Nên đưa nhóm máu vào thẻ căn cước
Ngày 19-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước công dân và dự án Luật Hộ tịch. Cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản (sửa đổi)
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội
phát biểu tại phiên thảo luận về Luật Căn cước công dân
Về dự án Luật Căn cước công dân, ĐB Nguyễn Ngọc Phương – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình kiến nghị, không nên thay đổi tên gọi chứng minh nhân dân (CMND) sang căn cước công dân vì sẽ gây xáo trộn và mâu thuẫn giữa các giấy tờ của công dân, tốn kém không cần thiết cho ngân sách Nhà nước.
Góp ý vào dự luật, ĐB Nguyễn Đức Chung, Thiếu tướng, Giám đốc CATP Hà Nội nhất trí cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về sự cần thiết phải ban hành Luật Căn cước công dân và quan điểm chỉ đạo xây dựng luật, phạm vi điều chỉnh, bố cục và những nội dung cơ bản của dự thảo luật.
ĐB Nguyễn Đức Chung cho rằng, nếu Quốc hội thông qua luật này, sẽ tạo một bước đột phá về cải cách hành chính theo tinh thần Nhà nước phục vụ nhân dân, giảm giấy tờ cấp cho nhân dân, tiết kiệm thời gian, công sức đi lại của công dân khi làm thủ tục cấp, đổi về giấy tờ, căn cước công dân.
Đi vào những vấn đề cụ thể, ĐB Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội là địa bàn hiện nay được Bộ Công an, Chính phủ cho phép triển khai việc cấp toàn bộ CMND theo công nghệ mới bắt đầu từ 1-4-2014. Qua gần 2 tháng, Hà Nội đã cấp được cho gần 200.000 người, cả cấp đổi, cả cấp mới. Với công nghệ như hiện nay, người dân đến làm nhanh hơn so với trước đây. Ngoài ra, ưu điểm khác của CMND mới không thể làm giả được. Cũng theo ĐB Nguyễn Đức Chung, số định danh cá nhân sẽ đảm bảo dù sau này người công dân có bị mất CMND thì đến bất cứ một địa phương nào đều có thể cấp lại được.
Video đang HOT
Liên quan đến tên gọi là căn cước công dân hay CMND, ĐB Nguyễn Đức Chung nói: “Quan điểm, suy nghĩ của tôi là qua tâm tư nguyện vọng của các cán bộ chiến sĩ trong ngành công an, cũng như ý kiến của các cử tri, đề nghị luật này không nên là Luật Căn cước công dân mà để là Luật Chứng minh nhân dân”. Liên quan đến kiến nghị đưa nhóm máu vào căn cước, ĐB Nguyễn Đức Chung nói: “Hiện nay, ngành công an làm thẻ ngành thì tất cả đã có nhóm máu, phục vụ rất tốt cho việc mỗi lần cán bộ bị thương hoặc có vấn đề gì khi cần huy động cán bộ, chiến sỹ ủng hộ máu cho đồng đội. Thứ nữa, hiện nay chúng ta đang xây dựng các trạm cấp cứu trên các đường cao tốc, muốn cấp cứu ngay trên đường là phải có nhóm máu ngay thì mới có tác dụng. Việc đó là nhân đạo và rất tốt”. Đồng tình, ĐB Đặng Thị Kim Liên (Yên Bái) cho rằng, việc đưa nhóm máu của công dân vào thông tin trên thẻ căn cước là điều rất cần thiết. Điều này phục vụ tiện ích không chỉ cho chính cá nhân đó mà còn cho cả xã hội.
Góp ý kiến vào dự án Luật Hộ tịch, ĐB Trần Tiến Dũng – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, Luật Hộ tịch đưa ra cách đổi mới đột phá về quản lý dân cư, tạo thuận lợi cho người dân, giảm bớt được các giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, luật này chỉ nên điều chỉnh về các vấn đề hộ tịch, không điều chỉnh các vấn đề về khai sinh, thẻ căn cước để tránh trùng lắp với Luật Căn cước công dân.
