Nên đặt bình chữa cháy cho xe ô tô ở đâu để tránh phát nổ?
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho bản thân và những người xung quanh thì việc chọn và bố trí bình chữa cháy trên xe đúng cách là rất cần thiết.
Chọn bình chữa cháy ô tô
Có 3 điều cần lưu ý khi đặt bình chữa cháy trong xe. Đầu tiên, cố định bình chữa cháy bằng hệ thống giá đỡ. Thứ hai, đừng để nội thất ô tô của bạn quá nóng. Cuối cùng, để bình chữa cháy tránh với ánh nắng trực tiếp.
Chuyên gia khuyên rằng, chúng ta nên sử dụng bình chữa cháy các bon đi-ô-xít cho ô tô của mình. Chúng chứa đầy khí các bon đi-ô-xít không bắt lửa thân thiện với môi trường và trên hết là thân thiện với động cơ xe.
Hiện trên thị trường có 2 loại bình chữa cháy phổ biển nhất là loại bình dạng bột và bình khí CO2.
Chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên sử dụng bình chữa cháy các bon đi-ô-xít
Với bình chữa cháy dạng CO2
Khi sử dụng bạn nên cầm loa phun hướng vào gốc lửa với khoảng cách càng gần càng tốt, không gián đoạn mà nên phun liên tục cho tới khi lửa tắt hẳn. Với đám cháy chất lỏng thì phải phun trực tiếp trên bề mặt cháy, không nên phun xục xuống chất lỏng. Bình CO2 có hiệu quả dập lửa không cao đối với những đám cháy ngoài trời và khi dùng, bạn nên đứng ở đầu hướng gió để khí không bị bay ngược trở lại. Để tránh bị bỏng lạnh, chỉ nên cầm vào phần nhựa trên vòi và loa phun, tuyệt đối không phun vào người.
Video đang HOT
Sau khoảng 6 tháng sử dụng, bạn nên đem bình đi cân kiểm tra trọng lượng, nếu thấy trọng lượng đã bị giảm thì phải nạp thêm cho đầy. Với loại bình này nếu chọn loại tốt thì khoảng 2 năm bạn mới phải nạp thêm khí.
Loại bình này thường có đồng hồ chỉ lượng bột còn lại, nếu kim đồng hồ chạm vạch xanh tức là bình vẫn sử dụng tốt, chạm vạch đỏ là bột đang hao dần và khi kim chạm mức vàng tức là bạn đã bảo quản ở nhiệt độ không phù hợp hoặc đã đến lúc cần nạp thêm. Loại bình này có giá rẻ hơn bình CO2 nhưng chỉ có thời gian sử dụng trong khoảng 1 năm. Khi sử dụng, bạn nên lắc bình để tránh bột bị vón cục.
Sau khoảng 6 tháng sử dụng, bạn nên đem bình đi cân kiểm tra trọng lượng, nếu thấy trọng lượng đã bị giảm thì phải nạp thêm cho đầy
Thông thường trên nhãn dán của nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ có ghi các ký hiệu như ABC hoặc BC, là thông tin về tác dụng của bình chữa cháy trên các chất liệu cháy. Trong đó A là chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, giấy carton, nhựa, B chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu, cồn, C chữa các đám cháy chất khí như: gas, LPG. Với bình chữa cháy cho ô tô thì nên chọn loại có ký hiệu ABC.
Nên đặt bình cứu hỏa cho xe ô tô ở đâu để tránh phát nổ
Các chủ xe lưu ý nên lắp đặt bình cứu hỏa ở những nơi không ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thao tác khi lái xe. Không nên lắp ở những nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp đó là nguy cơ dẫn đến phát nổ khi không may gặp tai nạn.
Không nên đặt bình cứu hỏa dưới gầm ghế ngồi của người lái hay hộc để nước trên cánh cửa, phía dưới kính sau của xe,… Vị trí an toàn nhất chính là gầm ghế hành khách phía trước, khoang hành lý nhưng phải có hệ thống gá nâng đỡ để không bị va đập trong khi vận hành xe.
Các nguyên nhân dẫn tới xe ô tô bị dính côn
Trong quá trình vận hành xe đôi khi chúng ta đột ngột phát hiện rằng chân côn của mình bị kẹt. Vây đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Máy nóng khi di chuyển thời gian dài
Thường có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chân côn bị kẹt, do quá trình di chuyển máy bị nóng quá mức trong thời gian dài. Lúc này dễ xảy ra hiện tượng chân côn bị cứng hoặc kẹt khiến người sử dụng đạp không nổi. Phải đạp thật sâu vào để có thể ngắt được côn.
