Nên hay không nên ăn mận mùa hè?
Mận là trái cây phổ biến mùa hè được nhiều người yêu thích bởi vị chua mát dễ chịu. Mận giàu dưỡng chất, được coi là hỗn hợp đa vitamin tự nhiên và có nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều mận vì…
Công dụng của mận
Mận chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, phòng tránh nguy cơ mắc các chứng bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vòm họng…
Chất chống oxy hóa trong mận gọi là “anththocyanins” (chủ yếu được tìm thấy trong trái cây màu đỏ) giúp ngăn ngừa các tế bào gây hại. Mận còn giúp giảm các tác hại do gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa, duy trì sự bóng khỏe của tóc cũng như sự dẻo dai cho cơ thể.
Mận cũng giàu vitamin C có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể phát triển sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, mận còn giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt trong cơ thể vì hàm lượng vitamin C cao trong trái cây này. Sắt là vô cùng cần thiết cho sự hình thành tế bào máu, ăn mận sẽ cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Vitamin C cũng giúp bảo vệ cholesterol từ các gốc tự do và rất hữu ích cho việc kiểm soát bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Thêm vào đó, trong hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali… có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Không nên ăn quá nhiều mận
Video đang HOT
Dù có nhiều công hiệu, các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều mận. Mận là loại quả có nhiều chất chua (axit) có khả năng phân giải Ca-P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.
Ăn chua quá nhiều sẽ không có lợi cho tiêu hoá. Ngoài ra, vi chua còn làm thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.
Mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.
depplus
Công dụng thần kì của 'quả rát lưỡi'
Dứa là một trong những trái cây nhiệt đới phổ biến nhất thế giới. Dứa có vị chua pha vị ngọt cùng hương thơm hấp dẫn nên là trái cây ưa thích của nhiều người.
Trong dứa có chứa emzyme tên gọi Bromelain. Enzyme này có khả năng phân hủy proteine nên gây rát lưỡi. Đặc điêm thú vị này khiến dứa còn được nhiều người gọi là "quả rát lưỡi".
Ngoài hương vị thơm ngon, dứa còn rất giàu dinh dưỡng và là loại trái cây khỏe mạnh, ăn dứa thường xuyên có thể gây tác dụng thần kì của dứa với cơ thể.
1. Nguồn cung vitamin và khoáng chất
Thành phần dứa có nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, vitamin C, canxi, phốt pho và kali. Dứa cũng rất giàu chất xơ và năng lượng đồng thời chứa ít chất béo và cholesterol. Tất cả các dưỡng chất kể trên đều có tác dụng duy trì sức khỏe và hoạt động của cơ thể.
2. Ngừa ho và cảm lạnh
Vitamin C có nhiều trong dứa đóng vai trò chống lại các virus gây ho và cảm lạnh. Ngay cả khi nhiễm cúm, dứa cũng có thể giúp bạn giảm bớt các dấu hiệu bệnh. Enzyme bromelain có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế ho và làm lỏng các chất nhầy. Kết hợp dùng thuốc và ăn dứa, bệnh cảm cúm sẽ nhanh chóng rời xa bạn.
3. Tăng cường xương
Khả năng xây dựng và duy trì hệ xương chắc khỏe của dứa từ lâu đã được công nhận. Trong trái có chứa mangan, khoáng chất vi lượng cơ thể cần để xây dựng xương và mô liên kết. Chỉ 250 g dứa cũng đủ cung cấp 73% nhu cầu mangan cho cơ thể một ngày.
4. Giữ nướu khỏe mạnh
Nướu khỏe mạnh giúp hàm răng chắc khỏe. Các nhà khoa học đã chứng minh ăn dứa sẽ giúp tăng cường khả năng của nướu.
5. Giảm rủi ro thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng khiến thị lực bị ảnh hưởng. Beta carotene có trong dứa sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng tới 36%.
6. Giảm viêm khớp
Bên cạnh các loại trái cây có chất chống viêm, dứa cũng có thể giúp giảm đau các khớp xương, cải thiện viêm khớp bằng cách tăng cường xương. Ngoài viêm khớp, dứa cũng giúp cải thiện bệnh gút - dạng bệnh lí gây cơn đau tương tự.
7. Cải thiện tiêu hóa
Bromelain được tìm thấy trong dứa ngoài phân hủy protein còn có khả năng điều chỉnh sự bài tiết của tuyến tụy, giúp quá trình tiêu hoá hoạt động linh hoạt.
depplus
Thực hư tác dụng sừng tê giác chữa bách bệnh Hiện nay, nhiều người tin rằng sừng tê giác là thần dược chữa được bách bệnh nên không ngần ngại bỏ tiền ra để săn lùng cho bằng được. Tuy nhiên, công dụng chưa thấy thì đã "tiền mất, tật mang" Sừng tê giác không phải là thần dược chữa bách bệnh Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, sừng tê giác do...