ĐB Trần Tiến Dũng đồng tình cấp giấy khai sinh, giấy chứng nhận hôn nhân vì nó có ý nghĩa hàm chứa nhiều thông tin cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công dân; những loại giấy tờ khác chỉ cần cấp trích lục khi công dân có yêu cầu. ĐB Huỳnh Văn Tính – Ủy viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng, giấy khai sinh rất quan trọng đối với mỗi con người, vì vậy không nên bỏ cấp giấy khai sinh. Nhiều ý kiến khác cho rằng, giấy khai sinh là một bộ phận không thể tách rời của quản lý hộ tịch, vì vậy đề nghị duy trì cấp giấy khai sinh, giấy chứng nhận hôn nhân cho công dân. Nhiều ĐBQH khác cùng đề nghị, phải quy định rõ giấy khai sinh là căn cứ gốc của công dân trong Luật Hộ tịch; không thể cấp thẻ căn cước công dân thay cho giấy khai sinh. Kể cả sau này khi có cấp thẻ căn cước thì vẫn phải có giấy khai sinh.
Đề nghị Quốc hội có nghị quyết về Biển Đông
Cũng tại buổi thảo luận, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đã “xin lỗi Quốc hội được phát biểu về Biển Đông”. Bởi theo ông, nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông sẽ khiến nhân dân thất vọng, còn ĐBQH chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri. ĐB Trương Trọng Nghĩa tha thiết đề nghị: “Tôi rất mong được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước xem xét, chấp thuận kiến nghị này. Tôi rất mong các ĐBQH chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị của tôi”.
ĐB Trương Trọng Nghĩa cho biết, do trong chương trình nghị sự còn lại của kỳ họp không có mục thảo luận về biển Đông, đến nay, chỉ có thảo luận tổ và thảo luận ở hội trường, không hề có một dự định nào để ra một nghị quyết hoặc tuyên bố chính thức về Biển Đông nên đây là cơ hội duy nhất để ông có thể nói lên tiếng nói của mình và cũng là của rất nhiều cử tri.
Theo ANTD
Tốn tiền cấp 21 triệu thẻ căn cước cho trẻ dưới 15 tuổi để làm gì?
"Người dưới 15 tuổi chủ yếu đi học - độ tuổi này giấy khai sinh là quan trọng nhất. Có hợp lý hay không khi bỏ ra một số tiền không nhỏ làm khoảng trên 21 triệu thẻ căn cước cho người dưới 15 tuổi chỉ để... cất giữ?", đại biểu Đỗ Ngọc Niễn nói.
Ngày 19/8, thảo luận tại hội trường về dự án Luật căn cước công dân, nhiều đại biểu tỏ ra hoài nghi với việc thẻ căn cước công dân có thể thay thế giấy khai sinh cho người dưới 15 tuổi. Trong khi đó lại phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ làm khoảng trên 21 triệu thẻ căn cước công dân cho người dưới 15 tuổi, chiếm 24% dân số, để cất giữ, không quan hệ giao dịch gì phổ biến.
Đồng loạt bác quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 15 tuổi
"Liệu thẻ căn cước công dân có thể thay thế giấy khai sinh được không. Tôi thấy vấn đề này cần phải được thảo luận để làm rõ hơn, tính toán hợp lý hơn. Người ở độ tuổi dưới 15 chủ yếu là đi học và không tự giao dịch được mà cần nhờ đến vai trò của người giám hộ. Vậy cấp thẻ căn cước công dân cho người dưới 15 tuổi để làm gì, nhất là đối với trẻ sơ sinh và các cháu ở bậc mẫu giáo, bậc tiểu học?", đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) nói.
Theo đại biểu Đỗ Ngọc Niễn, người dưới 15 tuổi chủ yếu đi học - độ tuổi này giấy khai sinh là quan trọng nhất
Từ những phân tích trên, đại biểu Niễn băn khoăn rằng, có hợp lý hay không khi bỏ ra một số tiền không hề nhỏ làm khoảng trên 21 triệu thẻ căn cước công dân cho người dưới 15 tuổi, chiếm 24% dân số, để cất giữ. Đại biểu đề nghị xem xét lại việc cấp thẻ căn cước công dân ngay khi mới sinh; chỉ cấp thẻ căn cước công dân cho người đủ 14 tuổi trở lên như quy định hiện hành.
