Nên hiến định quyền phúc quyết của dân trong lập hiến
Chiều 16.1, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Phát biểu tại đây với tư cách Ủy viên thường trực ban biên tập sửa đổi Hiến pháp 1992 để giới thiệu các điểm mới của nội dung sửa đổi, GS Trần Ngọc Đường cho biết ông còn băn khoăn về một số điểm trong nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992 và đã từng góp ý trong quá trình dự thảo sửa đổi, trong đó có quy định về quyền biểu quyết của nhân dân về Hiến pháp. Theo đó, bản dự thảo hiện đang lấy ý kiến nhân dân quy định việc trưng cầu dân ý về Hiến pháp sẽ do Quốc hội quyết định, trong khi theo GS Đường, “nếu nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này hiến định luôn quyền phúc quyết của dân trong lập hiến thì giá trị sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ trọn vẹn hơn”.
Tại hội nghị, Phó chủ tịch VUSTA Trần Việt Hùng cho biết, trong 3 tháng tổ chức lấy ý kiến nhân dân theo quyết nghị của Quốc Hội, VUSTA sẽ triển khai nhiều hoạt động để tiếp nhận ý kiến đóng góp của các hội thành viên, của các trí thức khoa học và công nghệ…
Theo TNO
Video đang HOT
Không hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo
Chiều 29.12, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã họp báo triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về bản dự thảo sửa đổi.
Chủ trì buổi họp báo, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Biên tập dự thảo Hiến pháp sửa đổi - nhắc lại mục đích việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân là nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992 nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Trả lời Thanh Niên tại buổi họp báo về việc nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có đưa ra nhiều phương án cho người dân góp ý, lựa chọn đối với các vấn đề còn nhiều tranh cãi, như quyền sở hữu đất đai chỉ là sở hữu toàn dân hay có sở hữu tư nhân, ông Phan Trung Lý cho biết lần này các nội dung đưa ra lấy ý kiến nhân dân đều chỉ có một phương án duy nhất.
Ông Lý khẳng định bản thân một phương án đưa ra lấy ý kiến nhân dân là đã có sự so sánh đối chiếu chắt lọc từ các phương án khác nhau trước đó và việc đưa ra một phương án không có nghĩa là chỉ khoanh ý kiến, góp ý, đề xuất của nhân dân ở đó mà người dân hoàn toàn có quyền đề nghị, góp ý các phương án khác. "Qua góp ý, nếu nhân dân ủng hộ phương án này thì giữ, nếu không thì sẽ lựa chọn phương án khác", ông Lý nói thêm.
Tất cả các tầng lớp nhân dân sẽ được tham gia vào tiến trình góp ý về sửa đổi Hiến pháp 1992 - Ảnh: Diệp Đức Minh
Không cấm kỵ điều gì
Liên quan đến câu hỏi điều 4 của Hiến pháp quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng nếu người dân muốn tham gia góp ý có được xem là vấn đề nhạy cảm, ông Lý khẳng định: "Đây là một trong những nội dung của Hiến pháp sửa đổi, nhân dân có quyền bày tỏ chính kiến nguyện vọng của mình, không có gì cấm kỵ".
Được "ủy quyền" trả lời thêm câu hỏi về việc dự thảo Hiến pháp sửa đổi đưa ra lấy ý kiến người dân quy định như thế nào về vai trò của các thành phần kinh tế, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Văn Phúc cho biết: Dự thảo Hiến pháp sửa đổi trình QH tại kỳ họp thứ 4 vừa rồi có một điều quy định chung về các thành phần kinh tế và nêu tên vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế theo nội dung Cương lĩnh sửa đổi, bổ sung, phát triển năm 2011. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận tại kỳ họp ấy, nhiều ĐBQH đề nghị trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta không nên quy định "cứng" trong Hiến pháp tên các thành phần kinh tế (nội dung dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi trình QH có quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo - PV).
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định chung về các thành phần kinh tế tại điều 54. Theo đó, "nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác bình đẳng và cạnh tranh trước pháp luật".
Ông Phúc cho biết so với bản dự thảo trình QH tại kỳ họp 4, bản đưa ra lấy ý kiến nhân dân có một số quy định mới, ví dụ khi theo dõi thảo luận tại QH thì thiết chế Hội đồng hiến pháp chưa có trong dự thảo nhưng bản mới đã quy định một điều về Hội đồng hiến pháp.
Lấy ý kiến nhân dân từ 2.1.2013
Theo ông Phan Trung Lý, toàn bộ nội dung Hiến pháp sửa đổi 1992 sẽ được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, gồm: Lời nói đầu chế độ chính trị quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường bảo vệ Tổ quốc bộ máy nhà nước hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Người dân có thể góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 thông qua trang tin điện tử của QH tại địa chỉ http://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thông qua nhiều hình thức khác.
Thời gian lấy ý kiến của người dân diễn ra từ 2.1 đến hết 31.3.2013. Tất cả các tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, tổ chức ở T.Ư và ở địa phương đều có quyền góp ý kiến.
Theo TNO
Vì sao không hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo? Sáng 8.1, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Phát biểu tại đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (gọi tắt là Ủy ban) nhấn...