau đâu" dẫn đến nhiều cơn đau năng hơn. Vi vây, viêc tạo điều kiện cho bênh nhân đau đâu thao luân trong điêu tri vơi bac si la rât hữu ích.
Theo VNE
Sống lâu để làm gì Một người khoảng 50 tuổi đến gặp bác sĩ để khám bệnh, sau khi khám xong bệnh nhân này hỏi vị bác sĩ. - Cho tôi hỏi làm cách nào để tôi có thế sống đến 100 tuổi? Vị bác sĩ trầm tư rồi nói. Ảnh minh họa - Ông muốn sống đến 100 tuổi ư? Vậy ông có hút thuốc không? -...