Lúc này người điều khiển có gắng để kéo chân côn lên hoặc đạp xuống phía dưới cảm giác không điều khiển được. Nhưng lại có vài trường hợp để nguội thì lại sử dụng bình thường.
Máy nóng khi di chuyển thời gian dài khiến chân côn bị kẹt
Do các cơ cấu điều khiển
Bộ phận ly hợp bị trượt mà trong đó có đĩa ma sát, mâm hoặc bánh đà bị mài mòn, còn có thể bị rò rỉ các động cơ lúc này. Trong quá trình sử dụng có thể bị rò rỉ, thiếu dầu nhớt... từ các xy-lanh chính hoặc xy-lanh phụ điều khiển ly hợp lúc này gặp vấn đề dẫn tới xe ô tô bị kẹt côn.
Nặng hơn có thể bạc trượt trên các trục ly hợp bị vỡ. Gây ảnh hưởng lớn tới việc di chuyển.
Khi xe đang chạy mà cảm thấy đĩa ma sát bị mài mòn rất nhanh rất có thể lò xo bị biến dạng do bị đứt.
Các bộ phận mâm ép, bi tê, bánh đà, lá côn gặp vấn đề
Các ống trượt bi tê bị bụi bẩn bám vào quá nhiều. Ví nhiều lý do chủ quan trong lúc thay côn những người thợ hay dùng mỡ để có thể bôi vào các ống trượt. Trải qua một khoảng thời gian dài lúc này mỡ sẽ bị đóng, mạt ở lá côn bị bung ra và bám vào bi tê khiến việc di chuyển của bộ phận này khó khăn.
Còn có thể do các vòng bi tê bị hư hỏng hoặc bị lờn, thiêu mỡ để có thể mơn trớn dẫn tới bị tình trạng trên.
Trong quá trình sử dụng có thể bị rò rỉ, thiếu dầu nhớt... từ các xy-lanh chính hoặc xy-lanh phụ điều khiển ly hợp lúc này gặp vấn đề dẫn tới xe ô tô bị kẹt côn
Ta biết rằng khi bàn ép cao hơn phần dưới bạc đạn bị khi các lá côn có hiện tượng cũ dẫn tới hao mòn. Lúc này cảm giác đạp côn sẽ rất nặng, cần tiến hành sửa chữa ngay.
Do các tấm thảm ở phía dưới chân côn
Ta có thể thấy ở nhiều chiếc xe ô tô thảm ô tô thường được đặt ở dưới chân côn. Trong quá trình lái xe vô tình tấm thảm này kẹt vào chân côn khiến cản trở việc lái xe. Cũng rất nguy hiểm nếu như lúc này đang tăng tốc dễ xảy ra tai nan trên đường.
Cho nên đây cũng là nguyên nhân phổ biến. Có thể kiểm tra đầu tiên để xác định phải do thảm mà chân côn bị kẹt hay không. Tuy là một nguyên nhân nhỏ cũng đem lại nhiều hệ lụy khác nhau. Người lái xe nên cân nhắc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lái xe.
Các cơ cấu dẫn động bị ảnh hưởng
Khi các dây cáp của bàn đạp ly hợp bị mất mỡ hoặc dầu bôi trơn dẫn tới bị khô và khó hoạt động. Cần nối trong các cơ cấu của bàn đạp cũng bị cong đi. Có do việc điều chỉnh sai các sợi cáp hoặc ly hợp không nhả ra(có thể dây cáp bị đứt).
Việc di chuyển của các bàn đạp ly hợp quá rộng hoặc không có đủ không gian để hoạt động cũng rất dễ dẫn tới tình trạng trên.
Cách xử lý khi bị nước tràn vào xe Khi phải chạy qua các đoạn đường ngập, việc bị nước tràn vào trong xe là điều khó tránh, nhất là khi gặp sóng đánh từ xe đi ngược chiều. Điều cần làm ngay sau đó là nên đi bảo dưỡng nội thất. Vệ sinh làm sạch nội thất Khi bị lọt nước vào trong xe ô tô, chắc chắn sàn xe là...