Cùng vấn đề trên, đại biểu Đặng Thị Kim Liên (Yên Bái) cũng đề nghị cân nhắc kỹ có nên quy định việc cấp thẻ đối với trẻ dưới 14 tuổi với lý do trẻ dưới 14 tuổi đặc điểm nhận dạng chưa ổn định, chưa phải chịu trách nhiệm về hình sự và trong các giao dịch dân sự cũng cần có cha mẹ hay người dám hộ nào đại diện. Ngoài ra, việc này còn tạo sự phiền hà cho công dân, trẻ sinh ra đã được đăng ký khai sinh.
"Cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ từ khi sinh ra là thêm thủ tục cho công dân. Tạo sự tốn kém không cần thiết. Theo tôi nên quy định theo hướng trẻ sinh ra, bên cạnh đăng ký khai sinh vẫn đăng ký thông tin vào cơ sở dữ liệu đến khi đủ 14 tuổi sẽ cấp thẻ đầy đủ với định dạng cá nhân như quy định của dự thảo luật" - đại biểu Liên đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cũng không đồng tình với việc cấp căn cước cho công dân dưới 15 tuổi, vì đặc điểm nhân dạng chưa ổn định. Hơn nữa, việc cấp thẻ căn cước cho công dân dưới 15 tuổi không phù hợp và gây phiền hà. Đặc biệt giá của thẻ căn cước này sẽ đắt hơn giấy khai sinh rất nhiều, trong lúc chưa thực sự cần sử dụng đến.
Bấm nút thông qua kéo theo nhiều phức tạp
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết, ông không đồng tình với việc thay đổi tên gọi chứng minh nhân dân thành căn cước nhân dân. "Quốc hội bấm nút đồng tình để thông qua thì rất đơn giản, nhưng hệ lụy kéo theo rất phức tạp. Ví dụ, tất cả các Bộ, ban, ngành phải thay đổi toàn bộ hồ sơ, lý lịch và những giấy tờ chúng ta đã in sẵn để thay từ chứng minh nhân dân thành căn cước nhân dân thì bao nhiêu là tốn kém", đại biểu nói.
Đại biểu Nguyễn Đức Chung đề nghị để chứng minh thư chứ không nên để căn cước công dân (Ảnh Việt Hưng)
Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) cho biết, qua tiếp xúc cử tri nhận thấy để chứng minh thư thuận tiện hơn. Hơn nữa, quy định chứng minh thư ở miền bắc được quy định tại nghị định từ năm 1957 và cả nước thống nhất quy định từ năm 1976 đến nay.
"Chúng ta đã làm được 68 triệu dân, khi làm việc với nước ngoài người ta nói đây là cơ sở vô cùng quý báu. Bây giờ chúng ta thay đổi lại toàn bộ phần mềm quản lý này sẽ có những khó khăn nhất định. Từ những lập luận như vậy, tôi đề nghị chúng ta nên để là chứng minh chứ không nên để căn cước công dân", đại biểu Nguyễn Đức Chung đề nghị.
Đại biểu Trương Hoàng Minh (Cà Mau) cũng cho rằng hiện có 68 triệu người được cấp giấy chứng minh nhân dân 9 số, do vậy việc thay đổi, điều chỉnh rất tốn kém cho người dân.
Phân tích rõ vấn đề trên, đại biểu Vũ Chí Thực (c) cho rằng, căn cước hay chứng minh, về bản chất của vấn đề này không thay đổi, nội dung mà quản lý trong đó không thay đổi. "Do vậy, nên cứ để là chứng minh, bởi vì cũng dùng quen toàn quốc rồi. Bây giờ tất cả những giao dịch, tất cả những giấy tờ đều in những vấn đề này rồi, tôi cho rằng nên để chứng minh thì thuận tiện hơn", đại biểu nói.
Theo Dantri
Chưa thể bỏ Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn Chiều 4-6, Quốc hội đã nghe Tờ trình dự án Luật hộ tịch. Cùng ngày, Quốc hội đã nghe Tờ trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam và thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp...